Announcement

Collapse
No announcement yet.

Mối liên quan giữa COVID-19 và bệnh tim mạch

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Mối liên quan giữa COVID-19 và bệnh tim mạch

    Click image for larger version

Name:	ZZ6FCD~1.JPG
Views:	311
Size:	23.3 KB
ID:	109594

    Trong cuộc phỏng vấn này, khách mời là Tiến sĩ Malcolm Kendrick, một bác sĩ gia đình có chứng chỉ hành nghề và là tác giả của cuốn sách, “The Clot Thicken: The Enduring Mystery of Heart Disease”(tạm dịch: Bí ẩn bế tắc: Nguyên nhân thực sự gây bệnh tim) nói về các cơ chế gây bệnh cơ bản của bệnh tim mà trong thế kỷ trước đã là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Mỹ. Trùng hợp là một khi bạn hiểu quá trình gây bệnh tim mạch, thì bạn cũng có thể hiểu việc mắc bệnh COVID-19 và chích ngừa COVID có thể góp phần gây ra bệnh tim như thế nào. Khi được hỏi tại sao ông lại quan tâm đến bệnh tim như vậy, Kendrick trả lời:

    Trong tất cả những cuốn sách ông viết, đây là cuốn sách tôi yêu thích nhất, vì nó rất chi tiết, mang lại cho độc giả hiểu biết sinh học về quá trình xơ vữa động mạch dẫn đến đau tim và đột quỵ. Ông cũng đưa ra các biện pháp phòng ngừa vững chắc để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

    “Khi tôi còn là sinh viên y khoa, Scotland là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh tim cao nhất thế giới. Ngay lúc đó câu trả lời cho lý do tại sao là:”Ồ, đó là bởi vì chế độ ăn của chúng tôi toàn những thứ rác rưởi như gà rán.”





    Khi ăn quá nhiều chất béo bão hòa, thức ăn này sẽ chuyển hóa thành cholesterol trong máu, sau đó được hấp thụ vào các động mạch và tạo thành các khúc hẹp lòng mạch, mạch máu dày lên, tất cả đều có vẻ hợp lý nếu bạn không đào sâu hơn.

    Nhưng tôi cũng tình cờ đến Pháp khá nhiều, và điều tôi nhận thấy ở Pháp là họ ăn rất nhiều chất béo bão hòa. Trên thực tế, họ ăn nhiều hơn bất kỳ ai khác ở u Châu, và chắc chắn là nhiều hơn cả Scotland. Vì vậy, giả thuyết [chất béo bão hòa này] chắc chắn không phù hợp với người Pháp. Họ có mức tiêu thụ chất béo bão hòa cao nhất ở u Châu và tỷ lệ mắc bệnh tim thấp nhất, điều này đã xảy ra trong nhiều thập kỷ.


    Nếu tính tất cả các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim ở Pháp và Scotland [như hút thuốc, cao huyết áp và tiểu đường], thì người Pháp có [nguy cơ cao hơn] một chút. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ mắc bệnh của họ chỉ bằng 1/5 so với Scotland [so sánh nam giới cùng lứa tuổi].

    Điều này thật thú vị. Lý giải nguyên nhân tim mạch do mỡ máu không hợp lý với người Pháp. Sau đó, khi đang học trường y, một giáo sư về tim mạch nói rằng… LDL (một loại mỡ trong máu) không thể vượt qua nội mô. Vào thời điểm đó, tôi không biết LDL là gì, cũng không biết nội mô là gì, nhưng nó có vẻ quan trọng.

    Vị giáo sư ấy đã tìm những nguyên nhân khác nhau gây bệnh tim mạch trong nhiều thập kỷ… Vì vậy, tôi nghĩ đó là mấu chốt của vấn đề. Một khi bạn bắt đầu đặt câu hỏi về vấn đề là gì, bạn sẽ càng ngày càng đặt câu hỏi nhiều hơn và bạn bắt đầu nghĩ, “Trời ơi, chuyện này thật vớ vẩn, phải không? Toàn bộ giả thuyết này chỉ là vô nghĩa. Vì vậy, tôi bắt đầu phân tích nó ra.”

