Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Thương tiếc hay mai mỉa?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Thương tiếc hay mai mỉa?

    Người Sài Gòn thập niên 60 ai mà không biết ông Đại tá Lưu Kim Cương nổi tiếng như cồn. Vốn xuất thân trong gia đình thương nhân giàu có, du học trường Tây, trẻ tuổi giữ chức vụ Tư lệnh Không đoàn 33 Chiến thuật kiêm Chỉ huy trưởng Yếu khu Quân sự Tân Sơn Nhứt, diện mạo phương phi, lại còn nắm trong tay một câu lạc bộ âm nhạc nhỏ có tên là Mây Bốn Phương. Dân chúng càng chú ý đến ông hơn khi nhìn thấy ông là bằng hữu thân thiết với một nhạc sĩ cũng nổi tiếng là Trịnh Công Sơn.
    Click image for larger version  Name:	ZZZZ46~1.JPG Views:	1236 Size:	38.8 KB ID:	121595

    Đại tá Lưu Kim Cương (phải)

    Không may, ngày 4 Tháng Tư, Mậu Thân, (tức ngày 2/5/1968,) Ðại tá Lưu Kim Cương hy sinh trong khi đang chỉ huy chiến đấu giải vây cho Sài Gòn đợt 2 của trận Mậu Thân. Ông được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng. Sau đó, Trịnh Công Sơn sáng tác bài “Cho một người vừa nằm xuống,” trong đó có những câu như: “Bạn bè còn đó anh biết không anh? Người tình còn đó anh nhớ không anh? Vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên Khi bóng anh như cánh chim chìm xuống…” thì hầu như mọi người đều nghĩ Trịnh Công Sơn viết cho “bạn thân” là cố Chuẩn tướng Lưu Kim Cương. Trong một lần trả lời phỏng vấn, bà Ðặng Tuyết Mai (vợ ông Nguyễn Cao Kỳ) khẳng định: “… Thật ra, tất cả chúng ta đều biết bài đó Trịnh Công Sơn viết cho cố Ðại tá, bây giờ là cố Chuẩn tướng Lưu Kim Cương.”

    Cho Một Người Nằm Xuống - Khánh Ly (Trịnh Công Sơn)

    Trước đây, khi chưa biết bài báo “Giòng tình cảm ấy vẫn liên tục chảy” ca ngợi miền Bắc XHCN, ca ngợi Hồ Chí Minh do chính Trịnh Công Sơn viết (đăng trang 4 báo Tuổi Trẻ ngày 27/4/1979,) thì tôi cũng tin rằng Trịnh Công Sơn thương tiếc “người bạn” Lưu Kim Cương của ông ta. Thời gian gần đây, tình cờ tôi đọc được bài báo ấy của Trịnh Công Sơn, tôi giật mình, nhận ra sự thật không phải như tôi lầm tưởng bấy lâu nay.
    Xin trích một đoạn trong bài báo Trịnh Công Sơn viết, chữ trong ngoặc đơn là cảm nghĩ của tôi khi đọc:
    Khi Bác Hồ nói: “Miền Nam trong trái tim tôi” thì mọi người ở miền Nam đều có quyền nghĩ rằng mình đang có một vị trí tình cảm trong trái tim của Bác. Câu nói đó không loại trừ một ai ngoài những kẻ cố tình phản bội. Câu nói còn bao hàm tính chất địa lý nguyên vẹn của miền Nam là có cả núi non, sông biển, đồng bằng, ruộng làng và cả đô thị miền Nam nữa.
    Chúng tôi lớn lên ở các đô thị miền Nam và xuyên qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi có điều kiện để tin rằng tuổi trẻ các đô thị miền Nam xứng đáng sống trong tình cảm đẹp đẽ đó. Cái tuổi trẻ mà tôi đã may mắn gặp gỡ ở các giảng đường đại học, trong những buổi hội thảo, những đêm không ngủ, những ngày xuống đường, những giờ phút lo âu trốn tránh, những buổi in lậu những bài báo kêu gọi… Tuổi trẻ ấy không phải là toàn thể nhưng nó đại diện được cho lứa tuổi thanh niên vào những năm chống Mỹ.”
    (Vậy chắc những người trẻ nào không thuộc nhóm này thì Trịnh Công Sơn xếp vô loại không “đại diện được cho lứa tuổi thanh niên”?)



