Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tại sao những người bị bệnh hen suyễn không bị u ở não?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Tại sao những người bị bệnh hen suyễn không bị u ở não?

    Click image for larger version

Name:	AVvXsEjaMXlqFs4vDp53YQSYR0xEgmP2EkBUHzFlt1iIeLy49yO0GPnp9swN5hhr3IK_D1V1KRzimMKyF0NJjYHqMvd0a4APHG-OipudaJnkMsSEQZcs44GlkJUm4ELBW9wypSTBm_aThHuGA3Z6wB0gYGg3q5cJPy3xuKPxHJlGQh52QC0ay_16GOA8vyTcKA=s320.jpg
Views:	399
Size:	4.5 KB
ID:	100847
    (Minh họa)
    Giới khoa học đã đưa ra các thông tin dữ liệu để giải thích về một hiện tượng lâm sàng khó hiểu, cho thấy những người mắc bệnh hen suyễn có ít nguy cơ phát sinh ra khối u não. Khái niệm này lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng từ hơn một thập kỷ trước khi các nhà nghiên cứu nhận thấy các mô hình có sự khác biệt xuất hiện từ các thông tin dữ liệu về dịch tễ học. Tuy nhiên, cuộc tranh luận về bản chất và nguyên nhân của sự liên kết này vẫn còn là một vấn đề cần được thảo luận thêm.

    Bây giờ, chúng ta có câu trả lời: đó là do tế bào T của chúng ta. Xem xét kỹ hơn hồ sơ miễn dịch của những người bị hen suyễn cho thấy rằng họ có một tỷ lệ cao các tế bào T hoạt hóa (nguyên nhân gốc rễ của chứng viêm trong hệ thống hô hấp). Tuy nhiên, các tế bào miễn dịch này cũng loại bỏ dấu hiệu sớm nhất của các tế bào u não ác tính, do đó tạo ra sự che chắn chống lại sự phát triển của khối u.

    Tác giả chính của nghiên cứu, ông David H. Gutmann nói rằng, việc bệnh hen suyễn giúp ngăn chặn các khối u não không phải là câu trả lời thỏa đáng. "Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể đánh lừa các tế bào T, nghĩ rằng chúng là tế bào T hen suyễn khi chúng xâm nhập vào não, vì vậy chúng không còn hỗ trợ sự hình thành và phát triển khối u não nữa?" Gutmann đưa ra, đồng thời nói thêm rằng những phát hiện của nhóm đã mở ra cánh cửa cho một thế hệ liệu pháp miễn dịch mới cho bệnh ung thư não.

    Phòng thí nghiệm của Gutmann đã nghiên cứu mối liên hệ giữa bệnh hen suyễn và khối u não trên một mô hình chuột biến đổi gene. Những con vật này có một đột biến dẫn đến việc chúng phát sinh ra u thần kinh đệm ờ đường thị giác ngay từ khi còn nhỏ. Giới khoa học chia động vật này thành hai nhóm, một nhóm tiếp xúc với chất kích thích hóa học gây ra bệnh hen suyễn. Đáng ngạc nhiên là những con chuột bị hen suyễn có khả năng chống lại sự phát sính của khối u não.

    Phân tích sâu hơn cho thấy khi bị hen suyễn, các tế bào T bắt đầu tạo ra một loại protein được gọi là decorin. Trong khi phân tử này tàn phá trong bệnh hen suyễn, nó có tác dụng bảo vệ não bằng cách ức chế các tế bào thần kinh gọi là microglia, được biết đến với vai trò thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng khối u não.

    Những kết quả này mở đường cho một thế hệ mới của phương pháp điều trị khối u não ngăn chặn có chọn lọc sự kích hoạt của microglia như một phương tiện để ngăn ngừa ung thư. Nghiên cứu của họ cho thấy hai cách tiếp cận để làm giảm hoạt động của tế bào vi mô (thông qua decorin hoặc một hợp chất khác được gọi là axit caffeic phenethyl ester) đã bảo vệ thành công những con chuột khỏi bị phát sinh ra u thần kinh đệm trong hệ thống thí nghiệm của chúng.

    Gutmann kết luận: "Khi chúng tôi hiểu được sự giao tiếp giữa các tế bào T và các tế bào thúc đẩy khối u não tốt hơn, chúng tôi sẽ bắt đầu tìm ra nhiều cơ hội hơn để đưa ra các phương pháp trị liệu thông minh để can thiệp vào quá trình này".
Working...
X