    Giả thuyết về nguyên nhân tạo huyết khối




    Giả thuyết về nguyên nhân tạo huyết khối là nỗ lực của Kendrick nhằm giải thích nguyên nhân thực sự gây ra bệnh tim. Nếu đó không phải là chất béo bão hòa và cholesterol, thì đó là gì? Năm 1852, một nhà nghiên cứu người Vienna, Karl von Rokitansky, đã phát triển cái mà ông gọi là giả thuyết về bệnh tim.

    Ngày nay, giả thuyết này đã được đổi tên thành giả thuyết sinh huyết khối. “Thrombo” là viết tắt của huyết khối, tức là cục máu đông và “genesis” có nghĩa là nguyên nhân hoặc sự khởi đầu. Vì vậy, giả thuyết về huyết khối cho rằng cục máu đông là bệnh lý cơ bản gây ra tất cả các bệnh tim.






    Chúng ta biết cục máu đông là kết cục cuối cùng của bệnh tim mạch. Cục máu đông cũng là nguyên nhân phát triển các mảng xơ vữa. Tại sao mọi người có thể chấp nhận rằng cục máu đông là nguyên nhân phát bệnh tim ngay từ đầu? Bởi vì quá trình phát triển bệnh xảy ra phù hợp với những gì bạn có thể thấy. Tiến sĩ Malcolm Kendrick


    Tóm lại, khi một cục máu đông hình thành trên thành động mạch của bạn, có thể xảy ra vì một số lý do, nó thường sẽ bị bao phủ và làm tan ra. Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh nếu cục máu đông không được loại bỏ hoàn toàn và một cục máu đông khác hình thành trong cùng một khu vực ‘dễ bị tổn thương’. Sau đó, khu vực này thường xuyên xuất hiện cục máu đông và trở thành mảng bám xơ vữa động mạch.

    “Quá trình hình thành các mảng xơ vữa động mạch về cơ bản là một quá trình xảy ra lần lượt của sự tích tụ của cục máu đông, cơ thể tìm cách sửa chữa phân rã cục máu đông, rồi cục máu đông khác hình thành, lại sửa chữa, cục máu đông, sửa chữa,” Kendrick giải thích. “Nếu quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn quá trình sửa chữa, bạn sẽ có một mảng bám lớn dần và cuối cùng làm dày thành động mạch cho đến khi nó thu hẹp đủ để cục máu đông cuối cùng đến bít mạch máu lại, gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ…






    Nếu bạn cắt qua mảng bám, nó trông gần giống như những chiếc vòng cây. Bạn có thể thấy có một cục máu đông che phủ bởi lớp màng sữa chữa rồi lại một cục máu đông khác đến lớp sửa chữa, cục máu đông, lớp sửa chữa tích tụ trong nhiều năm.

    Người ta đã chấp nhận rộng rãi rằng cục máu đông hình thành trên mảng bám hiện có sẽ khiến mảng bám phát triển về kích thước. Bạn có thể tìm thấy 10,000 bài báo khẳng định việc này. Tuy nhiên phần lớn đều thừa nhận là một cục máu đông không thể gây bệnh trên động mạch khỏe mạnh.

    Chúng tôi biết cục máu đông gây ra sự kiện cuối cùng, là nguyên nhân phát triển các mảng xơ vữa.”

    Theo Kendrick, quan điểm thông thường cho rằng lipoprotein mật độ thấp (LDL) xâm nhập vào thành động mạch, nơi nó bắt đầu hình thành mảng bám. Sau đó, không rõ vì lý do gì, dù LDL không còn tác động tới mảng bám nhưng mảng bám tiếp tục phát triển thông qua việc bổ sung các cục máu đông lặp đi lặp lại.






