Announcement

Collapse
No announcement yet.

Rau muống và cà phê phân Chồn, ẩm thực đặc biệt của Bali Island

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Rau muống và cà phê phân Chồn, ẩm thực đặc biệt của Bali Island



    BALI ISLAND, Indonesia (NV) – Bali Island của đất nước Indonesia với khoảng gần 4 triệu dân trên một diện tích không mấy lớn lắm (5,600 km2) nhưng tôi cho đây là một hòn đảo có rất nhiều yếu tố thú vị hấp dẫn từ phong cảnh thiên nhiên đến các sắc thái văn hóa, tôn giáo và ẩm thực đã thu hút khách lãng du khắp từ khắp bốn phương trời.

    Trái cà phê trong phân Chồn được rửa sạch và tách rời ra. (Hình: Ulet Ifansasti/Getty Images)
    Xin được tạm gác qua các cảnh đẹp thiên nhiên cũng như các kiến trúc đền đài tôn giáo tại Bali vào một bài viết khác. Lần này chỉ xin được nói sơ qua một vài cảm giác ngạc nhiên đầu tiên khi đặt chân đến hòn đảo nhỏ nhất thế giới này.

    Tôi vốn dĩ là một phàm phu tục tử trong ẩm thực, ăn chỉ cốt để no hơn là cốt thưởng thức hương vị các món ăn uống. Thế mà Bali Island lại tạo cho tôi được cảm giác tò mò thích thú khi bỗng dưng bữa ăn tối đầu tiên ở đây tôi được thưởng thức món rau muống xào hành mỡ của Bali.

    Rời Jogyakarta vào lúc ban chiều khi cơn mưa vừa tạm dừng rơi ở đây, tôi vẫn còn cảm giác choáng ngợp của di tích lịch sử ngôi đền Phật Giáo Borobudur. Chuyến bay đáp xuống Bali trả tôi về với thực tế, người bạn Nana đến đón và hỏi tôi muốn ăn gì cho buổi tối. Tôi ngần ngừ chưa biết trả lời thì Nana nói luôn “Thôi! Đi ra Jimbaran Beach ăn seafood vậy nhé! Cảnh hoàng hôn ở đó rất đẹp và có rất đông du khách đến ăn tối ở đây.”

    Luồn lách qua những con đường lớn nhỏ, hai bên là những ngôi nhà san sát bên những ngôi đền thờ có kiến trúc lạ lùng nho nhỏ (tôi hơi ngạc nhiên về điểm này nhưng chưa tiện hỏi, sau này tôi mới biết đó là những tổ đình của của từng đại gia đình người dân Bali).

    Đến Jimbaran Beach mới chỉ hơn 6 giờ chiều, thế mà hoàng hôn cũng đã khuất ánh mặt trời. Cả một con phố dài các quán hàng ăn chạy dọc theo bãi biển Jimbaran Beach. Từng hàng bàn ghế của các tiệm ăn được xếp nối liền nhau ra xa tít có đến cả hơn cây số. Tiếng đàn hát của những người nghệ nhân, tiếng cười nói gọi nhau ơi ới làm bãi biển Jimbaran thật rộn ràng bừng lên sức sống về đêm.

    Nana gọi “menu seafood” cho cả hai người. Phần ăn thì như thế, về phần uống thì tôi chọn ly trà chanh nóng. Có lẽ đây là một bữa ăn tối tạo cho tôi nhiều ngạc nhiên và thú vị nhất trong ngày tháng rong ruổi làm việc ở các thành phố lạ.

    Chồn Luwak tại Bali Island. (Hình: Sonny Tumbelaka/AFP via Getty Images)
    Hương vị của ly trà chanh nóng gồm vị chua của chanh trộn lẫn với mật ngọt của đường đã cho tôi vị giác rất đậm đà. Khi đặt chân đến thủ đô Jakarta, hương vị của đặc sản trà nóng chanh đường này đã lôi cuốn tôi ngay từ bữa ăn đầu tiên. Đến Bali tôi mới biết món trà nóng chanh đường đã được kỹ nghệ hóa, đã được các nơi sản xuất trà và cà phê chế biến thành các sản phẩm có hương vị riêng của họ. Chỉ cần hòa tan bột trà đặc sản này vào ly nước nóng là thực khách có ngay một ly trà nóng chanh đường đậm đà ngon tuyệt cho mình thưởng thức.

