Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thuốc viên có được bẻ hay nghiền nhỏ ra hay không?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Thuốc viên có được bẻ hay nghiền nhỏ ra hay không?

    Việc nghiền nát một số loại thuốc viên có thể khiến cho bệnh nhân gặp nguy cơ bị nhiễm độc. Khi thuốc được nghiền nát, bột mịn được tạo ra có thể xâm nhập vào cơ thể qua miệng hoặc mũi.

    Thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau như dạng rắn (viên nén, viên nang), dạng lỏng (sirô, thuốc chích) hoặc dạng khí (thuốc xịt, hít). Nhiều bệnh nhân (do bị bệnh về thực quản, người lớn tuổi hoặc trẻ em) gặp khó khăn trong việc nuốt thuốc dạng rắn (viên nén và viên nang). Để thuận tiện cho việc sử dụng, chúng ta có thể cắt nhỏ hoặc nghiền thành bột một số loại thuốc nhất định.

    Tuy nhiên, với nhiều loại thuốc viên như thuốc trị ung thư, thuốc dạng phóng thích kéo dài, thuốc dạng bao tan trong ruột…, việc cắt hay nghiền viên thuốc sẽ làm mất tác dụng dược tính của chúng. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu có sự nghi ngờ hoặc không rõ, hãy hỏi ý kiến của dược sĩ để được tư vấn thêm.

    Một số trường hợp cần phải nghiền nhỏ thuốc:
    • Tạo thuận lợi cho việc truyền thuốc qua ống truyền thức ăn ở bệnh nhân bị khó nuốt.
    • Bệnh nhân phải nghiền nhỏ thuốc và trộn với thức ăn hoặc đồ uống để che bớt đi mùi vị của thuốc gây ra kém ngon miệng.
    • Một số viên nén cần liều lượng cụ thể cho trẻ em nhưng không có sẵn ở dạng lỏng. Do đó, thuốc cần được nghiền nhỏ, hòa tan và đo liều lượng cho phù hợp.
    Các yếu tố cần được xem xét trước khi nghiền thuốc uống dạng viên
    • Hầu hết loại thuốc sẽ có nhãn cảnh cáo trên bao bì như "thuốc không được bẻ đôi, nhai hoặc nghiền nát", bệnh nhân hoặc người nhà chăm sóc cần nên kiểm tra kỹ trước khi sử dụng. Nếu không thấy nhãn cảnh cáo, hãy hỏi dược sĩ trước khi nghiền bất cứ viên thuốc nào.
    • Khi dùng thuốc theo toa, bạn không được nghiền nát viên thuốc, mở viên nang ra hoặc nhai mà không hỏi trước dược sĩ xem nếu làm như vậy, liệu có được an toàn hay không?
    • Đối với thuốc không kê toa, hãy đọc kỹ phần "thông tin về thuốc" trên nhãn để biết bất cứ hướng dẫn nào về việc liệu viên nén hoặc viên nang nên được nuốt nguyên viên mà không cần nghiền nát, nhai hoặc mở ra.
    Một số loại thuốc việc cắt hay nghiền sẽ làm mất tác dụng dược tính của chúng.(Ảnh: Securingindustry)
    Khi có nhu cầu nghiền thuốc rắn uống, việc nắm rõ thông tin về dạng và công thức của thuốc là rất quan trọng. Thuốc ở dạng viên nén không có lớp phủ. Viên nén bao phủ polymer mỏng hoặc đường nói chung có thể được nghiền nhỏ. Tuy nhiên, cần phải xem xét thêm đối với các loại thuốc được bọc đường, vì chức năng của nó là che đi vị đắng của thuốc.

    Ngoài ra, việc nghiền nát thuốc viên, viên nén hoặc viên nang đã mở ra cũng có thể khiến cho người bệnh gặp nguy cơ bị nhiễm độc. Khi thuốc được nghiền nát, bột mịn được tạo ra có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng hoặc mũi. Do đó, việc nghiền các thuốc chữa bệnh ung thư, một số loại thuốc kháng sinh và nội tiết tố bị cấm.

