Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Chi Địa Đinh - Bồ Công Anh - 20+ Công Dụng

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Chi Địa Đinh - Bồ Công Anh - 20+ Công Dụng

    Bồ công anh hay rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày là một loài cây thân thảo thuộc họ Cúc, sống một năm hoặc hai năm.

    Chi Địa đinh (Dandelions) ... "răng sư tử".
    Chi Địa đinh hay còn gọi chi bồ công anh là chi thực vật có hoa thuộc họ Cúc, có nguồn gốc từ các khu vực ôn đới của Bắc Bán cầu trong Cựu Thế giới. Giống như nhiều loài khác thuộc họ Cúc, các loài trong chi này có cụm hoa hay cụm hoa hình đầu.
    ...
    Pissenlit ... Le pissenlit tient son nom de ses vertus diurétiques.

    Gần chục cái tên Việt ... chắc không phải dạng "dừa" !!!










    20+ Công dụng của Cây Rau Bồ Công Anh, Rễ, Lá, Hoa và Cách Sử Dụng

    Bồ công anh có nhiều tác dụng tốt như trị mụn nhọt, lở loét lâu ngày, rắn cắn, viêm kết mạc cấp tính, đau dạ dày, táo bón, viêm ruột thừa, viêm gan cấp tính, quai bị, bỏng nhiễm trùng, viêm bàng quang, loãng xương,... đặc biệt khả năng giúp thông tia sữa ở bà mẹ đang cho con bú.

    Mục Lục
    Chuyện mẹ bỉm bị căng vú do tắc sữa và kết quả sau khi dùng bồ công anh
    Bồ công anh là cây gì?
    Cây bồ công anh mọc ở đâu
    Cây bồ công anh có mấy loại
    Tác dụng của cây bồ công anh
    Cây bồ công anh chữa bệnh gì?
    Cách dùng bồ công anh
    Tác dụng phụ của bồ công anh
    Ý nghĩa của cây bồ công anh
    Hình ảnh cây bồ công anh Việt Nam

    Chuyện mẹ bỉm bị căng vú do tắc sữa và kết quả sau khi dùng bồ công anh
    Chị K.A 26 tuổi sống tại Hà Nội mới sinh bé, tháng đầu tiên sữa vẫn bình thường nhờ con bú đều và dùng máy vắt sữa. Nhưng đến tháng thứ 2, đột nhiên bé lười không chịu bú mà chỉ thích ti bình.

    Lượng sữa cơ thể sản xuất không được tiêu thụ kịp, dùng liên tục máy vắt đau và mệt mỏi. Khiến phần vú bị căng sưng do tích sữa, dần dần gây ra tắc tia, dù sữa rất nhiều nhưng vắt mãi không ra.

    Được người thân mách cho dùng lá bồ công anh tươi xay sinh tố, vắt lấy nước uống, phần bã đắp lên bầu vú. Khoảng một tuần sau tình trạng sưng đau đã hết, sữa vắt ra đều. Lúc này bé cũng bắt đầu ti mẹ trở lại. – Chị K.A phấn khởi chia sẻ.

    Bồ công anh là cây gì?
    Cây bồ công anh có tên khoa học là Lactuca indica L.. thuộc họ Cúc, ở Việt Nam còn gọi là rau bồ cóc, rau lưỡi cày, mũi mác, diếp hoang, diếp trời.

    Thuộc cây thân thảo, sống từ 1 – 2 năm, thân mọc đứng, nhẵn, có đốm tía, cao từ 0.5 mét – 2 mét. Lá bồng công anh so le nhau, không cuống, các lá có răng hoặc hoàn toàn nguyên.
    Click image for larger version  Name:	BoCongAnh1.JPG Views:	3 Size:	37.2 KB ID:	110549



    Cụm hoa tụ họp thành chùy có chiều dài từ 20-40cm, mọc ở ngọn thân và kẽ lá, phân nhánh nhiều. Bao hoa hình trụ, có từ 8-10 hoa màu vàng nhạt trên mỗi đầu. Tràng hoa lưỡi dài, vòi nhụy có gai và tai hình dùi.

    Quả màu đen, có lông trắng nhạt, thân và lá có nhựa chảy ra khi bấm vào, hoa bồ công anh thường nở vào tháng 6 – 7 hằng năm và kết quả tháng 8-9 cùng năm.

