Announcement

Collapse
No announcement yet.

Người gầy dựng rạp Hưng Đạo

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Người gầy dựng rạp Hưng Đạo

    “Cuộc đời cũng giống như một sân khấu, mình cố làm sao cho sân khấu lộng lẫy thì càng hay…”

    Click image for larger version

Name:	ZZ1B64~1.JPG
Views:	534
Size:	50.6 KB
ID:	133903


    Rạp Hưng Đạo do ông Nguyễn Thành Niệm xây dựng vào đầu năm 1960 (Nguồn: Manhhaiflick)

    Tôi nhớ nhà văn W. Shakespeare từng viết trong một tác phẩm của mình “Cuộc đời là một sân khấu, và chúng ta đều là những kịch sĩ”. Cuộc đời đúng là một sân khấu lớn và ta không thể một lúc từ bỏ vai diễn của mình. Ta chỉ có lựa chọn là diễn tròn vai để vươn lên làm nghệ sĩ chính thu hút mọi sự chú ý hoặc rút xuống đóng vai quần chúng. Và nếu tự chủ, tỉnh táo ta sẽ tự đạo diễn đời mình. Còn nếu có tham vọng và tài năng, ta sẽ đạo diễn cuộc đời của nhiều người khác.
    Nguyễn Thành Niệm cũng vậy, khi đã lên đỉnh cao sự nghiệp, ông đưa ra triết lý sống: “Cuộc đời cũng giống như một sân khấu, mình cố làm sao cho sân khấu lộng lẫy thì càng hay…”. Có thể ông không là kịch sĩ của cuộc đời mình mà là người quá nặng lòng với sân khấu cải lương. Ông chính là người kinh doanh nghệ thuật và luôn tạo điều kiện cho các tài năng sân khấu thành danh. Ông không làm đạo diễn, ông chỉ diễn đúng vai của mình, cố làm tròn trách nhiệm của một ông chủ rạp, là làm cho sân khấu luôn sáng đèn và lúc nào cũng lộng lẫy hơn.
    Ðấy là đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, khi sự nghiệp của ông đang ở đỉnh cao về kinh doanh máy móc phụ tùng xe hơi và địa ốc, thì ông chuyển sang một hình thức kinh doanh khác, không thuộc chuyên môn của ông. Dân chúng Sài Gòn và giới nghệ thuật cải lương háo hức chờ ngày khai trương rạp hát Hưng Ðạo do ông làm chủ. Cái tên Hưng Ðạo không có ý nghĩa nào hết ngoại trừ nó nằm trên đường Trần Hưng Ðạo ngay góc xéo tại ngã ba Nguyễn Cư Trinh. Ðây chính là nơi mà 20 năm trước, ông là một anh thợ ngồi sửa xe đạp cho khách qua đường.




    Nửa đời hương phấn được trình diễn vào ngày khai trương rạp Hưng Đạo (Ảnh: Internet)

    Ðệ nhị Thế chiến vừa kết thúc, cũng là lúc người ta ngạc nhiên khi thấy chàng trai đó đứng ra thuê hẳn một góc nhà ngay chỗ anh ngồi ngoài hiên sửa xe bao năm qua và trương bảng hiệu: “Nguyễn Thành Niệm, sửa xe và bán phụ tùng xe đạp”. Thì ra, do khéo dành dụm trong nhiều năm, cậu ta đã có được số vốn nho nhỏ, đủ để lập nghiệp. Và chỉ trong vòng 10 năm, từ một chàng sửa xe đạp bình thường, anh chuyển sang kinh doanh đa dạng hơn, gồm cả phụ tùng xe gắn máy, xe hơi, máy móc cơ giới nói chung. Và thế là một công ty nhập cảng phụ tùng xe, máy hình thành. Công ty Indo – Comptoir của Nguyễn Thành Niệm cuối thập niên 50 là một trong 10 công ty xuất nhập cảng phụ tùng xe cơ giới lớn nhất Sài Gòn, có chi nhánh ở khắp miền Nam, vươn tới Nam Vang, Vientiane, Pakse (Lào). Nguyễn Thành Niệm trở thành một tỷ phú.
    Tiền đẻ ra tiền đến với Nguyễn Thành Niệm khi biết nắm bắt đúng lúc. Sau Thế chiến, mọi người trải qua giai đoạn khủng hoảng, tinh thần bị lung lạc, muốn bán nhà cửa để hồi hương, nên giá nhà rẻ. Chộp lấy thời cơ, Nguyễn Thành Niệm tậu được gần 30 căn phố mặt tiền đường Galliéni (Trần Hưng Ðaọ). Và mười năm sau đó nữa tham gia ngành giải trí, xây rạp cải lương, phim ảnh phục vụ cư dân thành thị.
    Nếu nói ông biết nắm thời cơ khai thác kinh doanh rạp hát khi ngành cải lương đang ăn nên làm ra là chuyện không có gì mới mẻ, thậm chí là đi theo lối mòn của người khác. Còn chuyện ông mời đoàn Thanh Minh Thanh Nga diễn tuồng Nửa đời hương phấn, một tác phẩm mới toanh của Hà Triều – Hoa Phượng trong ngày khai trương khiến khán giả kéo tới rạp rần rần chẳng qua là một cách quảng cáo thôi. Bởi Nửa đời hương phấn đã ra đời trước đó mấy năm với những tên tuổi nghệ sĩ nổi tiếng ăn khách như Út Bạch Lan, Phượng Liên, Thanh Nga, Bạch Tuyết, Lệ Thuỷ, Thành Ðược, Thanh Sang, Hữu Phước, Hùng Cường…