    Cách nghiền thuốc
    Nếu một viên thuốc có thể được nghiền nát, chúng ta có 3 cách an toàn và hiệu quả để làm điều này:
    • Dụng cụ nghiền thuốc viên: Thiết bị này hoạt động bằng cách nghiền viên thuốc thành bột mịn để trộn với thức ăn hoặc đồ uống. Hầu hết máy nghiền thuốc đều là thiết bị cầm tay mà bạn vặn để đạt được độ nghiền mịn.
    • Cối và chày: Dụng cụ này luôn là một sự lựa chọn tốt và dễ tìm mua ở bất cứ nơi đâu. Mua cối và chày có bề mặt nhẵn để tránh các phần tử thuốc có thể dính vào các rãnh. Lưu ý sử dụng riêng cối chày để nghiền viên thuốc, không dùng chung cối đã qua sử dụng dùng chế biến thực phẩm để tránh bị nhiễm bẩn.
    Một loại dụng cụ cắt thuốc. (Ảnh: Seniorcare).
    • Dụng cụ cắt thuốc: Một số viên thuốc không thể được nghiền nát, nhưng chúng có thể được chia nhỏ. Trong trường hợp này, chúng ta có thể mua dụng cụ tách thuốc để cắt những viên thuốc thành 1/2 hoặc thậm chí 1/4. Dụng cụ tách này giúp tránh việc dùng dao, hạn chế việc lở cắt vào tay nếu viên thuốc nhỏ hoặc tròn.
    Một số trường hợp gặp khó khăn trong việc nuốt cả viên thuốc như người già, trẻ em, đặt ống thông dạ dày, người bị tình trạng khó nuốt như bệnh nhân ung thư, đã trải qua cơn đột quỵ hay bệnh Parkinson. Đối với những bệnh nhân này, việc nuốt cả viên thuốc là một sự trở ngại lớn, có thể dẫn đến nguy cơ bị hóc hoặc nghẹn. Bên cạnh đó, việc nuốt sai cách một số loại thuốc ngoài làm giảm hiệu quả điều trị còn có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như viên Alendronate (dùng trong điều trị loãng xương) có thể gây ra bị loét thực quản.

    Bệnh nhân không thể nuốt cả viên thuốc phải xử trí như thế nào?
    Với những trường hợp không thể nuốt cả viên thuốc, bạn cần chuyển sang sử dụng ở cách thức dùng khác dưới sự tư vấn của dược sĩ. Nhiều loại thuốc có các dạng bào chế khác nhau để phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân như sirô, thuốc viên sủi bọt, viên đặt hậu môn trực tràng hoặc chích qua tĩnh mạch, chích ở bắp thịt,…

    Ví dụ, thuốc có chứa Esomeprazole (dùng trong điều trị loét dạ dày) thường được bào chế ở dạng viên bao tan trong ruột không được nhai, bẻ, nghiền. Bệnh nhân không nuốt được viên thuốc có thể chuyển sang đường dùng khác như cốm pha hỗn dịch uống hoặc chích qua tĩnh mạch, truyền qua tĩnh mạch. Thuốc giảm đau, hạ sốt chứa thành phần paracetamol có dạng thuốc sirô, viên đặt hậu môn trực tràng phù hợp cho trẻ nhỏ.

    Bên cạnh việc đổi cách thức dùng thuốc, bạn có thể bẻ viên theo vạch chia/khía có sẵn trên viên thuốc hoặc xử trí riêng cho một vài loại thuốc dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

    Ví dụ, thuốc Esomeprazole dạng viên nang cứng chứa vi hạt bao tan trong ruột, bạn có thể mở nang thuốc và hòa tan vào nửa ly nước không có chứa carbonate cho bệnh nhân khó nuốt.

    Tóm lại, với một số viên nén rất thông dụng như paracetamol dạng thường, việc chia nhỏ thuốc cho trẻ em là được chấp nhận. Tuy nhiên, với các thuốc được bào chế phức tạp hơn như dạng phóng thích kéo dài, dạng phóng thích tại đích đến hoặc thuốc trị ung thư, có ngưỡng độc tính thấp (các dạng mà người dân có thể không đủ chuyên môn để nhận biết), chúng tôi không khuyến khích chia nhỏ thuốc. Hãy hỏi tư vấn của các dược sĩ, là những người chuyên gia về thuốc để việc sử dụng an toàn và hợp lý nhất.

    Bài viết này do tiến sĩ, dược sĩ Phạm Đức Hùng, Bệnh viện Cincinnati, Ohio, Mỹ công bố

Working...
X