    Trong lúc chờ đợi, món ăn đầu tiên nhà hàng đem đến cho chúng tôi không phải là dĩa “seafood” như tôi mong đợi mà là một dĩa rau muống xào hành. Tôi hết sức ngạc nhiên tưởng mình đến một tiệm ăn Việt Nam nào đó ở đây, hỏi ra thì Nana cho biết đây như là một món khai vị của nhà hàng. Rau muống trong ngôn ngữ Indonesia được gọi là Kankung và người dân bản xứ thích ăn món Kankung này khá nhiều.

    Ngày còn bé, món rau muống xào tỏi là một món tương đối “giàu có” với tôi, không phải lúc nào cũng được ăn món này. Bố mẹ tôi bương chải buôn bán đường xa, ở nhà chỉ còn bà nội và bà cô buôn thúng bán bưng giúp hộ trông nom đàn cháu. Hôm nào thúng hàng trái cây bán xong sớm, bà cô đều ghé chợ mua bó rau muống để làm món rau muống xào tỏi hay luộc lên chấm tương. Nước rau muống luộc dầm cà chua cũng là món soup canh ngon đáo để. Món rau muống có cái lạ là xào nấu kiểu nào đi nữa mà ăn vẫn thấy là một món ăn ngon!

    Có lẽ người miền Bắc có nghiện món rau muống vì nhà nghèo quá nên món ăn nào hơi lạ hơn thường ngày thì đều trở thành các món ăn ngon miệng. Rau muống là một món ăn đặc sản của miền Bắc và hình như cũng là một điểm văn hóa của miền Bắc tham dự cuộc di cư vào miền Nam từ năm 1954. Khởi đầu, theo lời bố mẹ tôi kể lại, rau muống cũng bị kỳ thị dữ dội tại miền Nam. Dân miền Nam thuở đó “chê và kỳ thị” người-Bắc-rau-muống vì rau muống không phải dành cho người ăn. Cho đến những năm 1965 đến 1974 thì “rau muống” và “giá sống” đã sống chung hòa bình trong nhiều các gia đình miền Nam. Sau 1975, “giá sống” miền Nam có chung sống hòa bình nổi với “rau muống sau 75” không nhỉ!

    Điều thứ hai làm tôi ngạc nhiên thích thú là món “cà phê cứt Chồn.” Khi viết bài này tôi không dám dùng ngôn từ dân dã này làm tựa, nên phải nói cho văn vẻ một chút là “cà phê phân Chồn.” Luwak có nghĩa là con Chồn và Kopi là cà phê nên Kopi Luwak là à phê Chồn đọc nghe có vẻ thanh lịch hơn trong ngôn từ bài viết. Đây cũng là một đặc sản của đảo Java, giá bán rất đắt so với các loại cà phê khác, giá cả của nó có thể đắt gấn 10 lần giá loại cà phê thường. Sự quá khác biệt về giá cả khiến tôi tò mò tìm đến hai trang trại có bán cà phê Chồn Kopi Luwak để xem tiến trình họ sản suất loại cà phê này như thế nào!

    Hạt cà phê trong phân Chồn được tiêu hóa ra. (Hình: Nicky Loh/Getty Images for World Animal Protection)
    Chồn là một loại thú chuyên đi tìm bắt gà để ăn thịt, chúng ngủ ban ngày say sưa và đêm đến thì thức dậy đi tìm mồi. Người dân Java cũng đau đầu không biết diệt chúng như thế nào. Về sau họ để ý là các con Luwak này rất thích ăn trái cà phê, chúng chọn lựa và chỉ ăn những trái cà phê chín. Từ những kinh nghiệm đó, họ lần mò ra cách thức sáng tạo cà phê phân Chồn. Các con Chồn sau khi ăn no nê các trái cà phê thì chúng đều thải ra lại các trái cà phê dính chùm với nhau (gọi là phân Chồn). Người ta nhặt các phân Chồn này đem đi rửa sạch, tách chúng rời ra và đem phơi khô. Sau đó họ bóc vỏ trái cà phê và lấy hạt cà phê ra, vì thế hạt cà phê này xem như đã được vỏ trái cà phê bọc bên ngoài che lại nên hầu như không bị sự tiêu hóa của Chồn ảnh hưởng đến.

    Sau khi bóc các hạt cà phê ra thì tiến trình tiếp theo là đem rang lên theo đúng quy định của từng trang trại một. Tiến trình sau cùng là nghiền nát các hạt cà phê ra và đem đóng bao bì. Phương thức sản xuất Kopi Luwak tưởng như đơn giản đó trên thực tế rất tốn kém thời gian và công sức vì số lượng phân Chồn không nhiều để cung ứng theo thị trường cho những người ghiền cà phê, có lẽ yếu tố này đã làm giá cả Kopi Luwak trở nên đắt đỏ.

