Announcement

Collapse
No announcement yet.

Một bệnh nhân Covid phải sống với hàng chục triệu chứng không thể tìm ra nguyên nhân!

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Một bệnh nhân Covid phải sống với hàng chục triệu chứng không thể tìm ra nguyên nhân!


    Lindsay Polega (Instagram)
    Y học đang thật sự “bó tay” với trường hợp Lindsay Polega. Hai năm qua, sau lần nhiễm COVID-19, Lindsay Polega đã trải qua ba lần nhiễm và vô số lần đi khám nhưng chẳng ai biết tại sao cô gái 28 tuổi này tiếp tục bị dày vò và vật vã với hàng chục trong khoảng 200 triệu chứng được ghi nhận từ những bệnh nhân hậu Covid, từ đau ngực, tăng huyết áp, tê tay, mờ mắt, ù tai, chóng mặt đến đau khớp – như được thuật trong phóng sự của Washington Post ngày 18-4-2022.

    Cuộc sống Lindsay Polega là một chuỗi các cuộc hẹn với bác sĩ ở khắp thị trấn xung quanh nơi cô sống tại St.Petersburg (Florida): Bác sĩ chăm sóc chính gửi cô đến một nhà miễn dịch học. Bác sĩ miễn dịch giới thiệu cô đến một bác sĩ tim mạch. Bác sĩ tim mạch chuyển cô đến bác sĩ chuyên về thận và nội tiết. Bác sĩ nội tiết nghĩ rằng cô có thể tìm hiểu gì đó từ một bác sĩ thần kinh. Nhưng khi các xét nghiệm của nhà thần kinh học không tìm ra được nguyên nhân tiềm ẩn nào, Lindsay Polega lại được gửi trở lại bác sĩ miễn dịch… Tính đến nay, Lindsay Polega đã trải qua khoảng 200 triệu chứng!

    Lindsay Polega là một trong những người Mỹ đầu tiên bị nhiễm coronavirus trước khi nước Mỹ bắt đầu đóng cửa vào ngày 15 Tháng Ba 2020. Theo thông thường, Lindsay Polega hoàn toàn có khả năng vượt qua bệnh tật mà không gặp bất kỳ vấn đề gì dựa trên tuổi tác, sức khỏe và thể chất tốt: Lindsay Polega chạy, bơi hoặc tham gia một số lớp học thể dục hàng ngày. Tuy nhiên, coronavirus đã đánh gục Lindsay Polega trong một tháng rưỡi, và cô không bao giờ lấy lại được sức khỏe như trước đó. Đau ngực là một trong những triệu chứng xuất hiện đầu tiên. Đôi khi nó biến mất rồi trở lại vài tháng sau. Huyết áp tăng vọt cả ngày, có khi lên 210/153 – vượt quá mức bình thường 120/70.

    Thao tác lướt màn hình điện thoại khiến Lindsay Polega chóng mặt, mờ mắt và mất phương hướng. Cô trở nên đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng. Đôi khi cô bị chóng mặt và ù tai. Cô còn bị đau khớp. Và Lindsay Polega ngửi thấy mùi cá ngay cả khi xung quanh không hề có cá. Ngày nọ, cô lục tung chiếc xe để tìm kiếm “một cái bánh taco cá bị thiu” trước sự ngạc nhiên của bạn trai…

    Các hội chứng sau lây nhiễm, được mô tả lần đầu vào thế kỷ 19, là một trong những lĩnh vực khoa học bí ẩn và gây tranh cãi nhất, với nhiều thế hệ bác sĩ coi các triệu chứng chủ yếu là tâm lý. Mãi đến năm 2006, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) mới phát động một chiến dịch giáo dục cộng đồng để nâng cao nhận thức về một tình trạng như vậy – myalgic encephalomyelitis, hay còn được gọi là hội chứng mệt mỏi mãn tính, và nhấn mạnh rằng đó là thật sự là “một thứ bệnh” và những người mắc phải cần được “chăm sóc y tế thực sự”. Giới nghiên cứu từng nhận thấy loạt hội chứng hậu nhiễm virus sau khi dịch SARS bùng phát cuối năm 2002 đến năm 2003 đối với các bệnh nhân nhiễm virus Epstein-Barr, Lyme và các mầm bệnh khác. Năm 2021, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã khởi động một sáng kiến ​​trị giá $1,15 tỷ để hiểu rõ hơn về triệu chứng Covid kéo dài, ảnh hưởng đến 40,000 người lớn và trẻ em.

    Một lĩnh vực nghiên cứu hàng đầu liên quan là khám phá các rối loạn chức năng có thể xảy ra trong hệ thần kinh tự trị (autonomic nervous system) – hệ thống kiểm soát các chức năng vô thức như thở, nhịp tim và tiêu hóa. Một giả thuyết khác cho rằng virus tiếp tục ẩn náu trong các ổ chứa trong cơ thể, tạo ra chứng viêm gây ra tất cả các loại triệu chứng. Khả năng thứ ba là hệ miễn dịch phản ứng quá mức hoặc hoạt động sai và tự tấn công chính nó.

    Với y khoa, hậu Covid vẫn còn rất nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ chưa thể giải quyết, trong khi biến thể coronavirus vẫn tiếp tục hoành hành thế giới, kể cả Mỹ (Spencer Platt/Getty Images)
    Hè 2020, Lindsay Polega phải vào phòng cấp cứu ba lần vì đau ngực và ngất xỉu. Lúc ấy, Polega làm thư ký luật vào ban ngày và làm bán thời gian (nhân viên bàn giấy) tại một phòng tập kickboxing vào vài buổi tối và cuối tuần. Tình hình sức khỏe ngày càng tồi tệ. Huyết áp bắt đầu tăng cao, kéo theo đau ngực.