    Cây bồ công anh mọc ở đâu
    Loài cây này mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, vùng trung du và đồng bằng có độ cao dưới 1000m so với mặt nước biển, dễ trồng bằng hạt và thu hoạch sau 4 tháng. Ưa những nơi đất ẩm như ven đường đi, trong vườn, nương rẫy, thửa ruộng hoặc bãi sông.

    Ngoài ra còn mọc nhiều các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Indonexia, Philippin, Ấn Độ và các nước Đông Dương. Người dân thường hái lá về dùng tươi hoặc phơi khô. Hoa và quả bồ công anh đều có thể sử dụng và có nhiều tác dụng tốt.
    Click image for larger version  Name:	BoCongAnh2.JPG Views:	1 Size:	26.8 KB ID:	110550



    Cây bồ công anh có mấy loại
    Theo Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, trong cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam cho biết: Cái tên bồ công anh dùng để chỉ ít nhất 3 loại thực vật khác nhau:

    Cây bồ công anh Việt Nam (loại thân cao): Tên khoa học Lactuca indica, thuộc họ cúc Asteraceae, các tên gọi khác là Diếp hoang, Rau bồ cóc, Mót mét, Diếp dại, Rau mũi cày, Diếp trời hay Mũi mác. Mọc chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
    Click image for larger version  Name:	BoCongAnh3.JPG Views:	1 Size:	31.4 KB ID:	110551



    Loại này có thân cao từ 60 đến 100cm, lá mỏng, nhăn nheo, hình mũi mác, không có cuống hoặc có như không, mặt trên màu nâu sẫm, mặt dưới có màu nâu nhạt, mép có răng cưa thưa. Thân thẳng, đường kính trung bình 0,2cm, có mấu mang lá, thu hoạch lá và cành vào tháng 5-7.

    Bồ công anh Trung Quốc (loại thân thấp): Tên khoa học Taraxacum officinale F. H. Wigg, thuộc họ nhà cúc Asteraceae, tên gọi khác là bồ công anh lùn. Đây là loại được chủ yếu được dùng làm thuốc chữa bệnh, chính là loại nhắc đến trong bài viết này.
    Click image for larger version  Name:	BoCongAnh4.JPG Views:	1 Size:	32.9 KB ID:	110552




    Về đặc điểm: Có thân cực ngắn chỉ cao từ 40-60cm mọc trực tiếp từ rễ lên, lá đơn, mọc chụm ở gốc giống hình hoa thị, màu xanh lục, mặt dưới nhạt hơn mặt trên, lá mọc giữa thẳng lên còn các lá bên ngoài thì cong xuống. Chiều dài lá dao động 15-30cm, rộng từ 4-6cm, mặt trên phẳng, cuống dẹp, mép lá xé răng cưa to nhỏ không đều giống như bị xé rách.

    Rễ đâm thẳng xuống đất, hình trụ, hoa màu vàng mọc trên cùng, khi hoa về già thì thu được hạt. Quả hình bầu dục, thuôn hẹp, màu nâu đen dài từ 0,3-0,4cm. Tất cả bộ phần từ rễ, thân, lá và hoa đều được dùng làm thuốc.

    Cây chỉ thiên: Tên khoa học Elephantopusvscaber L, cũng họ nhà Cúc Asteraceae. Tên gọi khác là cây cỏ lưỡi chó, cây thổi lửa, cỏ lưỡi mèo, dân tộc Tày gọi là nhả đản, dân tộc Thái gọi là co tát nai, các thầy lang gọi là thiền hồ nam, trong sác y học Trung Quốc gọi là khổ địa đàm, suy hỏa căn hoặc thiên giới tháu… Mọc chủ yếu ở miền Nam, ít được dùng làm thuốc.
    Click image for larger version  Name:	BoCongAnh5.JPG Views:	1 Size:	31.1 KB ID:	110553



    Ở nước ta, dựa vào màu sắc người ta còn phân thành 3 loại: bồ công anh vàng, tím và trắng. Tất cả các loại đều có thể sử dụng làm rau hoặc trà, tuy nhiên do dược tính khác nhau nên phải phân biệt rõ và thận trọng liều lượng khi dùng.

