Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Khách sạn Caravelle

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Khách sạn Caravelle

    Một cuộc hội thảo phong cảnh đô thị dành cho các kiến trúc sư và các nhà quy hoạch tại Sở Quy hoạch và Phát triển đô thị Sài Gòn sau khi khách sạn Caravelle khánh thành được vài năm. Đây là cuộc hội thảo chuyên đề, tranh luận về mặt thẩm mỹ giữa kiến trúc cổ điển và kiến trúc hiện đại đang bắt đầu xuất hiện tại một đô thị từng được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông

    Click image for larger version

Name:	ZZD844~1.JPG
Views:	468
Size:	75.8 KB
ID:	123480


    Các ông thầy kiến trúc theo trường phái cổ điển mang điều này vào bài giảng phong cảnh đô thị đối lập với trường phái kiến trúc hiện đại khởi đầu vào những năm cuối thập niên 1950 với công trình đầu tiên là khách sạn Caravelle vừa mới được xây dựng xong.
    Dân kiến trúc Sài Gòn thời thuộc Pháp cho đến 1954 đều mang dấu ấn trong đầu là kiến trúc cổ điển Pháp là đẹp và sang trọng. Nhìn qua một số tòa nhà lớn ở trung tâm ta thấy, Nhà hát lớn, khách sạn Continental, khách sạn Grand Majestic, Thương xá Tax, Toà Ðô Chánh, Nhà thờ Ðức Bà, Dinh Thượng Thư, Bưu điện thành phố và nhiều công thự và biệt thư dân dụng quanh quận 1 và quận 3 đều là kiến trúc Pháp. Thuở đó, những kiến trúc này đúng là đẹp trong phong cảnh của một đô thị nhỏ dọc theo những con đường đầy cây xanh bóng mát. Ðó là lý do mỗi khi một kiến trúc cổ điển nào bị phá bỏ xây dựng mới đều bị chỉ trích cho dù nó có giá trị lịch sử hay không.
    Sài Gòn sau năm 1954 không còn thuộc Pháp khi người Mỹ bắt đầu đến thành phố dưới dạng cố vấn quân sự và các chuyên viên hỗ trợ kinh tế văn hoá để giúp xây dựng chính quyền độc lập mới. Ta gọi đây là thời kỳ hiện đại, tất nhiên kiến trúc là một phần.



    Quán cà phê Grand Cafe de la Terrasse hồi cuối thế kỷ 19 tại Sài Gòn sau này là mảnh đất xây dựng khách sạn Caravelle (Nguồn: Nhân’s blog)

    Quán Grand Cafe de la Terrasse đã hiện diện kế cận Nhà hát lớn từ cuối thế kỷ 19, đây là một trong những quán cà phê đầu tiên và nổi tiếng nhất của Sài Gòn. Tòa nhà này có ba tầng, bên dưới làm quán cà phê và nhà hàng, bên trên là nhà ở của chủ nhân và văn phòng cho thuê. Bàn ghế bài trí ra tới hàng hiên với những tách cà phê thơm ngát hoặc một vài chai rượu vang phục vụ cho những viên chức Pháp và người giàu có tìm đến đây nói chuyện bàn thảo công chuyện làm ăn. Ngồi ngoài hiên, nhìn sang quãng trường trước Nhà hát lớn là khách sạn Continental Palace có bốn tầng (cao nhất Sài Gòn lúc bấy giờ) sang trọng và lịch lãm. Phong cảnh giữa các công trình phối hợp nhẹ nhàng giữa những đường nét kiến trúc, nó mang sự hài hoà chung cho cả một khu nhà cửa bổ trợ nhau, tôn thêm nét đẹp mềm mại cho nhau.
    Sau khi Pháp thua trận rút quân năm 1954, một số thương nhân người Pháp vẫn còn tiếp tục ở lại Sài Gòn làm ăn. Quán cà phê này được bán cho công ty Catinat Foncier để xây dựng một khách sạn hiện đại cao 10 tầng. Chi phí mua lại quán cà phê và đất cộng kinh phí xây dựng một khách sạn cao cấp kiểu Mỹ tốn rất nhiều tiền của, nên Catinat Foncier kêu gọi góp vốn. Có hai đơn vị kinh doanh tham gia là Hãng hàng không Air France và Giáo hội Công giáo Việt Nam. Riêng Giáo hội Công giáo tham gia kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận để làm quỹ phát triển cho giáo hội. Cái khách sạn khi đó còn trên giấy chưa đặt tên, nhân khi đó Air France vừa mới mua một đoàn máy bay phản lực Caravelle của hãng Sud Aviation nên đã đề nghị dùng tên Caravelle đặt tên cho khách sạn hiện đại này. Khách sạn do Kiến trúc sư Nguyễn Văn Hòa thiết kế.
    Kiến trúc sư Nguyễn Văn Hòa theo học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Ðông Dương, sau đó theo học kiến trúc tại Mỹ. Ông cũng từng thiết kế biệt điện của vua Bảo Ðại ở Ban Mê Thuột. Không xa hoa tráng lệ như dinh Bảo Ðại ở Ðà Lạt hay biệt thự của ông tại Ðồ Sơn theo kiểu Pháp mà đây là một sự kết hợp giữa kiến trúc cổ điển Pháp và hiện đại bằng những đường nét dọc ngang làm khối cao ốc trở nên mạnh mẽ. Ðây là công trình đầu tiên của Kiến trúc sư Nguyễn Văn Hoà và hai đồng sự khi thành lập một công ty xây dựng vào năm 1950. Sau khách sạn Caravelle, ông được mời thiết kế viện bào chế dược phẩm và nhiều biệt thự hiện đại khắp Sài Gòn, góp phần mang hình dáng kiến trúc hiện đại hoà lẫn vào kiến trúc cổ điển Pháp hình thành trước đó, làm cho đô thị có hai trường phái cổ điển và tân thời.



