Announcement

Collapse

Happy Mothers Day

HAPPY MOTHER'S DAY
See more
See less

Thăm nơi ở của “con ma nhà họ Hứa”

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Thăm nơi ở của “con ma nhà họ Hứa”

    Click image for larger version

Name:	ZZFD11~1.JPG
Views:	569
Size:	168.7 KB
ID:	138837
    Người dân Sài Gòn hẳn không ai không biết đến công trình kiến trúc được gọi là “nhà chú Hỏa”. Tòa nhà tọa lạc tại số 97, đường Phó Đức Chính, Q.1 (cách không xa phía trước chợ Bến Thành) trải qua bao thời gian nhưng vẫn sừng sững với dáng dấp cổ kính, tĩnh lặng, thâm u, càng làm cho những giai thoại về chủ nhân và ngôi nhà thêm phần huyền hoặc. Dù hiện nay đã là trụ sở Bảo tàng Mỹ thuật thành phố nhưng ngôi nhà vẫn chất chứa rất nhiều điều bí ẩn, gợi tò mò bởi nó gắn liền với nhiều huyền thoại cùng tên tuổi một đại phú người Hoa lừng lẫy của Sài Gòn trăm năm về trước.
    Chú Hỏa – Hui Bon Hoa, hay như nhiều người Sài Gòn cũ vẫn gọi thân mật là chú chệt Hứa Bổn Hòa, gốc người Minh Hương – nhóm người Hoa rời bỏ Trung Quốc di cư sang nước ta khi triều đình Mãn Thanh tiêu diệt nhà Minh – được chúa Nguyễn cho định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17. Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, ông Hứa đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến người đời sau còn nhắc mãi. Là một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ – Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương – Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường – Lý Tường Quan và chú Hỏa – Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, theo sách ghi chép lại: “tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thịnh vượng kinh tế miền Nam”.



    Nhặt được vàng trong mớ ve chai?
    Chú Hỏa khởi nghiệp bằng nghề mua bán ve chai. Theo nhiều người kể trong một lần thu mua ve chai, chú Hỏa nhặt được cả túi vàng nằm giấu trong một chiếc ghế nệm cũ; người khác nói chú mua được bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng. Còn theo một số giai thoại khác, khi lê la hầu như khắp Sài Gòn – Chợ Lớn để thu mua những thứ bỏ đi của thiên hạ, chú Hỏa đã mua trúng đồ cổ, “chú thạo chữ Hán nên biết trong đám đồ người ta vứt ra có đồ cổ từ thời Nguyên, đời Thanh, thậm chí từ đời Hán”. Nhưng có một thực tế ít ai đề cập đến đó là ngoài sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, chú Hỏa còn có một đầu óc kinh doanh siêu hạng.

    Chú Hỏa không chỉ nổi tiếng trong nước, mà còn lừng lẫy khắp Đông Dương, không chỉ bởi gia sản kếch sù mà còn bởi sự thức thời. Chú có hơn chục người con thì hầu hết được cho đi du học tại các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Nhật… Được biết, các con chú ai nấy đều học hành thành đạt, mỗi người đều được nhập quốc tịch, được lưu lại làm việc ở nước sở tại.
    Người con gái duy nhất của chú Hỏa bị bệnh phong cùi, được chăm nuôi tách biệt để tránh lây nhiễm, vì thế trở thành đề tài cho huyền thoại “con ma nhà họ Hứa” (SGN sẽ trở lại đề tài này vào một dịp khác).
    Ai có dịp vào nhà chú Hỏa trước năm 1975 chắc chắn đã nhìn thấy đôi quang gánh đặt trong tủ kính, trưng giữa nhà như vật vừa trang trí, vừa là kỷ niệm thuở hàn vi.



