Announcement

Collapse
No announcement yet.

Công ty máy tính khai phá sản, bán đấu giá hàng trăm card đồ họa và bo mạch chủ ở California

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Công ty máy tính khai phá sản, bán đấu giá hàng trăm card đồ họa và bo mạch chủ ở California

    Số lượng hàng tồn kho PC còn sót lại từ hãng sản xuất PC vừa khai phá sản gần đây, Artesian Builds, sẽ được bán đấu giá trong thời gian sắp tới, bao gồm một số lượng lớn bo mạch chủ, kit RAM, quạt, PC được lắp ráp một phần, bộ tản nhiệt, CPU và thậm chí là một số card đồ họa.

    2 lô linh kiện tại cơ sở California và North Carolina của công ty sẽ được bán cho người trả giá cao nhất thông qua ứng dụng Zoom. Mỗi lô hàng sẽ được bán như một giao dịch mua kết hợp, với các giá đấu thầu mới phải được đưa ra theo mức tăng mổi lần từ 5,000 USD trở lên. Điều đó có nghĩa là những người lắp ráp PC bình thường sẽ khó có thể theo dõi đợt xả kho này.

    Tuy nhiên, các công ty lắp ráp PC khác có thể quan tâm đến vụ đấu giá này, bởi 2 lô hàng này có khá nhiều thứ mà họ cần để lắp ráp những cỗ máy, chẳng hạn như:

    - 43 chiếc PC được lắp ráp một phần.
    - 413 thùng máy (case).
    - 360 CPU.
    - 359 PSU (bộ nguồn).
    - 219 kit RAM.
    - 283 bộ tản nhiệt.
    - 167 SSD và HDD.
    - 59 card đồ họa.
    - 346 bo mạch chủ.

    Ngoài ra còn có các thiết bị văn phòng và những công cụ linh tinh trong đợt đấu giá xả hàng này. Artesian Builds có đăng tải những hình ảnh trong thông báo pháp lý về việc mua bán, cho những hàng hóa này trong 2 kho hàng của mình và hầu hết trong số đó được giữ nguyên trong những ngày hoạt động cuối cùng của công ty.

    Artesian Builds được cho là đã giữ khoảng 917,595 USD tổng giá trị hàng tồn kho tại thời điểm đóng cửa. Thế nên, số tiền trao đổi trong cuộc đấu giá lượng hàng còn lại này có thể sẽ tương đối khá lớn.

    Tuy vậy, vấn đề không chỉ đến từ việc hàng tồn kho vẫn bị đình trệ kể từ khi công ty đóng cửa, còn nhiều đơn đặt hàng của khách hàng được cho là vẫn còn tồn đọng do việc công ty đóng cửa khá đột ngột. Trong bảng cân đối kế toán cuối cùng được nộp tại California như một phần của thủ tục khai phá sản, công ty liệt kê số lượng đơn đặt hàng chưa được thực hiện rơi vào khoảng 1,37 triệu USD.

    Một nhân viên cũ của công ty đã cho biết rằng có ít nhất có "hàng trăm" đơn đặt hàng PC chơi game chưa được bàn giao. Một số khách hàng cũng xác nhận rằng cơ hội để họ nhận được thiết bị đã đặt là rất thấp. Cuối cùng, họ đã gửi khiếu nại đến công ty thẻ tín dụng để được hoàn trả số tiền đặt hàng để chọn mua 1 chiếc PC ở nơi khác.

    Trong các bức ảnh 2 lô hàng, chúng ta có thể thấy những giỏ linh kiện PC đang chờ được lắp ráp vào thời điểm Artesian Builds đóng cửa. Thậm chí, có những chiếc PC đã được lắp ráp một nửa với các nhãn đính kèm mô tả mức độ sắp hoàn thiện của nó.

    Lô thứ ba cũng sẽ được bán đấu giá, mặc dù đây không phải là linh kiện PC. Lô này bao gồm tên Artesian Builds, tên miền, danh sách khách hàng, danh sách người ảnh hưởng, các nhãn hiệu đã đăng ký và một tài khoản đứng tên Artesian Builds. Về lý thuyết, điều này có thể giúp một công ty khác lấy tên Artesian Builds và tái khởi động mọi thứ, nhưng vẫn không loại trừ các ý nghĩa tiêu cực với một thương hiệu không còn tồn tại nữa. Có nhiều khả năng, sẽ có một công ty sử dụng các địa chỉ liên hệ có trong lô 3, bao gồm thông tin chi tiết về khách hàng từ 3 năm trước và nhiều người có mức ảnh hưởng để xây dựng lại mới.


