Announcement

Collapse
No announcement yet.

"DELILAH -TÌNH HẬN" MỘT BẢN BALLAD GIẾT NGƯỜI

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    "DELILAH -TÌNH HẬN" MỘT BẢN BALLAD GIẾT NGƯỜI


    "DELILAH - TÌNH HẬN" LÀ MỘT BẢN BALLAD GIẾT NGƯỜI được ghi bởi ca sĩ xứ Wales Tom Jones vào năm 1968.Sở dĩ nói vậy vì đây là những lời tâm sự cuối cùng của một tử tù trước khi lên đoạn đầu đài vì giết người yêu đã phản bội mình

    Lời bài hát Delilah được viết bởi Barry MasonSylvan Whittingham, âm nhạc của Les Reed, người cũng đóng góp các tiêu đề và chủ đề của bài hát.
    Bài hát nhận được giải thưởng Ivor Novello award cho Bài hát hay nhất về âm nhạc và ca từ.



    Phiên bản “Delilah” của Tom Jones du nhập vào Việt Nam cuối thập niên 1960 được nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt dưới tựa đề “Tình Hận”, và bài của nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng mang tên “Giết Người Yêu Dấu”.



    Mời thưởng thức “Tình Hận_Delilah” lời Việt
    của NS Phạm Duy qua tiếng hát CS Tuấn Ngọc







    oOo




    “Delilah” là một “tình khúc giết người” do Barry Mason và Sylvan Whittingham Mason sáng tác lời, Les Reed soạn nhạc và đặt tựa đề, được ca sĩ Tom Jones (người Welsh) thu âm năm 1968. Nó đã giúp cho Les Reed và Barry Mason đoạt giải “Ivor Novello” năm 1968 dưới đề mục “Best Song Musically and Lyrically”.


    Bài hát vượt lên vị trí #1 trên bảng sắp hạng của nhiều quốc gia, trong số này có Đức (Germany) và Thụy Sĩ (Switzerland).


    Bài hát chiếm vị trí #2 trên bảng sắp hạng của Anh tháng 3 năm 1968 và là đĩa đơn thứ sáu bán chạy nhất năm đó. Bảng sắp hạng toàn quốc “US Billboard” của Hoa Kỳ ghi nhận nó nằm ở vị trí #15.




    Mặc dù thể loại bài hát nằm trong “soulful rock-and-roll”, nhưng nó được chấp nhận là một bài hát mạnh mẽ theo truyền thống nước Anh.


    Tom Jones diễn tả bài hát trong vai một người bị tình phụ theo dõi người tình của mình đang làm tình với một người đàn ông khác qua màn che cửa sổ. Và anh ta cảm nhận cô nàng không tốt lành với anh ta và anh ta nổi điên. Anh ta chờ sau khi người đàn ông ra về lúc trời vừa sáng liền đến gõ cửa, cô nàng mở cửa cười vào mặt anh ta. Anh ta dùng dao giết nàng chết. Hốt nhiên anh ý thức hành động giết người của mình nên cầu khẩn xin nàng tha tội trước khi cảnh sát tới phá cửa mang anh ta đi.


    Phiên bản của Tom Jones được thu âm với dàn nhạc lớn theo cung điệu flamenco và dứt ở nốt A4. Phiên bản này cũng đã được nhiều nghệ sĩ khác thu âm nhiều lần, trong số này có Il Volo, Inkubus Sukkubus, Flogging Molly, The Sensational Alex Harvey Band, Jimmy Fontana, Dick Montana, Sam Sorono, Peter Alexander, Paddy Goes To Holyhead, Faith No More, và Horace Andy với thể điệu reggae.


    “Delilah” là bài nhạc thiều của đội tuyển rugby (banh bầu dục) Wales. Năm 1999 hai đội Wales và England tranh giải vô địch ở vận động trường quốc gia Wembley Stadium tại London, Tom Jones được mời hát trong phần văn nghệ phụ diễn cho trận chung kết của hai đội. Đội Wales thắng giải. Đâylà lần đầu tiên trong lịch sử của Wales, đội Wales đã đoạt giải vô địch “United Kingdom”.