    Còn phong vị cà phê phân Chồn ra sao? Tôi đã được cô hàng cà phê dịu dàng mời uống thử các loại cà phê như Gingsen café, Bali café, Lemon grass tea, Lemon Tea, Chocolate, nhưng tuyệt đối không cho uống thử “cà phê phân Chồn.” Nếu bạn muốn thử thì phải trả tiền khoảng hơn $4 cho một ly nhỏ size Expresso. Cách thức pha một ly cà phê phân Chồn cũng giống hệt như pha chế một ly expresso bằng máy. Tôi đã bấm bụng mua 100 gram “Kopi Luwak” để về uống thử.

    Tôi thích uống cà phê nhưng không phải là một người ghiền cà phê đến độ có thể trình bày các phong vị khác nhau của các loại cà phê nên đành chịu thua, không biết miêu tả làm sao để phân biệt mùi vị tinh túy của cà phê phân Chồn. Cô hàng cà phê mỉm cười dịu dàng nói với tôi mùi vị Kopi Luwak đậm đà hơn, uống dịu hơn các loại cà phê thường khác. Nhìn nụ cười cô hàng cà phê, lúc này tôi mới chợt hiểu ông nhạc sĩ Canh Thân ngày xưa tại sao ông ấy có thể hoàn thành bản nhạc “Cô Hàng Cà Phê” bất tử cho đến ngày nay.

    Kopi Luwak, một thương hiệu cà phê phân Chồn. (Hình: Don MacKinnon/Getty Images)
    Hương thơm cà phê phân Chồn chưa làm tôi thấm được cái phong vị đậm đà của nó, nhưng nụ cười dịu dàng của cô đã khiến tôi cũng nhẹ nhàng trả lời “Vâng! Kopi Luwak rất dịu thơm! Ngon tuyệt.”

    Không biết cà phê phân Chồn Kopi Luwak dịu thơm hay nó nhờ vào nụ cười thơm dịu của cô hàng cà phê! (Trần Nguyên Thắng) [tn]

    Các chuyến tour do ATNT Tours tổ chức và hướng dẫn (tour guide nói tiếng Việt và tiếng Anh chuyên nghiệp)

    => Có bán vé máy bay về Việt Nam. Xin gọi ngay ATNT Travel để biết thêm thông tin chi tiết về chuyến bay.
    => Bus Tour sáng đi chiều về: 1-Santa Barbara – Solvang; 2-La Jolla – San Diego
    => Tour Yellowstone National Park & Mt. Rushmore (6 ngày/Air tour), du lịch bằng máy bay cùng ATNT Tours đến Mt. Rushmore & Yellowstone N.P, quý khách sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian: Yellowstone – Mt. Rushmore – Crazy Horse – Devils Tower – Idaho Falls – Great Salt Lake
    => Tour Nevada – Utah (5 ngày 4 đêm): Valley Of The Fire – Zion N.P – Bryce Canyon – Delicate Arches N.P – Las Vegas
    => Tour Niagara Falls (US side) – Albany – Boston – New York – Philadelphia – Washinton DC. Khởi hành: July 2022
    => Tour Iceland – Ireland – Scotland. Khởi hành: Jul. 17 – 30
    => Tour Salt Lake City – Arches N.P – Bryce Canyon – Horseshoe Bend – Grand Canyon South Rim – Sedona (6 ngày)
    => Tour Hawaii (7 ngày): Hai đảo Oahu (Honululu – Waikiki Beach – Pearl Harbor – Polynesian Culture Center) và Big Island (Black Sand Beach – Rainbow Falls – Vocano N.P – Akaka Falls – Kalapana Lava Flow Beach)

    Nhận làm các dịch vụ:
    => Visa nhập cảnh Ấn Độ, Việt Nam, Russia, Brazil, Úc.
    => Renew passport Mỹ khẩn cấp và passport Việt Nam.
    => Xin lại Giấy Quốc Tịch Hoa Kỳ (đã làm mất bản chính).
    Xin liên lạc văn phòng ATNT Tours để biết thêm chi tiết:
    9106 Edinger Ave., Fountain Valley, CA 92708
    Điện thoại: (714) 841-2868 – (888) 811-8988
    Website: www.atnttravel.com
    Email: info@atnttravel.com

    *Đón xem trên YouTube: “ATNT Travel & Tours.”
    *Đón nghe chương trình Radio VNR 106.3 FM mỗi tối Thứ Bảy từ 10 PM đến 10:30 PM.
    *Đón xem chương trình TV “Thế Giới Trong Tầm Tay Bạn” mỗi tuần vào Thứ Sáu trên đài VBS 57.6.
    Attached Files
Working...
X