Announcement

Collapse
No announcement yet.

Đức nào Phúc ấy

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Đức nào Phúc ấy

    Cuộc sống vốn như một dòng nước chảy bất tận và luôn biến đổi không ngừng. Trời có mưa gió thất thường, người có họa phúc đan xen. Cuộc sống vô thường, lúc thăng, lúc trầm chẳng ai đoán trước được. Đâu có ai biết được ngày mai rồi sẽ ra sao, cái gì sẽ đến hay cái gì sẽ biến mất?
    (Minh họa)
    Cuộc đời có lúc lên lúc xuống, mọi điều cũng chỉ như mây khói ngang qua; là vô vàn những điều biến động, mang đến nỗi đau và niềm hạnh phúc. Vượt qua được gian khổ, thử thách và khổ đau là chúng ta hoàn thiện cuộc đời của mình. Được hay mất trong đời là lẽ thường tình, không nên cứ day dứt mãi cho càng thêm khổ tâm bận trí.

    Con người ta khi sống ở trên đời ai mà chẳng mong muốn được sống bình an, hạnh phúc. Để có được phúc báo, thì phải biết trọng đức hành thiện. Bản thân mỗi người có được sinh tồn trên đời, có được hạnh phúc hay gặt hái được nhiều thành công hơn người khác... tất cả đều do Phúc Đức mà ra. Phúc Đức là một dạng sức mạnh tâm linh, một dạng siêu năng lực bảo vệ cho mỗi người. Phúc đức càng nhiều thì vật chất càng đầy đủ, tinh thần càng thoải mái.

    Phúc được tích lũy từ quá trình ăn ở của các bậc tiền bối có chung huyết thống với mọi người chung quanh và ngay cả bản thân. Ông bà, cha mẹ, tổ tông là những người tạo ra Phúc để truyền lại cho con cháu, do đó mới gọi là hưởng Phúc, thực ra đó là hậu quả tất yếu của truyền thống văn hóa, cội nguồn của giáo dục .Còn Đức lại được tích lũy từ chính quá trình sống hằng ngày của bản thân mỗi người và được cộng dồn lại để chuyển cái phúc này cho đời tiếp theo.

    Hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn có đươc, là hỉ lạc trong niềm vui thích, thỏa mãn về cái mà chúng ta mong đợi, mà chúng ta phấn đấu để đạt được, từ các nỗ lực, cố gắng để hình thành. Hạnh phúc chính ở nơi bản thân chúng ta, không phải tìm kiếm đâu xa. Đôi khi chúng ta cứ kiếm tìm ở đâu đó, mà quên đi và không trân trọng những gì mình đang có. Mức độ thỏa mãn của mỗi người có khác nhau, có người ít ham muốn, có người lại ham muốn nhiều. Bớt bỏ mong cầu, ham muốn; sống với thực tại, giữ tâm luôn an định thì đó là hạnh phúc hiện hữu trong tâm, sẽ phát xuất ra hành vi thần thái hoà ái, hiền lành, vui vẻ. Phải tiết chế tham vọng của bản thân thì chúng ta mới giữ được tâm hồn sự tĩnh lặng, làm được những việc có ích, có giá trị, chúng ta mới lĩnh hội được niềm vui thật sự.

    Đức là do chính bản thân mỗi người tạo ra, vì thế người ta mới gọi là Tích Đức. Phần Phúc sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của một người trước 30 tuổi, phần Đức sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống từ 30 tuổi cho đến lúc chết và đời con cháu tiếp theo. Con số 30 này đánh dấu sự chín chắn, sự trưởng thành, là thời điểm lý tưởng để thiết lập những mục tiêu lâu dài về gia đình và sự nghiệp. Do đó tuổi 30 người ta gọi là tuổi lập thân, là độ tuổi chúng ta phải có trách nhiệm với cuộc đời của chính mình, gánh vác cuộc sống riêng và không còn bị ảnh hưởng từ gia đình.

    Có những người may mắn được sinh ra trong một gia đình có đạo đức, thiện lương nên phần phúc của người này có rất nhiều. Vì thế, trước khi đến tuổi lập thân, người này sẽ vô cùng may mắn. Nhưng từ tuổi 30 trở đi, cuộc đời và số mệnh của từng người sẽ tùy thuộc vào phần Đức của mình sẽ gây dựng ra. Khi sống với tâm tư trong sáng, không chấp thủ, chấp trước, vạn pháp tùy duyên, vạn sự tùy hỉ mà làm, bên trong không có sở cầu, bên ngoài không sở đắc, bất động giữa cơn gió động trần gian... thì niềm hạnh phúc chính là sự an lạc, tâm thái thanh tịnh, sự an vui nơi tự tại, đó là sự giải thoát nơi tâm hồn.

