Announcement

Collapse
No announcement yet.

Trì hoãn giấc ngủ là gì? Trì hoãn việc ngủ có hại như thế nào?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Trì hoãn giấc ngủ là gì? Trì hoãn việc ngủ có hại như thế nào?

    Bạn đã trải qua một ngày dài mệt mỏi, mặc dù đã đến giờ đi ngủ, nhưng thay vì đi ngủ, bạn lại muốn tiếp tục thức và thấy tỉnh táo, và lại mải mê xem một chương trình hoặc lướt qua mạng xã hội. Mặc dù bạn biết là mình cần đi ngủ, nhưng bạn lại chưa muốn ngủ. Có rất nhiều người đang có những thói quen này mỗi ngày, một hành vi được giới chuyên khoa gọi với cái tên "sự trì hoãn trước khi đi ngủ để trả thù"(revenge bedtime procrastination)

    Điều này có thể được nói rõ hơn như sau: khi bạn có quá nhiều công việc trong ngày để thực hiện và thiếu sự kiểm soát cách để sử dụng thời gian trong ngày, bạn sẽ sẽ "trả thù" bằng việc thức thâu đêm để có thêm thời gian riêng cho bản thân, ngay cả khi chỉ tham gia vào các hoạt động đơn giản, ít tốn công sức như lên mạng xã hội. gọi phone hoặc xem TV.

    Xét trên khía cạnh nào đó thì không có gì sai hay quá đáng khi bạn làm những việc này, nhưng điều đáng nói ở đây, chính là hậu quả không tốt, khi bạn hi sinh một đêm ngủ ngon giấc và sẽ trở thành vấn đề đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Đó là chưa kể việc bạn tiếp xúc với màn hình điện tử có ánh sáng xanh vào ban đêm, gây cản trở cho giấc ngủ lành mạnh, có hại đối với sức khỏe của đôi mắt.

    "Trì hoãn đi ngủ trả thù" có phải là một chứng rối loạn không?
    Sự "trì hoãn trước khi đi ngủ để trả thù" được mô tả là một loại hành vi, nhưng đó không phải là một chứng rối loạn tâm thần hoặc giấc ngủ được công nhận như là chứng bị mất ngủ. Những người bị chứng mất ngủ thường muốn đi ngủ đúng giờ nhưng lại không thực hiện được. Họ không thể đi vào giấc ngủ một cách bình thường như người khác, trong khi việc trì hoãn giấc ngủ là một lựa chọn có chủ đích vì bạn cảm thấy đi ngủ ngay có thể sẽ làm lãng phí thời gian cho bản thân.

    Saba Harouni Lurie, một chuyên gia trị liệu tại Take Root Therapy, cho biết: "Nếu ai đó tham gia vào việc trì hoãn giờ đi ngủ để trả thù, họ có thể sẽ không gặp bất cứ khó khăn nào thực sự khi đi vào giấc ngủ và sẽ ngủ". Sự trì hoãn để trả thù trước khi đi ngủ cũng có thể được xếp cùng với các kiểu trì hoãn khác, bởi về lý thuyết những gì bạn đang làm là bỏ một việc cần nên làm. Một ví dụ điển hình: một số người thức khuya để xem điện thoại hoặc say sưa với những chương trình mình thích, họ thích làm điều đó hơn là đi ngủ ngay, mặc dù họ có thể cảm thấy lo lắng cho sáng hôm sau, nhưng họ vẫn tiếp tục làm điều đó.

    Sabrina Romanoff , PsyD, một nhà tâm lý học lâm sàng tại phòng khám tư cho biết: "Một phần của những gì khiến cho những người có hành vi này cảm thấy tốt là vì chúng không xâm phạm đến thời gian làm việc hiệu quả của bạn. Quyền tự chủ dành thời gian theo cách mà mọi người biết là không 'tốt cho họ' có một phần nổi loạn nào đó".

    Bạn có biết: khi ngủ không đủ giấc thì hậu quả sẽ như thế nào?
    • Suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch.
    • Khả năng học tập và trí nhớ giảm sút.
    • Tăng cơ hội phát triển lo âu hoặc trầm cảm.
    • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
    • Tăng nguy cơ tai nạn xe hơi
    Nguyên nhân của sự trì hoãn trước khi đi ngủ
    Theo một cuộc nghiên cứu từ năm 2019, việc trì hoãn trước khi đi ngủ phổ biến rộng rãi hơn ở phụ nữ và sinh viên, cả hai đều có khả năng phải gánh nhiều trách nhiệm với việc chăm sóc con cái và bài tập ở trường, nhưng việc này cũng có thể xảy ra ở bất cứ ai không có nhiều thời gian dành cho bản thân vào trong ngày.

    Harouni Lurie nói: "Tất cả chúng ta đều muốn có được thời gian rảnh và đôi khi, khoảng thời gian rảnh duy nhất mà chúng ta có thể nắm bắt được là thời gian mà bạn vô tình đánh cắp nó, vốn là thời gian để ngủ".