    Khách sạn Caravelle nơi thường trú của các hãng truyền thông nước ngoài (Nguồn: Manhhaiflick)

    Với uy tín xây biệt điện của vua Bảo Ðại, ông được toàn quyền thực hiện các ý tưởng thiết kế và sử dụng các thiết bị trong lĩnh vực trang trí và kỹ thuật hiện đại nhất thời bấy giờ. Khách sạn có hệ thống phân phối nước nóng, máy điều hoà và hệ thống thang máy cho khách hàng và vận chuyển hàng hoá. Khách sạn gồm 2 khối A và B. Khối A được điều hòa không khí toàn bộ từ tầng trệt đến tầng 9, kể cả thang máy. Khối B cao 5 tầng là khu nhà cung cấp các tiện nghi cho khối A. Tầng 10 là sân thượng làm nơi giải trí rượu trà và chỗ ngắm nhìn quang cảnh sông Sài Gòn.
    Khách sạn bắt đầu xây năm 1957, được khai trương vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh năm 1959. Khách sạn Caravelle lúc bấy giờ là tòa nhà hiện đại và cao nhất Sài Gòn, giá một đêm là 17 Mỹ kim. Tuy khách sạn có 9 tầng để ở nhưng thiết kế chỉ có 43 phòng, tất cả đều là phòng thượng hạng. Trong đó riêng lầu 7 được Toà Ðại sứ Úc và New Zealand bao trọn để làm công quán và nhà ở cho đoàn ngoại giao. Theo yêu cầu bên phía Úc và New Zealand, toàn bộ cửa sổ kiếng được thay bằng kính chống đạn, riêng phòng đại sứ các vách tường phải làm bằng vật liệu cách âm hoàn toàn, các ổ khoá cửa cũng được thay thế bằng khoá đặc biệt theo yêu cầu. Hãng Air France trưng dụng một phần tầng trệt làm nơi giao dịch và bán vé máy bay của hãng. Sau đó vào cuối thập niên 1970, các hãng truyền thông và truyền hình của Mỹ như CBS, ABC và New York Times, Washington Post đến đặt trụ sở tại đây. Trên tầng thượng có cả một câu lạc bộ họp mặt các nhà báo trao đổi thông tin với nhau mà nay nó được gọi là Saigon Bar).



    Khách sạn Caravelle ngày nay xây dựng mở rộng góc bên trái 24 tầng, toà nhà xây dựng vào năm 1959 vẫn giữ nguyên (Ảnh: Internet)

    Trong một tài liệu báo chí cho biết, khách sạn Caravelle cũng là địa điểm họp mặt của nhóm trí thức và chính khách thời Ðệ Nhất Cộng Hòa khi họ soạn thỉnh nguyện thư đòi Tổng thống Ngô Ðình Diệm cải tổ chính trị để mở rộng nền dân chủ. Bản văn kiện đó được công bố rộng rãi năm 1960, tác động nhiều đến chính trường Miền Nam. Nhóm người đó sau được gọi chung là “Nhóm Caravelle” hay “Nhóm nhân sĩ tự do tiến bộ” mà ông Ngô Ðình Nhu gọi mỉa mai bằng cụm từ “Chính khách salon”. Sau đó cụm từ này xuất hiện thường xuyên trên báo chí dùng để chỉ trích các nhóm đối lập bàn luận chính trị trong phòng một cách không thực tế với hiện thực bên ngoài xã hội.
    Thật ra cuộc tranh luận về kiến trúc hiện đại của khách sạn Caravelle phá vỡ quang cảnh đô thị xảy ra trong thời gian cuối năm 1962 khi báo Times of Vietnam loan tin rằng đã có một hợp đồng xây dựng khách sạn Hilton được ký giữa khách sạn Caravelle và tập đoàn khách sạn Hilton. Trên cơ sở mở rộng khách sạn Caravelle, xây thêm 159 phòng mới và sẽ có hồ bơi trên từng thượng. Người thiết kế và thực hiện cũng vẫn là ông Nguyễn Văn Hòa, mới tu nghiệp ở Hoa Kỳ về, và ông Lâm Ngọc Huân, nguyên biên tập viên tạp chí kinh tế Information Economique du Vietnam sẽ nhận nhiệm vụ quản lý. Dự kiến cuối năm 1962 việc xây dựng sẽ bắt đầu nhưng có lẽ do có những lo lắng về tình hình chính trị ở Việt Nam nên dự án không được thực hiện.
    Sau năm 1975, khách sạn bị trưng thu làm khách sạn quốc doanh dưới tên Khách sạn Ðộc Lập (Independence) thuộc Tổng công ty Du lịch. Năm 1992 dưới một hợp đồng liên doanh với Chains International Hotels Management Singapore Pte. Ltd, khách sạn chuyển cho Chains-Caravelle và tên “Caravelle” được phục hồi. Ban quản lý mới đề nghị phá tòa nhà cũ, xây lại mới nhưng Giáo hội Công giáo Việt Nam – với tư cách là một cổ đông lớn – phản đối và xin chính quyền hoàn lại cơ sở này cho Giáo hội nếu phá hủy công trình cũ. Kết cục việc xây cất cao ốc 24 tầng mới được thực hiện (hoàn tất 1997) nhưng tòa nhà năm 1959 vẫn giữ nguyên.



    Trang Nguyên

Working...
X