    Artesian Builds đã nộp đơn xin phá sản vào hồi tháng 4 năm nay, khiến cho công ty phải đột ngột đóng cửa. Nhiều nhân viên cũ giấu tên cho rằng chủ nhân Noah Katz đã thiếu kinh nghiệm trong vai trò CEO, dẫn đến sự thất bại cuối cùng của công ty.

    Việc bán đấu giá những lô hàng này là một phần nỗ lực từ các chủ nợ của Artesian Builds, nhằm lấy lại khoản tiền đã mất từ mảng kinh doanh đã ngừng hoạt động. Nếu một công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tài sản và hàng tồn kho cho các chủ nợ có bảo đảm, chẳng hạn ngân hàng, thì khách hàng có thể sẽ không nhận được bất cứ khoản bồi thường nào cho những gì đã chi ra trước khi đóng cửa. Đáng buồn thay, vẫn chưa rõ kết quả sẽ ra sao đối với các khách hàng nào đang chờ đợi tiền hoàn trả lại từ thủ tục phá sản của Artesian Builds.

    Nguồn: PC Gamer

  • Font Size
    #2
    Hi vọng tin này không có dính líu đến chuyện xả hàng do đồng bitcoin tụt giá xuống còn 20,000 USD khiến cho nhiều người, nhiều công ty phải bán tháo hàng chục ngàn "máy đào tiền ảo" khắp nơi.
    Xin tham khảo thêm tin này:

    Thợ đào bán tháo GPU

    Thị trường tiền điện tử tiếp tục bị giảm giá sâu khiến cho GPU cũ tràn ngập các chợ mua bán, sang tay khắp nơi.

    Khi thị trường tiền điện tử lao dốc, hàng loạt thợ đào tìm cách thu nhỏ quy mô hoạt động hoặc tìm cách chạy thoát khỏi ngành. Nhiều người đang tìm cách bán các linh kiện máy tính giờ đây không còn ích lợi gì nữa.
    Theo Kotaku, thợ đào đến từ TQ và Nam Á đang bán phá giá các GPU từng được dùng để đào tiền số trên các trang web thương mại điện tử. Mức giá bán lại có thể chỉ còn một nửa so với chi phí bỏ ra khi mua card mới.
    Click image for larger version

Name:	GPU_Dump_Baidu.jpg
Views:	28
Size:	64.4 KB
ID:	119465
    Một thợ đào livestream bán phá giá GPU trên mạng xã hội.
    Theo ghi nhận từ PC Gamer, đây là một xu hướng được tạo ra do nhiều yếu tố. Giá tiền điện tử đã giảm mạnh kể từ mùa đông năm 2021, thị trường vẫn đang bấp bênh khiến cho các công ty khai thác và thợ đào đang dần đang bỏ cuộc.

    Không chỉ giới đào tiền ảo nhỏ lẻ, nhiều công ty lớn, đào coin quy mô lớn cũng đang "giải tỏa hàng". Theo CoinDesk, Bitfarms, một công ty có trụ sở tại Toronto, Canada đã bán 3,000 Bitcoin với tổng giá trị khoảng 62 triệu USD để trả nợ. Số Bitcoin này tương đương gần một nửa giá trị họ nắm giữ.

    Cần lưu ý những card đồ họa được bán lại đều hoạt động ở cường độ cao để khai thác tiền điện tử,sử dụng rất nhiều điện năng, và luôn chạy hết công suất trong một khoảng thời gian dài.

    Nhiều người mua nhận thấy rằng phần lớn những chiếc card đồ hoạ này đã bị lỗi sau một thời gian sử dụng. Vì vậy, PC Gamer cho rằng người tiêu dùng không nên mua một chiếc card đồ hoạ cũ từ tay một người bán không rõ tên tuổi

    Tuy nhiên, PC World lại cho rằng việc mua một chiếc card đồ họa đã qua sử dụng từ một thợ đào có kinh nghiệm tốt hơn việc mua một card đồ hoạ từ một game thủ, những người thường "ép xung" GPU để tạo thêm hiệu năng, dẫn đến làm hỏng card đồ hoạ.

    YouTuber công nghệ Linus Sebastian cũng đã kiểm tra trực tiếp nhiều GPU đào tiền điện tử khác nhau và nhận thấy rằng chúng vẫn có hiệu năng tương tự như mới nếu được thợ đào sử dụng và bảo trì cẩn thận. Anh cũng khuyên rằng nếu người dùng phải mua GPU từ một thợ đào, họ nên mua từ những người bán có uy tín (?)

    Comment

    Working...
    X