    Tom Jones cũng được mời trình diễn “Delilah” trong dịp kỷ niệm 60 năm “Diamond Jubilee” của Nữ hoàng Elizabeth II (nước Anh) ngày 4 tháng 6 năm 2012.


    “Delilah” chẳng những được dùng làm nhạc nền cho nhiều phim ảnh như:


    – “Edward Scissorhands” năm 1990
    – “Hercules Returns” năm 1993
    – “Romance and Cigarettes” năm 2005
    – “American Hustle” năm 2013


    Mà “Delilah” còn xuất hiện trên các show TV như:


    – Only Fools and Horses, Stage Fright
    – The Simpsons, Homer the Heretic
    – Raising Hope, What Up, Cuz?
    – 2012 British Comedy Series, Citizen Khan


    Theo Philip Norman trong quyển hồi ký do ông viết về nam danh ca Elton John thì vị siêu sao nhạc pop tương lai này đã từng là một ca sĩ hát phụ họa “Delilah” trước đó.


    Phiên bản “Delilah” của Tom Jones du nhập vào Việt Nam cuối thập niên 1960s được nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt dưới tựa đề “Tình Hận”, và bài của nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng mang tên “Giết Người Yêu Dấu”.


    Giai đoạn 1968 -1970, tại Sài Gòn bùng nổ “Phong Trào Nhạc Trẻ” sau khi nhạc Pháp ồ ạt xâm nhập vào Việt Nam. Giới trẻ Việt Nam yêu nhạc Pháp lâm vào tình trạng bị Pháp hóa. Do đó, một “Hội nghị bàn tròn” được chủ xướng do NS Trường Kỳ (là anh em cột chèo với NS Vũ Xuân Hùng) chủ động mời các bạn nhạc sĩ quan tâm về vấn đề này cùng gặp nhau thảo luận. Trong số này gồm có: Jo Marcel, Nam Lộc, Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên, Lê Uyên Phương, Tùng Giang, Kỳ Phát…v.v.


    Để rồi sau đó dòng nhạc “Ngoại Quốc Lời Việt” được ra đời với sự xuất hiện của các nhạc sĩ chuyên chuyễn ngữ các ca khúc nổi tiếng quốc tế tham gia tại “Hội nghị bàn tròn” của NS Trường Kỳ đã được giới trẻ Việt Nam đón nhận nồng nhiệt. Nhờ đó, nhiều ca sĩ đã chuyển từ thể loại trữ tình sang thể loại nhạc trẻ rất thành công như: Nguyễn Chánh Tín & Bích Trâm, Minh Xuân & Minh Phúc, Thanh Lan, Duy Quang, Paolo Tuấn, Julie Quang, Carol Kim, Thanh Mai, Cathy Huệ, Pauline Ngọc, Ba Con Mèo, Ba Trái Táo, Blue Stars, Mây Trắng,…


    Trong 3 cuốn băng “Tình Ca Nhạc Trẻ 1, 2, 3” để đời của ông và NS Nguyễn Duy Biên (người bạn thân nối khố với ông từ thời Trung Học) dưới thời kỳ “Phong Trào Nhạc Trẻ”, NS Vũ Xuân Hùng chia sẻ:


    “Vào thời gian đó tôi suy nghĩ để đẩy mạnh phong trào Việt hoá này lên hơn nữa thì phải phát hành những tập nhạc những đĩa nhạc dành cho giới trẻ, để họ có thể thưởng thức hoặc trình diễn bằng ngôn ngữ Việt Nam nên tôi đã cùng anh Nguyễn Duy Biên (một người bạn nối khố từ thời Trung Học) bắt tay vào thực hiện những cuốn “Tình Ca Nhạc Trẻ”.


    Mỗi người chúng tôi lãnh một nhiệm vụ. Tôi, Vũ Xuân Hùng nhận phần chuyển ngữ ca khúc (với tiêu chí là chuyển ngữ chứ không được đặt lời hay chế lời). Chúng tôi mời Nam Lộc, Trường Kỳ, Tùng Giang, Lê Uyên Phương, Kỳ Phát…v.v. hợp tác, cùng các ban nhạc, các ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn thu âm, và anh Nguyễn Duy Biên thì trên cương vị nhà sản xuất (Producer), Kỹ thuật âm thanh (Sound Engineering), kiêm nhà phát hành (Distributor).”