    Tác dụng của cây bồ công anh
    Ở Mỹ, bồ công anh được xem là “thần dược” có nhiều tác dụng, đặc biệt là điều trị ung thư vú hay loét bao tử. Thành phần chứa nhiều sắt (tương đương với lượng sắt tìm thấy trong rau dền), Vitamin A (lượng cao), B, C, chất béo, tinh bột và nhiều nguyên tố vi lượng khác như Magiê, Canxi, Sodium…

    Bồ công anh được dùng để trị đau bụng, đau cơ, đau khớp, ợ hơi, chán ăn, vết bầm tím và vết chàm. Các công dụng khác như lợi tiểu, lợi đại tiện và giúp nhuận trường.

    Một số nơi dùng làm thuốc trị viêm (nhất là viêm nhiễm lan truyền) và cả bệnh ung thư. Trong bồ công anh chứa Polysaccharides là loại chất có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư vú hiệu quả ở nữ giới. Ngoài ra còn được dùng để bổ tỳ vị, bổ máu và dưỡng da.

    Cây bồ công anh chữa bệnh gì?
    1. Trị sản hậu không cho con bú, bị căng sưng vú do sữa tích
    Lấy bồ công anh giã nát, ngày 3-4 lần đắp lên vú.

    2. Trị đinh nhọt
    Lấy bồ công anh giã nát, vắt nước trộn với rượu, sắc uống cho ra mồ hôi.

    3. Chữa chứng lở loét lâu ngày, rắn, bọ cạp cắn
    Giã nát bồ công anh, đắp vào vết thương.

    4. Chữa viêm kết mạc cấp tính
    Dùng 80gr bồ công anh tươi, 7 trái chi tử, sắc uống ngày 2 lần. Kết hợp dùng bồ công anh sắc nước xông mắt.

    5. Chữa ung độc sưng tấy cấp tính
    Dùng 40gr bồ công anh, sắc lấy nước uống.

    6. Tiêu độc, giảm mụn nhọt
    Dùng 12gr bồ công anh, 12gr vòi voi, 12gr không đầu ngựa, 12gr liên kiều, 10gr kinh giới, 10gr kim ngân hoa, 10gr cỏ mần trầu, 10gr hạ khô thảo, đem phơi khô thái nhỏ, sắc với 400ml nước cho còn 100ml, chia ra uống 2 lần trong ngày.

    Hoặc bài thuốc thứ 2 là lấy lá bồ công anh tươi, lá phù dung, rễ gai cũng có tác dụng giảm mụn nhọt.

    7. Chữa bệnh đau dạ dày
    Dùng 20gr lá bồ công anh khô, 10gr lá khổ sâm, 15gr lá khôi, 300 ml nước, đun sôi 15 phút, cho thêm ít đường chia ngày 3 lần uống, liên tục trong vòng 10 ngày thì nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục uống cho đến khi khỏi.

    8. Chữa chứng táo bón, nhuận tràng, viêm Amidan
    Sử dụng 120 – 180gr bồ công anh khô sắc uống ngày 2 lần.

    9. Chữa viêm ruột thừa
    Dùng 40gr bồ công anh, 20gr đại hoàng, 20gr kim ngân hoa, 20gr xuyên luyện tử, 12gr đào nhân, 16gr xích thược, 12gr sinh cam thảo, sắc hỗn hợp trên uống ngày 2 lần.

    10. Trị bệnh viêm gan cấp tính
    Dùng 20gr nhân trần, 20gr bồ công anh, 20gr thổ phục linh, 20gr bạch mao căn, sắc lấy nước uống ngày 2 lần.
    Click image for larger version  Name:	BoCongAnh6.JPG Views:	1 Size:	28.7 KB ID:	110554



    11. Chữa bỏng nhiễm trùng
    Giã nát bồ công anh tươi, trộn với cồn 75 độ, đắp lên vết bỏng.

    12. Chữa bệnh quai bị
    Dùng 30gr bồ công anh tươi (Nếu dùng loại khô thì 20gr), giã nát, thêm lòng trắng trứng gà và đường phèn bọc vải, đắp vào vùng quai bị.

    10. Trị nốt ruồi da
    Đắp bồ công anh tươi lên nốt ruồi.

    11 Chữa viêm bàng quang, tiêu hóa kém
    Dùng 40gr bồ công anh, 12gr sa nhân và 24gr quất bì, tán thanh bột, uống ngày 3 lần mỗi lần 2gr.

