Announcement

Collapse
No announcement yet.

Cần làm gì khi hồ sơ bị Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ từ chối?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Cần làm gì khi hồ sơ bị Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ từ chối?

    Luật Di Trú Hoa Kỳ là loại luật rất phức tạp, do đó, theo yêu cầu của đa số bạn đọc cần am tường và thấu hiểu về luật này, tòa soạn nhật báo Người Việt mời Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương của Tổ Hợp Luật Sư Nguyễn & Lưu, www.NguyenLuu.com, phụ trách mục “Tìm Hiểu Luật Di Trú,” đăng hằng tuần trên Người Việt. Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Orange County, California, được Luật Sư Đoàn Tiểu Bang California công nhận chuyên môn về ngành Luật Di Trú Hoa Kỳ. Hiện nay California có trên 190,000 luật sư nhưng chỉ có 261 luật sư có bằng chuyên môn về Luật Di Trú, trong số đó có Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương. Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương từng làm việc cho Sở Di Trú Hoa Kỳ (INS). Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết lập hồ sơ và bổ túc các tài liệu cần thiết để được Sở Di Trú chấp thuận.

    Darren Nguyễn Ngọc Chương, Esq.
    Người Việt Nam chờ phỏng vấn xin visa ở Tòa Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại Sài Gòn. (Hình minh họa: Trung Hiếu/Thanh Niên)
    Vấn đề hồ sơ lập hôn thú giả để hưởng quyền lợi di trú hoặc ly dị giả để hưởng diện ưu tiên cao hơn không phải là một vấn đề mới mẻ và cũng không lạ gì đối với Sở Di Trú USCIS và Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ.

    Liên tiếp trong những thời gian qua, Bộ An Ninh Nội Chính và Bộ Tư Pháp đã liên tiếp khám phá ra các vụ gian lận hồ sơ di trú, đặc biệt là những diện hôn phu hôn thê và diện bảo lãnh vợ chồng từ Việt Nam.

    Chính quyền Hoa Kỳ nhận xét đây là những tổ chức được thành lập nhằm mục đích lường gạt không những đối với những người muốn định cư Hoa Kỳ và với chính quyền Hoa Kỳ. Đó là những hồ sơ công dân Hoa Kỳ đi Việt Nam làm hôn thú giả để bảo lãnh người đó sang Hoa Kỳ. Vì lý do đó việc thẩm định hồ sơ cấp chiếu khán trở nên rất khó khăn và khá nhiều hồ sơ bị từ chối sau khi được Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Việt Nam phỏng vấn.

    Trong những hồ sơ bị từ chối, có một số hồ sơ bị từ chối một cách oan uổng vì đương đơn bị phỏng vấn viên hiểu lầm hoặc Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ dựa vào một lý do vô lý hay bằng chứng không cụ thể. Cho nên trong trường hợp này, đương sự phải làm những gì để khiếu nại hoặc kháng cáo cho hữu hiệu.

    Trước khi vào đề tài nói trên, tôi sẽ trình bày một cách tổng quát về những hồ sơ bảo lãnh và thủ tục từ chối chiếu khán của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ và thủ tục Sở Di Trú USCIS thu hồi sự chấp thuận của hồ sơ bảo lãnh.

    Sau khi hồ sơ bảo lãnh được Sở Di Trú USCIS chấp thuận, hồ sơ sẽ được chuyển qua cho National Visa Center (tức là Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia) để bắt đầu thủ tục xét cấp chiếu khán. Sau khi thủ tục được hoàn tất, National Visa Center sẽ chuyển hồ sơ cho Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ để phỏng vấn người thừa hưởng.

    Khi Sở Di Trú USCIS xem xét hồ sơ bảo lãnh thân nhân họ chỉ xác định sự liên hệ gia đình, theo luật pháp, giữa người bảo lãnh và người thừa hưởng mà thôi. Nghĩa là hồ sơ bảo lãnh theo diện vợ chồng, hôn thú của người vợ và người chồng có hợp pháp hay không? Nếu người vợ hoặc người chồng có lập hôn thú trước đây thì họ phải ly dị trước khi họ lập hôn thú với người phối ngẫu hiện tại.

    Đối với hồ sơ hôn phu hôn thê, người bảo lãnh phải chứng minh rằng họ đã gặp mặt người thừa hưởng trong vòng hai năm trước khi nộp đơn, cả hai đương sự được tự do lập thú với nhau và hôn thú phải được ghi danh trong vòng 90 ngày từ ngày người thừa hưởng đặt chân đến Hoa Kỳ. Khi hội đủ điều kiện của diện bảo lãnh thì Sở Di Trú USCIS sẽ chấp thuận hồ sơ đó.

