Announcement

Collapse
No announcement yet.

Lưu trữ mẫu phân có ích trong điều trị khi về già

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Lưu trữ mẫu phân có ích trong điều trị khi về già

    CAMBRIDGE, Massachusetts (NV) – Mẫu phân được lấy và đông lạnh, lưu trữ khi một người còn trẻ và khỏe mạnh có khả năng làm trẻ hóa vi khuẩn trong ruột bị tổn thương do lão hóa, bệnh tật hoặc sử dụng kháng sinh ở người già, theo UPI trích dẫn bài nghiên cứu được công bố hôm Thứ Năm, 30 Tháng Sáu, trên tạp chí Trends in Molecular Medicine.

    Bác Sĩ Yang-Yu Liu, giáo sư tại Harvard Medical School, tác giả nghiên cứu, cho biết trước nay phân đã được cấy ghép để điều trị C.difficile, một loại virus gây tiêu chảy nặng ở những người có vi khuẩn ruột bị tiêu diệt do sử dụng kháng sinh. Việc vi khuẩn đường ruột bị lão hóa hoặc tổn thương cũng gia tăng tỷ lệ các vấn đề sức khỏe như hen suyễn, dị ứng, bệnh đường tiêu hóa và tiểu đường type 2.

    Trong phòng thí nghiệm. (Hình minh họa: Guillaume Souvant/AFP via Getty Images)

    Các nhà khoa học cho biết, bằng cách lưu trữ phân khi còn khỏe mạnh sau đó sử dụng lại trong quy trình cấy ghép vi sinh vật trong phân tự thân (FMT), bệnh nhân có thể ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến lão hóa.

    Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng trên thế giới hiện đang có rất nhiều ngân hàng lưu trữ mẫu phân, phần lớn lưu trữ các mẫu phân khỏe mạnh để cung cấp cho bệnh nhân nhiễm C. difficile. Khoảng nửa triệu người Mỹ mắc bệnh này mỗi năm và có khoảng 29,000 triệu người thiệt mạng.

    Tuy nhiên các cơ sở này thường chỉ thu thập mẫu phân từ những người hiến rồi cung cấp cho những người khác. Việc lưu trữ để tự mình sử dụng sau này vẫn còn hiếm. Vậy nên bài nghiên cứu mới này tạo nên một đề nghị mới, trong đó mọi người có thể lưu trữ mẫu phân của chính mình để “tái sinh” khuẩn đường ruột khi tuổi già. Điều này đặc biệt có lợi vì vi khuẩn được lấy khi cơ thể người còn trẻ sẽ không bị nhiễm kháng sinh.

    Mặc dù vậy các nhà nghiên cứu cho rằng muốn các ngân hàng phân như vậy trở thành hiện thực thì còn rất nhiều rào cản phải dỡ bỏ.

    Lo ngại đầu tiên là về an toàn. Hiện tại giới khoa học gia lo lắng rằng trong phân được lấy lúc trẻ tuổi sẽ chứa một số mầm bệnh có hại cho người cao tuổi, những người có hệ miễn dịch suy yếu.

    Thứ hai nhiều người vẫn nghi ngờ hiệu quả làm trẻ hóa vi sinh vật đường ruột của biện pháp cấy phân.

    Và cuối cùng, việc lưu trữ phân cần nhiều tủ đông loại đắt tiền để làm đông đến âm 214 độ F. Đây không phải là vật dụng luôn sẵn có. Không chỉ vậy không gian và năng lượng để duy trì các tủ đông này cũng rất đắt đỏ.

    Hơn nữa, các nhà khoa học vẫn chưa rõ lượng phân cần lưu trữ bao nhiêu là đủ cho mỗi người. Điển hình như bệnh C. difficile có thể được điều trị bằng một ca cấy ghép phân duy nhất, nhưng những trường hợp phức tạp hơn, như bệnh viêm ruột, có lẽ sẽ cần nhiều lần cấy ghép, theo ông Sahil Khanna, bác sĩ tiêu hóa của bệnh viện Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota.

    Bác Sĩ Khanna nhận định sẽ cần nghiên cứu nhiều hơn trong tương lai để tìm ra giải pháp cho tất cả những vấn đề này, cũng như xác định được cụ thể nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao mắc một căn bệnh mà có thể được điều trị bằng cách cấy ghép phân.

    “Đây là giải phép hứa hẹn cho tương lai. Chúng ta vẫn cần nghiên cứu thêm nhiều để đạt đến những cải tiến cho tương lai đó,” theo Bác Sĩ Khanna. (V.Giang) [qd]

  • Font Size
    #2
    làm đông đến âm 214 độ F
    thì phòng nghiên cứu của trường có một cái ...
    dưới 40 độ âm là tủ lạnh công nghiệp đặc biệt ...
    hàng cho của đại dza ... cho nhân lọai thì còn xa ...
    Giờ thì hiểu chút chút vì sao con nhà CS dấu kít như mèo rồi nha.
    Bác sĩ Tây ... bác sĩ Việt xưa dùng "nhau" cho những lợi ích gì đó !!
    nhưng không nghe bác sĩ thời nay nói đến !!
    Tàu thì dĩ nhiên là không bỏ tí nào

    Comment

    Working...
    X