    12. Chống loãng xương, bảo vệ xương
    Nhờ hàm lượng Canxi và Magie cao, rất hữu ích cho bệnh nhân bị loãng xương hay còi xương. Lá bồ công anh và cà rốt xay thành nước uống mỗi ngày 1 cốc 100ml rất hiệu quả.

    13. Trị bệnh rối loạn gan mật
    Nước ép lá bồ công anh và cải xà lách thành một hỗn hợp, giúp gan mật hoạt động tốt hơn, người bệnh nhân vàng da, đau gan có thể dùng loại nước ép này hằng ngày.

    14. Tăng cường sức khỏe, chữa chứng suy nhược cơ thể
    Bồ công anh tăng sức đề kháng, lợi máu, thải độc cơ thể rất tốt, một cốc nước ép lá tươi mỗi ngày giúp cải thiện nhanh chóng.

    15. Trị mụn cóc
    Dùng phần gốc của cây và lấy chất dịch tiết ra từ cây bôi vào mụn cóc, ngày 3 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

    16. Chữa viêm loét dạ dày, ung thư vú
    Ngày 20gr bồ công anh khô, thêm vào kim ngân hoa và hạ khô thảo cùng lượng, sắc với 600ml còn 300ml uống ngày 2-3 lần.

    17. Phòng ngừa các bệnh do thiếu Vitamin K
    Vitamin K có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim và xương, cung cấp khoáng cho xương (giúp cải thiện chức năng và hạn chế nguy cơ gãy xương), chống đông máu (tốt cho phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt), duy trì chức năng hệ chuyển hóa và chức năng não bộ.

    Ngoài ra còn phòng ngừa các bệnh ung thư như dạ dày, tiền liệt tuyến, mũi, miệng và kết tràng.

    Vào năm 2014 người ta tiến hành nghiên cứu trên 7000 người tình nguyện, kết quả cho thấy Vitamin K giúp giảm đáng kể nguy cơ tử vong do tim mạch và ung thư. Điều đặt biệt là bồ công anh có thể cung cấp cho cơ thể tới 500% giá trị Vitamin K mỗi ngày.

    18. Phòng bệnh tiểu đường
    Uống trà bồ công anh là cách để kích thích cơ thể sản sinh Insulin và điều tiết lượng đường trong máu giữ ở mức ổn định nhờ cơ chế loại bỏ lượng đường dư thừa.

    Trên thân bồ công anh có một lớp sáp lỏng, nếu va chạm vào nó sẽ dính lên da giúp sát trùng, diệt nấm, trừ sâu và vi khuẩn tấn công da. Đặc biệt những người bị ngứa hay kích thích da do chàm, vảy nến, nhiễm trùng da hoặc bệnh ecpet mảng tròn thì có thể dùng lớp sáp này để điều trị.

    19. Chống oxy hóa
    Trong bồ công anh chứa nhiều chất chống oxi hóa giúp cơ thể chống lại tổn thương do các gốc tự do gây ra (nguyên nhân gây ra lão hóa nhanh và bệnh ung thư).

    Tại Đại học Windsor Canada, vào năm 2011 người ta đã tiến hành nghiên cứu trên rễ bồ công anh, kết quả cho thấy khả năng loại bỏ ung thư nhờ cơ chế tiêu diệt các gốc tự do.

    20. Công dụng lợi tiểu
    Dùng rễ bồ công anh là cách giúp giảm axit uric, thúc đẩy gan thải độc, kích thích sản xuất nước tiểu, ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, có lợi cho cơ quan sinh sản.

    Đặc biệt những người có nguy cơ mắc ung thư bàng quang, nếu dùng bồ công anh thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn căn bệnh này nhờ cơ chế tăng lượng nước tiểu, giúp cơ thể nhanh đào thải độc tố, không cho tích tụ tại bàng quang.

    21. Phòng chống nhiễm trùng đường tiết niệu
    Uống trà bồ công anh giúp hạn chế các vấn đề về thận và nang tại cơ quan sinh sản, khi kết hợp với một loại thảo dược khác có tên là uva ursi giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới.

    Đó là nhờ công dụng lợi tiểu, chống viêm của bồ công anh và khả năng loại bỏ vi khuẩn của uva ursi.