    Đó là khi bác sĩ chăm sóc chính giới thiệu cô đến một bác sĩ miễn dịch học. Tháng Bảy 2020, bác sĩ miễn dịch tiến hành loạt xét nghiệm máu. Polega lại có dấu hiệu viêm khớp. Chẳng biết nên làm thế nào, vị bác sĩ miễn dịch giới thiệu cô đến một bác sĩ tim mạch. Siêu âm thấy tim của cô chẳng có vấn đề gì. Bác sĩ kê toa thuốc tim – 25 mg eplerenone, hai lần một ngày, để giảm huyết áp; rồi chuyển cô sang một chuyên gia về thận và một bác sĩ nội tiết – để tìm hiểu các triệu chứng khác. Các chỉ số liên quan thận cho thấy “chỉ hơi khác thường”. Ông bác sĩ thận yêu cầu Polega quay lại ba tháng một lần để tiếp tục xét nghiệm…

    Lindsay Polega được đưa sang bác sĩ nội tiết. Hệ nội tiết được tạo thành từ một số tuyến tiết ra hormone. Các chuyên gia trong lĩnh vực này xem xét tất cả vấn đề liên quan – trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển, chức năng mô và giấc ngủ. Trong thời gian đại dịch, các bác sĩ nhận thấy một số triệu chứng có thể xảy ra: mất khứu giác và vị giác, mệt mỏi, bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn và trong một số trường hợp Covid gây ra tiểu đường. Suy nghĩ đầu tiên của bác sĩ nội tiết là có một cái gì đó hoàn toàn khác: Có thể Polega có một khối u, không liên quan đến Covid?

    Một báo cáo của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ (GAO) công bố vào Tháng Ba 2022 ước tính có tới 23 triệu người Mỹ bị ảnh hưởng bởi hậu COVID-19 kéo dài, với một triệu người mất hẳn việc làm (ảnh: John Moore/Getty Images)
    Chụp MRI không thu được gì. Thế là họ xem xét tình trạng suy tuyến thượng thận – một tình trạng trong đó các tuyến thượng thận (cơ quan nhỏ, hình tam giác trên đầu thận) không tạo ra đủ cortisol, được gọi là “hormone căng thẳng” (“stress hormone”) vốn có cơ chế hỗ trợ kiểm soát đường trong máu, giảm viêm và giúp hình thành trí nhớ. Tình trạng suy tuyến thượng thận từng gặp ở những bệnh nhân mắc phải COVID-19, nhưng trong trường hợp Polega, mức cortisol của cô tăng lên trong suốt thời gian bị bệnh, trở lại bình thường sau vài tuần, vì vậy, vấn đề ở đây có thể không nằm ổ tuyến thượng thận!

    Xét nghiệm máu lại cho thấy một vấn đề nữa: Sự “phóng xuất” quá mức của một loại hormone khác từ tuyến thượng thận. Đó là hormone aldosterone, chất điều hòa chính của cơ thể đối với sự cân bằng của muối và nước, có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ và xương và cao huyết áp. Bác sĩ đề nghị theo dõi thêm để xem xét các vấn đề tiềm ẩn với tuyến yên, một cơ quan có kích thước bằng hạt đậu nằm ở đáy não. Được gọi là “tuyến chủ” (“master gland”), nó chỉ đạo các tuyến khác tiết ra hormone. Thế là người ta đưa Polega sang chuyên gia thần kinh học…

    Đầu năm 2021, Polega cảm thấy sức khỏe có vẻ ổn định. Một số triệu chứng, đặc biệt các rắc rối về thị giác và khứu giác, đã biến mất và huyết áp khá ổn. Tuy nhiên, Tháng Hai 2021, Lindsay Polega lại… bị Covid. Lần nhiễm thứ hai nhẹ hơn lần đầu, giống như cảm lạnh. Nhưng các triệu chứng quái đản bùng phát trở lại, kéo theo nhiều triệu chứng mới. Khi ngủ dậy, tay cô tê cứng – ban đầu chỉ vài lần một tuần nhưng sau đó xảy ra hàng ngày. Lại xét nghiệm hệ thần kinh, với việc gắn điện cực để đo xung điện. Kết quả là chẳng có… kết quả gì cả!

    Tháng Năm 2021, Polega tốt nghiệp trường luật. Ít lâu sau, cô tiêm vaccine, hy vọng sức khỏe khá hơn, như được nghe nhiều người nói. Tuy nhiên, khoảng Giáng sinh, bạn trai Polega nhiễm COVID-19 – có thể là biến thể omicron – và Lindsay Polega lại có kết quả dương tính lần thứ ba. Cả hai đều bị bệnh nhẹ nhưng triệu chứng Covid của Lindsay Polega lại bùng phát nghiêm trọng!

    Bao giờ Lindsay Polega mới có thể thoát hẳn khỏi ác mộng hậu Covid? – cô tự hỏi. Với giới y học, câu hỏi của Lindsay Polega đến giờ vẫn không thể được giải đáp.
    Attached Files

  • Font Size
    #2
    Originally posted by tctd View Post
    Bao giờ Lindsay Polega mới có thể thoát hẳn khỏi ác mộng hậu Covid?
    Xuống Mạt la gâu hỏi lão Tru. may ra có phương pháp!

    Comment

    Working...
    X