Announcement

Collapse
No announcement yet.

Sau vài tháng nhiễm COVID-19, bệnh nhân có nguy cơ đông máu cao hơn

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Sau vài tháng nhiễm COVID-19, bệnh nhân có nguy cơ đông máu cao hơn

    STOCKHOLM, Thụy Điển (NV) – Kết quả một nghiên cứu được tạp chí BMJ (British Medical Journal) công bố hôm Thứ Tư, 6 Tháng Tư, cho thấy những bệnh nhân COVID-19 có thể phải đối mặt với nguy cơ bệnh đông máu ở chân chỉ trong vòng ba tháng sau khi nhiễm COVID-19, theo UPI.

    Ngoài ra, dữ liệu cũng cho thấy họ có nguy cơ phát triển các cục máu đông nguy hiểm trong phổi, hoặc bị thuyên tắc phổi, lên đến sáu tháng sau khi nhiễm COVID-19.

    Bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ đông máu vài tháng sau khi nhiễm bệnh. (Hình minh họa: Sean Gallup/Getty Images)

    Các nhà nghiên cứu cho biết những bệnh nhân COVID-19 diễn biến nặng và/hoặc có nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim hay cao huyết áp có nguy cơ xuất hiện các cục máu đông cao nhất, bao gồm cả huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân.

    Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng những người nhiễm COVID-19 nặng cũng dễ bị đông máu.

    Các dữ liệu cho thấy những cục máu đông xuất hiện có thể do “kháng thể giả mạo” hoặc tế bào miễn dịch phát triển để phản ứng với virus. Tình trạng này có thể xuất hiện sớm hoặc vài tháng sau khi nhiễm COVID-19, dẫn đến tổn thương tim và phổi lâu dài.

    Trong nghiên cứu lần này, Bác Sĩ Anne-Marie Fors Connolly, nhà vi sinh vật học lâm sàng tại đại học Umea University ở Thụy Điển, đồng tác giả nghiên cứu, cùng các đồng nghiệp sử dụng thông tin y tế quốc gia Thụy Điển để xác định hơn 1 triệu người được chẩn đoán nhiễm COVID-19 từ ngày 1 Tháng Hai, 2020, đến 25 Tháng Năm, 2021.

    Sau đó họ so sánh dữ liệu về nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi và rối loạn chảy máu của nhóm người này với hơn 4 triệu người xét nghiệm âm tính.

    Kết quả cho thấy những người từng nhiễm COVID-19 có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu cao gấp năm lần, nguy cơ thuyên tắc phổi cao hơn 33 lần và nguy cơ rối loạn chảy máu trong 30 ngày sau khi nhiễm bệnh.

    Trong số 1 triệu người, có 401 người lần đầu tiên phát triển huyết khối tĩnh mạch sâu, 1,761 người lần đầu tiên bị thuyên tắc phổi. Trong khi đó ở nhóm không nhiễm COVID, con số lần lượt là 267 và 171 người.

    Bà Fors Connolly cho biết: “Virus COVID-19 được chứng minh có thể lây nhiễm sang các tế bào lót mạch máu và có thể tác động trực tiếp đến những tế bào này, làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối. Đồng thời việc phản ứng miễn dịch cao cũng tác động đến hệ thống đông máu, làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối.” (V.Giang) [qd]
Working...
X