    Các cụ có dạy rằng: "Hậu đức tái vật", tức là "Giàu đức mới có nhiều của cải", mà "Của cải" hay "Vật" ngày nay được hiểu là trí tuệ, địa vị. Phải có nhiều Đức mới có thể có nhiều của cải, đó là Phúc báo. Người minh trí lấy đức làm gốc rễ, tu dưỡng không ngừng để có được đức hạnh và nâng cao trí tuệ, nhận ra được nhân sinh. Bởi vậy muốn thành công trong sự nghiệp người đó cần phải có đức hạnh, thì mới có thể làm quan lớn, phát tài lớn, giữ vững cơ nghiệp, hưởng phúc trọn đời. Ngày nay, không hiếm để thấy có hiện tượng "Địa vị không xứng với Phúc". Đó là: Đức thì mỏng mà địa vị lại cao. Có kẻ phẩm đức thấp kém lại ngồi ở vị trí quan trọng, người công lao đóng góp rất nhỏ lại chiếm giữ nhiều của cải; có kẻ trí tuệ kém cỏi nhưng lại nắm giữ quyền chức to. Ngay cả thế hệ trẻ ham chơi, biếng học, đua đòi, thậm chí còn hút chích, thích bạo lực. Lỗi này quy cho xã hội, giáo dục nhà trường và cha mẹ? Đó là điều đáng lo cho giang sơn xã tắc, cho gia đình và cho bản thân họ nữa.

    Người có chút tài năng, có chút thành tựu và địa vị xã hội, thường hay tự coi mình là người thanh cao, và còn hay coi thường người khác. Càng là người có trình độ, có tu dưỡng thì càng phải biết khiêm nhường, không khoe khoang tài năng của mình.Tài sản của ai đó sẽ trân quý và giá trị hơn khi được đo đếm bằng chính vốn kiến thức sống mà người đó tích lũy được. Người có tu dưỡng không chiếm đoạt, không giành giật lợi ích cho riêng mình. Người có phúc báo thì sẽ đắc thủ được, còn như không có phúc báo mà lại cố tranh giành cho bằng được thì sẽ không tránh khỏi nhận lấy mầm họa một lúc nào đó.

    Chúng ta đều đi tìm kiếm ý nghĩa, mục đích sống cho riêng bản thân. Kẻ sống vì bản thân, người sống vì nghĩa lớn. Vậy nên nhân sinh tại thế chính là phải biết tìm kiếm cho mình con đường chân chính, quay về với bản ngã của chính mình làm những điều mình thích và có ích. Đó mới là ý nghĩa chân chính cao cả và tốt đẹp nhất của đời người, mới cảm thấy được hạnh phúc viên mản.

    Trong cuộc sống có nhiều cái không thể đợi chờ, như hiếu thảo với cha mẹ, tình thân máu mủ là không thể chờ đợi được. Nếu chúng ta thờ ơ và vô tâm với cuộc sống, thì cuộc sống cũng sẽ thờ ơ lại với chúng ta. Đường đời không ai có thể đoán trước ngày mai là gì. Có thể hôm nay thành công nhưng ngày mai gặp trắc trở, hôm nay gặp trắc trở nhưng hạnh phúc đang đến gần. Vạn vật trên đời đến và đi ắt đều có nguyên nhân và sứ mệnh của mình, không gì là ngẫu nhiên vô cớ. Làm việc gì không thuận theo tự nhiên, theo đạo trời, mà tchúng a vẫn gọi là quy luật, không thuận theo nhân quả, thì không thể gặt hái được thành công. Người hơn người một phần là do tài năng nhưng phần nhiều là do cách sống đã tạo ra Phúc Đức khiến cho người khác sẽ tôn trọng họ. Tiền bạc và địa vị khi chết đi sẽ không thể đem theo nhưng Phúc Đức hay Nghiệp Chướng sẽ được truyền từ đời này qua đời khác.

    Phúc đức bị hao mòn khi tao ra Nghiệp bất thiện, và Nghiệp Chướng sẽ được hóa giải khi Phúc Đức được tích lũy. Nghiệp là do chúng ta quyết định bởi mọi việc chúng ta làm không chỉ ảnh hưởng đến mỗi mình mà còn ảnh hưởng tới nhiều người khác. Ông Trời có đức hiếu sinh, không triệt đường sống của bất cứ một ai, chỉ có chúng ta tự đẩy mình vào vực thẳm mà thôi. Số mình có tốt hay xấu ở nửa đời người còn lại là do chúng ta định đoạt. Lý thuyết nghe có vẻ huyền bí, diễn đạt ý tứ theo lối "cổ xưa" nhưng thực ra đều xuất phát từ môi trường sinh hoạt, đạo đức và thực tế đời sống của mỗi con người chúng ta.
Working...
X