    Rạp Hưng Đạo “đại bản doanh” của đoàn Thanh Minh – Thanh Nga từ năm 1968 (Nguồn: Manhhaiflick)

    Theo soạn giả Nguyễn Phương, rạp Hưng Ðạo có 1,100 ghế, trừ những hàng ghế có chữ R tức réserver dành cho chủ rạp, đoàn hát còn 1,000 ghế, chia ra 300 ghế thượng hạng giá vé mỗi ghế là 120 đồng; 200 ghế hạng nhứt, mỗi vé là 80 đồng; 200 ghế hạng nhì, mỗi vé là 60 đồng; 300 ghế hạng ba, mỗi vé là 40 đồng, nếu bán hết số vé trên, số thu trong một đêm là 76,000 đồng. Rạp Hưng Ðạo ở địa điểm tốt, có máy lạnh nên dù hát trưa Chủ Nhựt hay những ngày mùa hè, khán giả đến xem đông nghẹt rạp vẫn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
    Năm 1958, ông Nguyễn Thành Niệm, một nhà tư sản chủ hãng xuất nhập cảng xe hơi, đồ phụ tùng xe hơi, xe gắn máy, tủ lạnh và máy lạnh ở ngay ngã tư các đường Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Cư Trinh và Cô Bắc, bỏ tiền ra xây cất tòa nhà Hưng Ðạo 1, rạp Hưng Ðạo và một tòa nhà khác được đặt tên là Hưng Ðạo 2 ở ngay ngã tư, góc đường Phát Diệm và đường Trần Hưng Ðạo.
    Ðến đầu năm 1960 thì ba công trình xây cất này mới hoàn thành và đưa vào khai thác. Lúc đó đoàn Thanh Minh-Thanh Nga còn mướn thường trực rạp hát Thành Xương ở đường Yersin của ông Phạm Minh Tấn. Ông Ân, em vợ của ông Nguyễn Thành Niệm, được trao quyền quản lý rạp Hưng Ðạo. Ông Ân đã mời bà bầu Thơ đến văn phòng của ông trên lầu ba ở ngay mặt tiền rạp Hưng Ðạo để giới thiệu rạp hát và mời bà bầu Thơ đưa đoàn Thanh Minh – Thanh Nga về hát khai trương và ký hợp đồng hát thường trực ở rạp Hưng Ðạo.



    Rạp Hưng Đạo ngày nay là trung tâm nghệ thuật cải lương Hưng Đạo thuộc nhà hát Trần Hữu Trang (Ảnh: Internet)

    Cùng với nhiều thỏa thuận về tiền thuê rạp (tính theo phần trăm doanh thu xuất hát), số vé dành cho chủ rạp… bà bầu Thơ cũng yêu cầu chủ rạp phải đóng sàn gỗ cho khu vực sân khấu, hậu trường và phòng hóa trang, thay cho sàn xi măng. Ðến khoảng cuối năm 1967, Hưng Ðạo trở thành “đại bản doanh” của đoàn Thanh Minh – Thanh Nga. Tất cả những tuồng mới của đoàn, như Con gái chị Hằng, Ðôi mắt người xưa, Ngã rẽ tâm tình, Áo cưới trước cổng chùa, Vàng sáu bạc mười, Hoa Mộc Lan… đều khai trương tại Hưng Ðạo và diễn liên tục khoảng một tháng trước khi chuyển đến điểm diễn khác. Ðây cũng là thời đỉnh cao của đoàn Thanh Minh – Thanh Nga. Muốn xem tuồng mới, khán giả phải mua vé từ sáng sớm. Nhiều xuất hát, chưa đến 10g sáng, phòng vé đã đóng cửa, treo bảng “hết vé”.
    Rạp xây dựng vào thời điểm cải lương đang có nguy cơ bị phim màn ảnh rộng Ðài Loan, Hồng Kông, Ấn Ðộ… lấn lướt, nên được xây sân khấu đại vĩ tuyến, không gian mở rộng để các đoàn hát tha hồ dựng tuồng, dựng cảnh. Tuy nhiên, đây chính là sự nhạy bén của ông Niệm trong kinh doanh. Vì không thể ngày nào rạp Hưng Ðạo đều diễn cải lương, mặc dù đoàn Thanh Minh – Thanh Nga có nhiều khán giả, đủ mọi giới, đủ mọi thành phần xã hội. Xen kẽ một hai ngày không diễn cải lương, quản lý rạp cho kinh doanh phim màn ảnh rộng (vào thời điểm từ 1968, phim màn ảnh rộng của phương Tây du nhập vào Sài Gòn vì thế cần một màn ảnh đại vĩ tuyến như rạp Hưng Ðạo thì mới thu hút được khán giả mê phim).
    Sau năm 1975, rạp Hưng Ðạo được sửa sang lại và giao cho đoàn cải lương Trần Hữu Trang quản lý. Rạp Trần Hữu Trang tiếp tục là nơi sáng đèn cho các đoàn cải lương hoạt động tại Sài Gòn trong suốt thập niên 70 và 80.



    Trang Nguyên

Working...
X