    Tuy nhiên, Kendrick nói, một khi bạn bắt đầu nghiên cứu về cholesterol, hay còn gọi là giả thuyết LDL, thì toàn bộ mọi thứ bắt đầu sụp đổ. LDL đơn giản không thể giải thích sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, bất chấp nhiều lỗ hổng trong lý thuyết, ý tưởng rằng LDL gây ra bệnh tim vẫn được coi là một sự thật tuyệt đối, không thể chối cãi.


    Cơ chế là gì?

    Để chứng minh giả thuyết, bạn cần phải có một cơ chế hoạt động. Một khi bạn hiểu cơ chế của quá trình bệnh, sau đó bạn có thể ghép các mảnh ghép lại với nhau. Kendrick bắt đầu giải thích:

    “Các mạch máu của bạn được lót bằng các tế bào nội mô, hơi giống như những viên gạch trên tường. Tế bào nội mô cũng được bao phủ bởi một thứ gọi là glycocalyx. Nếu bạn cố gắng nhặt một con cá, nó sẽ trượt qua các ngón tay của bạn; nó rất trơn. Lý do khiến nó trơn là vì nó được bao phủ bởi glycocalyx và glycocalyx cực kỳ trơn.

    Về cơ bản, glycocalyx [nằm bên trong] các mạch máu của chúng ta, để cho phép máu đi qua mà không bị bám vào thành mạch, không có tổn thương xảy ra. Nó trở thành lớp chống tổn thương trên bề mặt các tế bào nội mô.




    Bây giờ, nếu lớp đó bị hư hại, và sau đó chính tế bào nội mô bên dưới bị hư hỏng, thì cơ thể sẽ nói, ‘Ồ, mạch máu đã bị tổn thương, phải có cục máu đông ở đó vì chúng ta có thể bị chảy máu.’ “Vì vậy, một cục máu đông hình thành trên khu vực bị tổn thương, và vết thương ngay lập tức ngừng chảy máu.”

    Cục máu đông không thể tiếp tục phát triển lớn lên. Nếu nó xảy ra, bạn sẽ chết bất cứ lúc nào khi có một cục máu đông. Thay vào đó, khi cục máu đông hình thành, các quá trình khác sẽ vào cuộc để ngăn nó lớn lên, đó là lý do tại sao mọi cục máu đông không gây ra đột quỵ hoặc đau tim. Khi cục máu đông đã ổn định và được bào mòn nhỏ lại, khu vực này được bao phủ bởi các tế bào tiền thân nội mô, được tạo ra trong tủy xương, trôi nổi trong dòng máu của bạn.

    Khi một tế bào tiền thân (tế bào máu có thể biệt hoá thành các loại tế bào khác nhau tùy tình huống) tìm thấy khu vực bị tổn thương, nó sẽ tự gắn vào khu vực đó cùng với những tế bào khác, tạo thành một lớp nội mô mới. Cục máu đông còn lại hiện đang nằm “trong” thành động mạch. Vì vậy, về cơ bản, đó là quá trình sửa chữa có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong thành động mạch. Nếu tổn thương xảy ra ngoài khả năng sửa chữa kịp thời, điều này có thể làm hẹp động mạch và giảm lưu lượng máu.


    Điều gì làm hỏng các tế bào nội mô?




    Câu hỏi đặt ra là điều gì có thể làm tổn thương lớp nội mạc ngay từ đầu? Ở đây, Kendrick sử dụng cơ chế SARS-CoV-2 làm ví dụ:

    “Virus COVID xâm nhập vào các tế bào nội mô thông qua thụ thể ACE2. Nó thích các tế bào nội mô hơn vì có các thụ thể ACE2 trên đó. Nó xâm nhập vào tế bào nội mô và bắt đầu tái tạo, sau đó bộc phát ra ngoài, làm hỏng tế bào. Bingo, bạn đã có một khu vực bị tổn hại.