    Thang máy trong toà nhà đầu tiên được lắp đặt tại Sài GònÔng hoàng nhà đất
    Chú Hỏa từng được vinh danh là ông “vua nhà đất” với gia sản ước trên 20,000 căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn. Ông thành lập Công ty Hui Bon Hoa và các con, cực thịnh vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có những đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng thành phố Sài Gòn.
    Ngoài việc xây các dinh thự hoành tráng cho gia đình mình, chú Hỏa còn xây những dãy phố, cùng hàng loạt các công trình dân dụng dành cho cộng đồng như bệnh viện, chùa chiền… Trong số các công trình tiêu biểu vẫn được sử dụng cho đến ngày nay có Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ (khu Bảy tòa, số 1 Lý Thái Tổ), chùa Kỳ Viên, khách sạn Palace – Long Hải… Majestic là khách sạn đồ sộ bậc nhất thời ấy, được thiết kế theo đồ án của một kiến trúc sư người Pháp. Cũng như Bảo tàng Mỹ thuật hay Nhà khách Chính phủ, Majestic xây dựng theo phong cách Baroque rất được ưa chuộng thời bấy giờ và ngay cả hiện nay, nó mang dáng vẻ kiến trúc cổ châu Âu thời phục hưng, cổ kính và sang trọng bậc nhất Sài Gòn ngay khi xây xong vào năm 1925.

    Nhưng tiêu điểm vẫn là tòa nhà chú Hỏa ở phía trước chợ Bến Thành.

    Dinh thự có 99 cửa

    Tọa lạc ở khu tứ giác đắc địa của Sài Gòn là Phó Đức Chính – Lê Thị Hồng Gấm – Calmette – Nguyễn Thái Bình, hiện tòa nhà được dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật thành phố. Từ trước 1975 đã có rất nhiều lời đồn đại, cho rằng ngôi nhà này có… ma! Nhiều người kể đã nhiều lần nhìn thấy bóng trắng thấp thoáng lướt đi qua các dãy hành lang trong đêm khuya, người khác khẳng định đã nghe hồn ma đêm đêm hiện về gào khóc.
    Trước 1975 có cả một bộ phim tựa đề “Con ma nhà họ Hứa” (hãng phim Dạ Lý Hương, đạo diễn Lê Mộng Hoàng), gắn liền với tên tuổi của các ngôi sao màn bạc Saigon thời bấy giờ như Bạch Tuyết, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Thanh Việt, Tùng Lâm, Năm Sa Đéc… Bộ phim gây tiếng vang lớn, là một trong những bộ phim ma đầu tiên của điện ảnh Việt Nam, dù kỹ thuật “nhát ma” lúc ấy còn rất… thô sơ.



    “Nhà chú Hỏa” vốn là dinh thự chính của gia đình nhà đại phú Hứa Bổn Hòa, được thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art – déco, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á-Âu, tường nhà được đúc kiên cố, dày từ 40-60 cm. Ngôi nhà hiện đã trên trăm tuổi, được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ trước. Tương truyền khi thiết kế, dinh thự này có một trăm cửa lớn, cửa nhỏ và cửa sổ. Thế nhưng, Toàn quyền Đông Dương khi duyệt thiết kế đã bắt chủ nhân bỏ đi một cửa và không được mở cổng chính với lý do cổng này to hơn cổng Dinh toàn quyền, vậy nên hiện nay dinh thự chỉ có chín mươi chín cửa.
    Khối nhà có mặt bằng tổng thể hình chữ U, cấu trúc bên trong tòa nhà hiện bao gồm: Tầng hầm dành cho khối văn phòng làm việc; tầng trệt dành cho các gallery hoạt động triển lãm và kinh doanh tranh như Không Gian Xanh, Lạc Hồng, Nhật Lệ, Spring…; lầu 1 là nơi trưng bày tranh tượng mỹ thuật; lầu 2 trưng bày các đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ truyền thống.
    Tòa nhà được xây dựng nền diện tích hơn 3,000 m2 mang đậm phong cách kiến trúc Baroque nổi tiếng Pháp. Mái nhà lợp ngói âm dương màu đỏ, những viên ngói diềm mái được tráng men viền màu xanh lục. Các ô cửa sổ của tòa nhà lắp kính màu có hoa văn mang đậm phong cách nghệ thuật châu Âu. Sàn nhà lát gạch bông với kiểu dáng, hoa văn đa dạng, riêng cầu thang lát đá cẩm thạch.
    Đặc biệt khi đến với bảo tàng, du khách còn được tận mắt nhìn thấy thang máy đầu tiên được lắp đặt tại Sài Gòn. Buồng thang máy được làm bằng gỗ, trang trí và chạm trổ như một chiếc kiệu cổ của Trung Hoa.

    Phạm Bá
Working...
X