    Khi Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ phỏng vấn và xem xét hồ sơ, họ sẽ đi sâu hơn vào vấn đề. Trách nhiệm của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ là cấp chiếu khán. Họ sẽ xem xét sự liên hệ gia đình của hai người có phải chân thật hay không và người thừa hưởng có bị lọt vào một trong những điều luật cấm nhập cảnh Hoa Kỳ hay không.

    Khi Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ quyết định không cấp chiếu khán vì một lý do nào đó, thì Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ sẽ trả hồ sơ đó về cho Sở Di Trú USCIS để từ chối, vì Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ chỉ có quyền xem xét cấp chiếu khán và quyền xem xét hồ sơ bảo lãnh là của Sở Di Trú USCIS. Sở Di Trú USCIS là cơ quan xem xét và chấp thuận hồ sơ bảo lãnh lúc đầu, cho nên chỉ có Sở Di Trú USCIS mới có quyền từ chối hồ sơ bảo lãnh.

    Theo thủ tục thì sau khi người phỏng vấn viên của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ quyết định từ chối không cấp chiếu khán, hồ sơ sẽ được chuyển qua cho người cấp trên của người phỏng vấn để duyệt lại. Khi người cấp trên của người phỏng vấn đồng ý với sự từ chối đó thì hồ sơ sẽ được chính thức trả về cho Sở Di Trú USCIS.

    Thời gian từ lúc người thừa hưởng được phỏng vấn đến khi hồ sơ bị trả về cho Sở Di Trú USCIS có thể kéo dài đến sáu tháng. Có nhiều trường hợp bị lâu hơn là vì Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ muốn điều tra thêm để họ có đầy đủ chứng từ trước khi họ từ chối và trả về cho Sở Di Trú USCIS. Trong trường hợp đó Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra hồ sơ gian lận và họ sẽ cho người điều tra ra tận nhà của người thừa hưởng để thăm dò và hỏi han hàng xóm của người thừa hưởng.

    Sau khi hồ sơ bị trả về cho Sở Di Trú USCIS, Sở Di Trú USCIS sẽ gửi thông báo cho người bảo lãnh là họ đã nhận được hồ sơ trả về và họ sẽ thông báo quyết định cho người bảo lãnh vào thời gian sắp tới. Thời gian chờ đợi từ lúc Sở Di Trú USCIS nhận được hồ sơ tới khi họ thông báo quyết định mất khoảng sáu tháng đến một năm vì những hồ sơ bị trả về không phải là những hồ sơ ưu tiên.

    Thông báo quyết định của Sở Di Trú USCIS được gọi là The Notice of Intent to Revoke (tức là Thông Báo Ý Định Thu Hồi Sự Chấp Thuận). Khi Sở Di Trú USCIS gửi thông báo đó ra, họ chỉ cho người bảo lãnh 30 ngày để trả lời thông báo đó. Người bảo lãnh chỉ có 30 ngày để trả lời và kèm theo những chứng từ để chứng minh sự liên hệ gia đình của họ và trong trường hợp người bảo lãnh không trả lời hoặc trả lời sau 30 ngày đó thì Sở Di Trú sẽ thu hồi sự chấp thuận của hồ sơ bảo lãnh đó.

    Bản tin chiếu khán

    Theo yêu cầu của quý bạn đọc, sau đây là bản thông tin chiếu khán cho Tháng Sáu, 2022.

    Ưu tiên 1 – priority date là ngày 1 Tháng Mười Hai, 2014, tức là ưu tiên được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

    Ưu tiên 2A – priority date là hiện hành, tức là ưu tiên được dành cho vợ, chồng, hoặc con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân.

    Ưu tiên 2B – priority date là ngày 22 Tháng Chín, 2015, tức là ưu tiên được dành cho con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân.

    Ưu tiên 3 – priority date là ngày 22 Tháng Mười Một, 2008, tức là ưu tiên được dành cho con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

    Ưu tiên 4 – priority date là ngày 22 Tháng Ba, 2007, tức là ưu tiên được dành cho anh, chị hoặc em của công dân Hoa Kỳ.

    Quý vị có thể tự theo dõi bản thông tin chiếu khán cho hằng tháng tại website của Tổ Hợp Luật Sư Nguyen & Luu, LLP tại: nguyenluu.com.

    Mọi thắc mắc xin liên lạc: Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương hoặc Luật Sư Lưu Trọng Cẩm Thương của Tổ Hợp Luật Sư Nguyễn & Lưu, LLP địa chỉ số 1120 Roosevelt, Irvine, CA 92620. Điện thoại (949) 878-9888.
    Attached Files
Working...
X