    Đây là những nguyên nhân làm bạn trì hoãn trước khi đi ngủ:
    • Có một công việc căng thẳng
    • Có nhiều trách nhiệm trong gia đình và nuôi dạy con cái
    • Kiệt sức vì công việc, nuôi dạy con cái, hoặc những thứ khác
    • Làm việc nhiều giờ liên tục
    • Bạn đích thị là "cú đêm"
    Một cuộc nghiên cứu từ năm 2014 cho thấy mối tương quan vừa phải giữa sự trì hoãn nói chung và việc tham gia vào việc trì hoãn trước khi đi ngủ để trả thù. Theo đó, những người tham gia vào việc trả thù người trì hoãn trước khi đi ngủ có thể biểu hiện một số đặc điểm chung của những người trì hoãn, chẳng hạn như:
    • Theo chủ nghĩa hoàn hảo
    • Tính cách bốc đồng
    • Mức độ tận tụy làm việc thấp
    Nói chính xác hơn, không ngủ để có được nhiều thời gian cho sở thích của bản thân hơn thay vì không ngủ là do bạn không thể đi ngủ vào giờ hợp lý, cũng còn do một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) hoặc tình trạng suy tuyến giáp. Nếu bạn lo lắng rằng vấn đề thể chất là lý do khiến cho bạn không thể ngủ được, thì tốt hơn là bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Nhưng nếu bạn vẫn có thể ngủ một vài ngày trong tuần mà không phải trì hoãn thì có thể đó không phải là vấn đề về sức khỏe cần kiểm tra.

    Làm thế nào để ngăn chặn sự trì hoãn trước khi đi ngủ?
    Cách tốt nhất để vượt qua sự trì hoãn trước khi đi ngủ để trả thù là quyết tâm ngừng sự trì hoãn ngủ khi ở trên giường. Tất nhiên lời nói thì dễ hơn làm. Sau đây là một số mẹo đã được thử và có hiệu quả để từ bỏ hành vi trì hoãn, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn:

    - Hạn chế uống rượu
    Kể cả uống một cách không thường xuyên và uống rượu trong vòng khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ. Hoặc tốt nhất là tránh hoàn toàn việc uống rượu, thay thế bằng một số loại nước không có cồn thơm ngon khác.

    - Ngừng uống chất caffeine vào buổi chiều
    Cơ thể mất khoảng mười giờ để loại bỏ hoàn toàn chất caffeine khỏi cơ thểcủa bạn, vì vậy uống cà phê vào buổi chiều cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bạn.

    - Xây dựng thói quen trước khi đi ngủ
    Hãy tìm thứ gì đó thư giãn giúp bạn sống chậm lại một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ. Đó có thể là những việc như đi bộ ngắn, tắm nước nóng hoặc nghe một số bản nhạc yên tĩnh.

    - Tạo môi trường thuận lợi cho giấc ngủ
    Hãy bắt đầu tắt đèn hoặc để đèn mờ trong phòng trước khi đi ngủ, nhiệt độ lý tưởng cho giấc ngủ là từ 16 đến 23 độ C. Điều này sẽ giúp cơ thể sản sinh ra melatonin, một loại hormone giúp bạn dễ ngủ.

    - Tránh sử dụng màn hình điện tử trên giường

    Đã đến lúc từ bỏ thói quen xấu này vì đây cũng là cách mà những người trì hoãn giấc ngủ vẫn thường làm.

    Những lời khuyên này chưa chắc đã giải quyết được rốt ráo vấn đề, bạn vẫn có thể tiếp tục trì hoãn giấc ngủ vì nguyên nhân căn bản của việc này là do bạn không có đủ thời gian và quyền tự chủ cho bản thân, nên vẫn còn tồn tại ở đó.

    Nếu đúng như vậy, bạn hãy tiếp tục cân nhắc đánh giá các ưu tiên của bạn. Trước tiên, hãy xác định xem bạn muốn có nhiều thời gian hơn cho việc gì trong ngày, chẳng hạn như cho gia đình, sở thích của bản thân hay điều gì khác. Sau đó, hãy tiếp tục xem xét chi tiết các công việc nào đang tiêu tốn phần lớn thời gian của bạn và xem liệu có cách nào để tổ chức lại hoặc sắp xếp lại để có được khoảng thời gian thực sự cho những gì bạn muốn hay không.

    Harouni Lurie nói: "Đôi khi bạn vẫn có thể trì hoãn giấc ngủ để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và nếu điều này chỉ là thỉnh thoảng thì hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng nếu nhu cầu của bạn được đáp ứng vào ban ngày thì có thể bạn sẽ không còn hứng thú với việc phải thức trong đêm nữa".

    Nếu bạn đã thực hiện tất cả những cách trên mà vẫn còn cảm thấy khó khăn với việc trì hoãn trước khi đi ngủ thậm chỉ sau cả vài tuần rồi, thì bạn nên tìm gặp bác sĩ trị liệu để giúp bạn hiểu và giải quyết bất cứ vấn đề căn cơ nào gây ra chứng bệnh này.

    Tham khảo bản gốc ở đây:
    - https://www.insider.com/revenge-bedt...RhVluZj5DMi2VQ

Working...
X