    Ngoài ra người ta còn dùng bồ công anh làm món ăn thơm ngon, chế biến trà khô sử dụng hằng ngày, thanh lọc cơ thể, thải độc gan cùng nhiều tác dụng khác chưa kể đến.

    Cách dùng bồ công anh
    Có nhiều cách sử dụng bồ công, tùy vào mục đích mà sẽ áp dụng cách thức khác nhau. Sau đây, Caythuocdangian.com xin chia sẻ tới bạn đọc một số cách cơ bản:

    Trà rễ và hoa bồ công anh: Dùng rễ hoặc hoa ngâm trong nước sôi 30 phút rồi uống như trà.

    Nấu nước rễ bồ công anh nướng: Rễ mang rửa sạch, cắt lát mang nướng 30 phút ở nhiệt độ 300oC, rồi lấy ngâm với nước sôi 10 phút uống. Cách này giúp giải độc, tăng cường chức năng gan, tăng cường miễn dịch, có thể uống vào buổi sáng thay cà phê.

    Làm nước sốt món ăn: Kết hợp với rau ngò làm nước sốt giúp tăng hương vị món ăn, lại giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa gốc tự do, kháng virus và hỗ trợ cơ thể giải độc.

    Nguyên liệu trong món salad: Có thể thêm bồ công anh vào các món rau trộn như bông cải xanh, cải trắng, tuy nhiên nó có vị hơi đăng hơi khó ăn. Cách này giúp bổ sung Vitamin C, tăng cường chất cơ.

    Món rau xào: Dùng lá bồ công anh xào với tỏi như rau muống vậy, khi ăn vắt đều chút chanh lên rất ngon. Có thể bổ sung thêm hành tây hoặc ớt tùy khẩu vị.

    Nguyên liệu một số món ăn khác: Có thể thêm vào các món như mì ống hay hải sản, có thể bày hoa trang trí tăng tính thẩm mỹ.

    Đối với món cá hồi, thái nhỏ bồ công anh rồi trộn với cá, giúp bổ sung chất béo, Omega 3 và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe.

    Tác dụng phụ của bồ công anh
    Khi dùng bồ công anh một số người có thể bị phản ứng phụ như nôn mửa, buồn nôn, chán ăn, viêm túi mật, sỏi mật, viêm da tiếp xúc, phản ứng mẫn cảm. Tuy nhiên chúng chỉ xảy ra với số ít, những người có cơ địa không hợp có thể thuộc các nhóm sau:

    Trẻ em, người có bầu hoặc đang cho con bú Người cao huyết áp, suy tim sung huyết, mắc bệnh tiểu đường hoặc mất cân bằng điện – nước sinh lý

    Người mắc hội chứng bệnh tiêu hóa, kích thích ruột, tắc ruột, tắc ống dẫn mật hoặc dị ứng với nhựa cao su

    Người bị mẫn cảm với loại thảo dược này

    Người bị tỷ vị hư hàn, tiêu chảy hoặc lạnh bụng.

    Ý nghĩa của cây bồ công anh
    Đối với tình yêu: Tượng trưng cho một tình yêu thuần khiết và trong sáng ở những người trẻ tuổi, có nhiều ước mơ, nhiều người rất thích hoa bồ công anh, đã có nhiều câu chuyện cảm động hay bộ phim gắn liền với loại hoa này.

    Đối với cuộc sống: Khi nở bông, bồ công anh sẽ tạo ra rất nhiều bông nhỏ bay cao xa phát tán trong không khí nhờ gió. Điều đó cũng tượng trưng cho những ước mơ với mong muốn được chắp cánh và vươn xa.
    Hình ảnh cây bồ công anh Việt Nam
    Click image for larger version  Name:	BoCongAnh7.JPG Views:	1 Size:	15.5 KB ID:	110555




    Click image for larger version  Name:	BoCongAnh8.JPG Views:	1 Size:	12.7 KB ID:	110556





    Click image for larger version  Name:	BoCongAnh9.JPG Views:	1 Size:	30.4 KB ID:	110557




    Click image for larger version  Name:	BoCongAnh10.JPG Views:	1 Size:	19.3 KB ID:	110558







    https://caythuocdangian.com/bo-cong-anh/
Working...
X