    Bên cạnh đó còn cơ chế khác: khi các tế bào có virus bên trong, chúng sẽ gửi tín hiệu cầu cứu đến hệ thống miễn dịch: ‘Tôi đã bị nhiễm bệnh, hãy đến và giết tôi,’ do đó, hệ thống miễn dịch bắt đầu hoạt động tấn công tế bào nội mô. Đây là lý do tại sao bạn có thể gặp vấn đề, bởi vì các tế bào nội mô đang bị tổn thương và bị bong ra.

    Quá trình đông máu xảy ra ở những điểm bị tổn thương này, từ đó bắt đầu xuất hiện cục máu đông dẫn tới đột quỵ, đau tim, đó là điều mà ban đầu mọi người không thể hiểu được [về COVID-19] . Tuy nhiên, rất rõ ràng rằng những gì đã xảy ra là bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã bị tổn thương các tế bào nội mô.

    Rõ ràng, bạn và tôi đều biết rằng nếu bạn chích vaccine ngừa COVID-19, các tế bào sẽ được kích hoạt để tạo ra protein gai (protein vỏ virus COVID-19) và các tế bào này sẽ gửi đi thông báo cầu cứu nói: ‘Tôi bị nhiễm bệnh.’ Bạn phải hết sức cẩn thận. nếu bạn muốn đưa một thứ gì đó vào các tế bào mà sau đó các tế bào sẽ nói với hệ thống miễn dịch rằng “Làm ơn đến và tiêu diệt tôi”, bởi vì đó là những gì hệ thống miễn dịch sẽ làm.






    Ngoài ra, điều gì khác có thể gây ra tổn thương nội mô? Câu trả lời là những thứ như hút thuốc. Các hạt khói thoát ra khỏi phổi của bạn, chúng đi vào các mạch máu và gây ra tổn thương… Bạn hút một điếu thuốc và cả đống vi hạt xuất hiện trong máu, có nghĩa là các tế bào nội mô đang chết.

    May mắn thay, khi các tế bào nội mô chết đi, một thông điệp khác được gửi đến tủy xương nói rằng chúng ta cần nhiều tế bào nội mô hơn và nó kích thích sản sinh tế bào tiền thân nội mô. Các tế bào tiền thân nội mô này chạy xung quanh bao phủ các khu vực bị tổn thương.

    Một số người hút thuốc có đủ khả năng sửa chữa mạch máu khi còn trẻ, điều đó không sao cả. Khi bạn già đi, hệ thống sửa chữa của bạn bắt đầu bị lỗi một chút, hút thuốc lá ngày càng trở thành một vấn đề.”


    Những yếu tố khác có thể gây ra tổn thương nội mô




    1. Lượng đường trong máu cao và bệnh tiểu đường. Lớp glycocalyx bảo vệ được cấu tạo từ protein và đường – Đường huyết cao làm hỏng lớp glycoprotein, làm mỏng lớp glycoprotein một cách đáng kể. Lượng đường trong máu cao có thể làm giảm tới 2/3 lớp glycocalyx, làm lộ ra các tế bào nội mô khiến nó dễ bị tổn thương.

    Sự phá hủy glycocalyx là lý do tại sao bệnh nhân tiểu đường dễ bị cả bệnh động mạch và mao mạch (mạch máu nhỏ). Bạn không thể bị xơ vữa động mạch trong các mao mạch, vì nó không đủ rộng. Thay vào đó, các mao mạch bị phá hủy. Điều này có thể gây ra loét chân do lưu thông máu kém ở da chân.

    Bệnh thần kinh ngoại biên do các đầu tận cùng của các tế bào thần kinh bị thiếu oxy. Ngoài ra còn các vấn đề về thị giác (tổn thương võng mạc do tiểu đường) và tổn thương thận. Huyết áp cũng có thể tăng lên do tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu qua một mạng lưới các mạch máu nhỏ bị hư hỏng / bị mất.