    Nhạc sĩ Nguyễn Duy Biên (từ trái sang Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời-nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968).
    Nhạc sĩ Nguyễn Duy Biên. Từ trái sang: Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời, nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968. (Ảnh do NS Vũ Xuân Hùng và chị Xuân Hòa cung cấp. Cám ơn anh chị.)
    Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng là giáo sư dạy ngoại ngữ và triết học tại trường Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân, Đồng Tiến, sau đó ông về làm tổng thư ký tạp chí Kịch Ảnh. Năm 1970, nhờ vốn ngoại ngữ Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, ông đã chuyển ngữ hàng loạt ca khúc nước ngoài với ca từ đầy chất thơ, trong sáng được mọi người yêu thích như: “Búp Bê Không Tình Yêu”, “Em Đẹp Như Mơ”, “Chuyện Phim Buồn”, “Lãng Du”, “Xin Em Gõ Ba Tiếng”, “Mong Manh”, “Nụ Hôn Dưới Mưa”, “Dòng Sông Tuổi Nhỏ”, “Anh Thì Không”, “Nói Sao Cho Em Hiểu”.


    Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng tâm sự: “Người ta ví một bản giao hưởng như cuốn tiểu thuyết, còn ca khúc như một truyện ngắn. Vì vậy, chuyển ngữ từ một ca khúc nước ngoài sang lời Việt quả là không đơn giản chút nào. Thứ nhất, phải cảm cũng như thông được nội dung ca khúc đó, muốn vậy phải có vốn ngoại ngữ. Kế đến, làm việc với cái đầu của một nhà văn, đôi tay nhạc sĩ và trái tim người nghệ sĩ, chuyển làm sao nghe như người Việt sáng tác, điều cần nhất phải tuyệt đối tôn trọng nguyên tác, không nên ‘chế’ lời. Chuyển ngữ là sự sáng tạo bằng ngôn ngữ vừa toát lên chất thơ, vừa mềm, vừa uyển chuyển, phù hợp giai điệu lẫn nội dung”.


    Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng và gia đình định cư tại Mỹ sau biến cố 30.4.1975, công tác tại đài truyền hình ở bang California (biên tập và đạo diễn các chương trình văn nghệ, phỏng vấn ca sĩ, nghệ sĩ), đạo diễn hai bộ phim “Thói Đời” và “Bụi Bonsai”.


    Năm 1997, ông trở về Việt Nam “qui ẩn” tại “Phòng trà Văn Nghệ” (Q. Bình Thạnh). Vừa qua, đôi vợ chồng NS Vũ Xuân Hùng – Xuân Hòa chuyển qua địa điểm mới: “Phòng trà ca vũ nhạc kịch Tiếng Xưa” (đường Cao Thắng nối dài).





    Gần nửa thế kỷ chuyển ngữ ca khúc, nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng đã góp phần làm phong phú cho đời sống Âm nhạc Việt Nam và giúp nhiều thế hệ ca sĩ tạo dấu ấn trong lòng công chúng mộ điệu. (Theo NS Vũ Xuân Hùng và chị Đinh Thị Xuân Hòa)


    ( Tom Jones - Delilah Lyrics )


    Delilah
    I saw the light on the night that I passed by her window
    I saw the flickering shadows of love on her blind
    She was my woman
    As she deceived me I watched and went out of my mind
    My, my, my, Delilah
    Why? Why? Why Delilah?
    I could see that girl was no good for me
    But I was lost like a slave that no man could free
    At break of day when that man drove away, I was waiting
    I cross the street to her house and she opened the door
    She stood there laughing
    I felt the knife in my hand and she laughed no more
    My, my, my Delilah
    Why? Why? Why Delilah?
    So before they come to break down the door
    Forgive me Delilah, I just couldn't take any more
    She stood there laughing
    I felt the knife in my hand and she laughed no more
    My, my, my, Delilah
    Why? Why? Why Delilah?
    So before they come to break down the door
    Forgive me Delilah, I just couldn't take any more
    Forgive me Delilah, I just couldn't take any more




  • Font Size
    #2
    nghe bản nhạc này lại nhớ bản "hận tình trong mưa" trong bộ film của quỳnh dao..

    Comment


    • Font Size
      #3

      Comment

      Working...
      X