    Bài báo ca ngợi miền Bắc XHCN do Trịnh Công Sơn viết đăng trên báo Tuổi Trẻ

    Tôi nhớ lại rất nhiều đêm chúng tôi ngồi nghe đài Hà Nội rồi nói chuyện với nhau về miền Bắc như những kẻ đã từng sống ở đó. Nói say sưa đến độ nhiều lúc tưởng chừng ít phút sau có thể bước lên tàu lửa ra Hà Nội được ngay. Lòng mỗi người chứa chan hình ảnh miền Bắc, hình ảnh Hà Nội để rồi cái hình ảnh ấy cứ lớn dần thêm mỗi ngày, hóa thành một giấc mơ vừa hân hoan thúc giục vừa phiền muộn khôn nguôi. Phiền muộn bởi vì đường về lại chốn quê hương kia còn bao nhiêu khó khăn mà tuổi trẻ không lường hết được. Chúng tôi đã cùng nhau phác hoạ những cuộc hành hương tưởng tượng về lại quê hương khi đất nước hòa bình. Một quê hương trong một quê hương. Nhưng cái quê hương vắng mặt kia là một nhu cầu tình cảm không thể thiếu được trong đời sống của tuổi trẻ miền Nam. Trong thế giới riêng tư của mỗi người có một miền Bắc, có một Hà Nội theo kiểu mình nghĩ. Dĩ nhiên không ai giống ai và cũng không ai muốn bắt chước kẻ khác để hình ảnh xa xôi kia của quê hương càng đa dạng, càng phong phú thêm mãi.”
    (“Chúng tôi” cùng Trịnh Công Sơn nghe đài Hà Nội đó chắc chắn không phải là ông Lưu Kim Cương, mà là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Ðắc Xuân, trong băng nhóm thảm sát người dân Huế.)
    Sau khi tôi đọc hết bài báo của Trịnh Công Sơn thì tôi lập tức có suy nghĩ khác. Tôi thấy lời lẽ bài hát “Cho một người vừa nằm xuống” không có ý gì thương tiếc, mà là sự ngấm ngầm hỉ hả, mai mỉa ông Lưu Kim Cương. Ðọc lại đoạn dưới dây, tôi có cảm giác Trịnh Công Sơn đã xem thường ông Lưu Kim Cương khi dùng chữ “vui chơi,” “một lần nhìn anh đến,” “Cánh chim chìm xuống,” “Người tình rồi quên, bạn bè rồi xa,” “đất hoang,” “trong một lần đã nhắc tên(không phải nhiều lần hoặc nhớ mãi,)… thật hờ hững, lặp đi lặp lại hàm ý nhấn mạnh cái chết cô đơn:
    “Ðã vui chơi trong cuộc đời này
    Ðã bay cao trong vòm trời này.
    Người nằm xuống, không bạn bè, không có ai
    Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời
    Ru anh ngủ, mùa mưa tới
    Trong nghĩa trang này, có loài chim thôi.”
    Người Việt thường nói đùa chết là “Ði ngủ với giun”, “Chết như con trùn con dế,” “Chết đầu đường xó chợ không ai biết”… Ở đây, nếu dùng chữ “giun” thì lộ liễu quá, nên tác giả phải dùng chữ “chim” gượng ép.
    Ðọc câu: “Bạn bè còn đó anh biết không anh/ Người tình còn đây anh nhớ không anh” làm tôi nhớ câu nói để đời của Ðỗ Mười: “Xe chúng nó ta đi, vợ chúng nó ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ. Còn chúng nó thì ta đày đi lao động khổ sai vùng kinh tế mới vào nơi rừng sâu nước độc. Chúng nó sẽ chết lần mòn…” Hai câu cuối, Trịnh Công Sơn viết: “Xin cho một người vừa nằm xuống/ Thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang,” giống như mô tả hồn ma đang vất vưởng trong đêm tối mờ mịt, không vô được thiên đường mà chỉ “thấy bóng thiên đường” ở xa xa thôi, mà không có câu nào thương tiếc, biết ơn người đã xả thân bảo vệ sự bình yên cho Sài Gòn.



    Đám tang của Đại Tá Lưu Kim Cương

    Nếu so sánh với bài Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc của nhạc sĩ Phạm Duy sẽ thấy sự đối lập về cách diễn đạt. Phạm Duy dùng những từ ngữ rất trân trọng dành cho cố phi công Phạm Phú Quốc cũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ vào năm 1965. Ví ông Phạm Phú Quốc là “mặt trời,” “vươn trong lửa máu,” “đóa hoa đời,” “tươi như nước Việt,” “là nắng, là trăng hay sao,” “anh hùng,” “người hùng,” “sống đẹp,” “hiên ngang” mang trên mình nhiệm vụ cao cả “gìn giữ một miền,” “đập vỡ bạo quyền,” khi hy sinh thì “huy hoàng, bụi vàng bay khắp không gian” như tỏa ánh hào quang. Nhạc sĩ Phạm Duy tỏ lòng biết ơn người đã hy sinh đời mình cho quốc gia, dân tộc, và người còn sống luôn nhớ đến người anh hùng:
    Anh Quốc ơi !
    Từ nay trong gió xa khơi
    Từ nay trong đám mây trôi
    Có hồn anh trong cõi lòng tôi.
    Anh Quốc ơi !
    Nghìn thu anh nhớ tới tôi
    Thì xin cho Thái Dương soi
    Nước Việt Nam ngời sáng… muôn đời.”
    Không thể nói Trịnh Công Sơn không đủ khả năng viết lên những ngôn từ đẹp đẽ như ông Phạm Duy, mà ngược lại, nhạc của Trịnh Công Sơn làm công chúng thích vì ngôn ngữ chớ không phải vì thanh âm. Tôi có thể hiểu Trịnh Công Sơn dựa vô ông Lưu Kim Cương, nhưng bên trong Trịnh Công Sơn không hề coi ông Lưu Kim Cương là bạn của ông ta, mà là “kẻ cố tình phản bội.”



    TPT
    Last edited by Thanhbinh; 03-11-2023, 11:20 PM.
Working...
X