    2. Kim loại nặng như nhôm và chì.

    3. Huyết áp cao, vì nó gây căng thẳng lên nội mạc – Các mảng xơ vữa động mạch (xơ vữa động mạch) không xảy ra trừ khi áp lực tăng lên, gây thêm căng thẳng cơ sinh học.

    Sửa chữa Glycocalyx




    Theo giải thích của Kendrick, lớp glycocalyx giống như một bãi cỏ, với những sợi trơn dính lên. Trong lớp glycocalyx này, bạn có nitric oxide synthase (NOS), tạo ra nitric oxide (NO) và chính bạn có NO, cũng như một số protein chống đông máu khác. Glycocalyx thực sự là một lớp chống đông máu mạnh, vì vậy nó ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Nếu glycocalyx bị hư hỏng, nguy cơ đông máu của bạn sẽ tăng lên.

    Kendrick nói, “Đó là một lớp rất phức tạp. “Nó giống như một khu rừng rậm rạp, trong đó cũng có albumin, phức hợp protein do gan sản xuất. Albumin chứa các protein giúp duy trì và sửa chữa glycocalyx. Một thực tế mà hầu hết các bác sĩ không biết là, nếu bạn có mức albumin thấp, bạn có nhiều khả năng chết vì bệnh tim hơn.

    Tin tốt là mặc dù lớp glycocalyx có thể bị phá hủy nhanh chóng, nhưng nó cũng có thể được sửa chữa nhanh chóng. (Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng ở một khu vực mà glycocalyx đã bị loại bỏ hoàn toàn, nó có thể được sửa chữa hoàn toàn chỉ trong một giây.) Các chất bổ sung như chondroitin sulfate và methylsulfonylmethane (MSM) có thể hữu ích trong vấn đề này.”

    Kendrick nói, “Nếu bạn cố gắng giải thích điều đó thông qua cơ chế LDL, nó sẽ không hợp lý. “Họ đã phát hiện ra rằng nếu bạn cung cấp chondroitin sulfat dưới dạng thực phẩm bổ sung – loại thường dành cho bệnh viêm khớp và những thứ tương tự – thì nguy cơ mắc bệnh tim sẽ giảm đáng kể. bạn giải thích điều đó thế nào? Chà, bạn có thể giải thích điều đó vì bạn đang bảo vệ glycocalyx của mình.’Chúng ta phải giữ cho glycocalyx và các tế bào nội mô bên dưới mạnh khỏe.

    Nếu không, chúng sẽ bị hư hỏng và bong ra, sau đó cục máu đông sẽ hình thành, và nếu tiếp tục nhận được cục máu đông tại thời điểm đó, chúng sẽ tạo ra một mảng bám và cuối cùng một trong những cục máu đông trên mảng bám đó sẽ giết chết bạn bằng một cơn đau tim hoặc đột quỵ.”

    Kiểm soát lưu lượng máu




    Một chiến lược lối sống có thể giúp sửa chữa tổn thương nội mô là luyện tập hạn chế lưu lượng máu (BFR). Để phản ứng với BFR, cơ thể bạn tạo ra yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF), hoạt động như “phân bón” cho nội mô. Bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về BFR trong báo cáo miễn phí của tôi. VEGF cũng gây ra sự tổng hợp oxit nitric (NO), một chất làm giãn mạch mạnh, và nó kích thích các tế bào tiền thân nội mô.

    “Oxit Nitric bảo vệ lớp nội mạc. Nó là chất chống đông máu – chất chống đông máu mạnh nhất mà chúng ta có trong cơ thể. Nó thực sự là phân tử kỳ diệu cho sức khỏe tim mạch,” Kendrick nói.

    “Có một thời, NO được gọi là Yếu tố thư giãn có nguồn gốc từ nội mô (EDRF) NO là thứ mà không ai tin rằng có thể tồn tại trong cơ thể con người. NO thực chất là một gốc tự do. Mọi người đều nói các gốc tự do gây hại khủng khiếp và không tốt cho sức khỏe.


    Tôi trả lời rằng, “Chà, bạn không biết rằng hóa chất bảo vệ hệ tim mạch quan trọng nhất trong cơ thể là một gốc tự do cực kỳ lớn được gọi là oxit nitric.”

    Một số loại thuốc chống ung thư được thiết kế để ngăn chặn VEGF, vì khối u cần hình thành mạch – tức là việc tạo ra các mạch máu mới cần thiết để cung cấp đủ ‘chất dinh dưỡng’ Nếu không có các mạch máu mới này, khối u sẽ chết. Thật không may, nếu bạn chặn VEGF, bạn cũng chặn NO, sau đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

    “Những loại thuốc này gần như đã bị loại bỏ khỏi thị trường,” Kendrick nói, “bởi vì mặc dù có hoạt tính chống ung thư, chúng có thể gây ra bệnh tim mạch ở mức độ khá đáng sợ.

    [Đó là lý do tại sao], nếu bạn được cho bevacizumab hoặc Avastin như một loại thuốc chống ung thư, thì bây giờ họ sẽ cung cấp cho bạn thuốc ức chế men chuyển angiotensin (thuốc ức chế men chuyển), là thuốc viên hạ huyết áp có tác động cụ thể lên bradykinin, làm tăng NO tổng hợp.”

    Các chiến lược để giảm nguy cơ huyết khối





    Trong cuốn sách “The Clot Thicken: The Enduring My Kendrick”, tác giả xem xét nhiều chiến lược khác nhau có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là danh sách ngắn các ví dụ được đề cập sâu hơn trong cuốn sách, cũng như một số đề xuất của riêng tôi mà tôi đưa ra trong cuộc phỏng vấn:

    ·Tránh sử dụng không cần thiết các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, aspirin và naproxen – Trong khi chúng ức chế hiệu quả tình trạng viêm, chúng có thể gây kết tập tiểu cầu bằng cách ngăn chặn COX-2. Nói cách khác, chúng kích hoạt hệ thống đông máu của bạn, làm cho máu đông dễ xảy ra hơn.


    ·Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời – Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp kích hoạt NO làm giãn mạch máu, giảm huyết áp. NO cũng bảo vệ lớp nội mạc và tăng melatonin ty thể để cải thiện sản xuất năng lượng tế bào.


    ·Tránh dầu hạt và thực phẩm chế biến – Dầu hạt là nguồn chính của chất béo omega-6 được gọi là axit linoleic (LA), mà tôi tin rằng có thể có hại hơn nhiều so với đường. Ăn quá nhiều có liên quan đến hầu hết các bệnh mãn tính, bao gồm huyết áp cao, béo phì, kháng insulin và tiểu đường. LA dính vào màng tế bào của bạn, gây ra stress oxy hóa và có thể tồn tại ở đó đến bảy năm. Các chất chuyển hóa axit linoleic oxy hóa (OXLAM) là nguyên nhân gây ra tổn thương chính, bao gồm cả tổn thương nội mô.


    ·Giảm lượng insulin và lượng đường trong máu của bạn – Các chiến lược đơn giản để thực hiện điều này bao gồm nhịn ăn gián đoạn (tăng thời gian nhịn đói trong ngày), ăn một chế độ ăn giàu chất béo lành mạnh và ít carbohydrate tinh chế, hạn chế đáng kể lượng LA của bạn và tập thể dục thường xuyên.


    ·Giải quyết tình trạng căng thẳng mãn tính, vì căng thẳng làm tăng lượng đường trong máu và huyết áp, thúc đẩy quá trình đông máu, làm suy yếu hệ thống sửa chữa của bạn. Cortisol, một hormone căng thẳng quan trọng, làm giảm sản xuất tế bào nội mô.

    ·Từ bỏ hút thuốc.

    Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Một bác sĩ chấn thương chỉnh hình và là tác giả có sách bán chạy nhất, nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên. Tầm nhìn cốt lõi của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình.


Working...
X