Announcement

Collapse
No announcement yet.

Mặt trận thường đức : Trận đánh vi phạm hiệp định paris, thăm dò phản ứng của hoa kỳ.

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Mặt trận thường đức : Trận đánh vi phạm hiệp định paris, thăm dò phản ứng của hoa kỳ.


    MẶT TRẬN THƯỜNG ĐỨC : TRẬN ĐÁNH VI PHẠM HIỆP ĐỊNH PARIS, THĂM DÒ PHẢN ỨNG CỦA HOA KỲ. PHẦN 1

    https://www.youtube.com/watch?v=VmRqTMgJnsE


    Vào mùa thu năm 1974, áp lực địch tại Vùng 1 Chiến Thuật gia tăng khủng khiếp.

    Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn đã họp các tư lệnh quân, binh chủng bàn kế hoạch phòng thủ cuối cùng trên toàn Quân Khu, đặc biệt những điểm " nóng " như Huế, Chu Lai, và Đà Nẳng.

    Tại mặt trận Thường Đức, Sư Đoàn Nhảy Dù đã chiến thắng vẻ vang trên ngọn đồi 1062.

    Tướng Cộng Sản Nguyễn Thị Định đã tuyên bố :

    - " Sẽ vào Đà Nẵng như chỗ không người. "

    Tuy nhiên, lời tuyên bố này đã bị lực lượng Nhảy Dù xóa sổ và niêm phong.

    Viên tư lệnh lực lượng Bắc Việt tại Thường Đức đã mất chức do bị thiệt hại nặng nề.


    Click image for larger version  Name:	119238777_370828603934929_34432107322676987_n.jpg Views:	1 Size:	44.9 KB ID:	140463


    Trong suốt năm tháng miệt mài quần thảo với quân Bắc Việt, các binh sĩ Nhảy Dù chưa từng thấy chiến trường nào mà quân Cộng Sản lại làm hầm hố vô cùng kiên cố như mặt trận Thường Đức.

    Những hầm chữ A để chống bom được đào sâu như những giếng nước, hoặc làm dưới những khe suối được che chở bằng vách đá và cây rừng cổ thụ.

    Đường giây điện thoại chằng chịt như mạng lưới điện thoại ở thành phố Saigon.

    Mọi sự liên lạc vô tuyến hạn chế để tránh bị quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) phát giác.

    Dẫu thế, Phòng Truyền Tin của Sư Đoàn Nhảy Dù cũng đã bắt được những mật điện quan trọng của địch và đã giải hóa một cách dễ dàng. Nhờ vậy họ đã biết được kế hoạch điều quân của các lực lượng tham chiến Bắc Việt tại Thường Đức.

    Các chiến sĩ Nhảy Dù đã quần thảo với địch trên những đỉnh núi cao liên tục hầu như không giây phút ngừng nghỉ. Miền rừng núi trùng điệp, hiểm trở, và cao chất ngất không làm sờn lòng chiến đấu của họ.


    Click image for larger version  Name:	thuongduc-2.gif Views:	1 Size:	100.0 KB ID:	140464


    Từ chân núi nhìn lên đỉnh cao vời vợi, người lính Nhảy Dù nghĩ đến sự tiếp vận khó khăn.

    Một bịch gạo, một băng đạn, được chuyển vận thật là cả một vấn đề, thật gay go, gian nan, và khổ cực (phải dùng dây kéo lên).

    Nhất là nước đâu để có thể nấu ăn trên những rặng núi cao ngất từng mây.



    Click image for larger version  Name:	thuongduccancua109.jpg Views:	1 Size:	31.4 KB ID:	140465


    Năm 1973,
    sau khi Hiệp Định Đình Chiến được ký kết tại Paris, chiến cuộc Việt Nam tạm ngưng.

    Hai sư đoàn tổng trừ bị (Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến) vẫn còn lưu giữ tại Quân Khu 1.

    Lấy Quốc Lộ 1 làm ranh giới, Sư Đoàn Nhảy Dù trấn giữ phía Tây, dọc theo hành lang dãy Trường Sơn, và trách nhiệm luôn phần bảo vệ an ninh Quốc Lộ 1, từ cây số 17 ra tới bờ sông Thạch Hãn (ở tỉnh Quảng Trị).

    Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) trấn giữ phía Đông từ Quốc Lộ 1 ra đến bờ biển, đến tận Cổ Thành Quảng Trị ở phía Bắc.

    Các đơn vị thuộc Sư Đoàn Nhảy Dù chiếm những cao địa, tiến sâu vào dãy Trường Sơn gần các căn cứ :

    - Ann (Động Ông Đô)

    -Barbara (đã giành lại được trong cuộc tổng phản công tái chiếm Quảng Trị). [b][size=4][color=black][i]

    Đây là 2 căn cứ chiến thuật chế ngự toàn vùng hành quân


    Click image for larger version  Name:	thuongduc.jpg Views:	1 Size:	39.3 KB ID:	140470


    Từ Nam cây số 17 (căn cứ Hiệp Khánh, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù) là trách nhiệm của các đơn vị cơ hữu thuộc :

    - Quân Đoàn 1.

    - Sư Đoàn 1 Bộ Binh trấn đóng ở phía Bắc đèo Hải Vân. Phía Nam là trách nhiệm của Sư Đoàn 3 và Sư Đoàn 22 Bộ Binh.

    Cả hai khu vực Bắc và Nam đèo Hải Vân đều có các đơn vị Biệt Động Quân, Địa Phương Quân, và Nghĩa Quân trấn giữ.


    Phía Nam là trách nhiệm của Sư Đoàn 3 và Sư Đoàn 22 Bộ Binh.

    Cả hai khu vực Bắc và Nam đèo Hải Vân đều có các đơn vị Biệt Động Quân, Địa Phương Quân, và Nghĩa Quân trấn giữ.



    Click image for larger version  Name:	182548877_1436125743421339_9171035207818832122_n.jpg Views:	1 Size:	148.1 KB ID:	140467


    Đối đầu với Sư Đoàn Nhảy Dù là :

    - Sư Đoàn 325 Trị Thiên của Bắc Việt.

    Tuy danh xưng là Sư Đoàn Trị Thiên, nhưng thực ra bộ đội của sư đoàn này rất trẻ và nói toàn giọng Bắc.

    Tình hình tổng quát tại Quân Khu 1 lúc này tương đối yên tĩnh.


    Vào những tháng cuối năm 1974 , sau khi trao đổi tù binh với Hoa Kỳ xong xuôi, Bắc Việt không ngần ngại vi phạm Hiệp Định Ba Lê để thực hiện ý đồ xâm lăng thôn tính miền Nam bằng võ lực.


    Qua các cuộc trắc nghiệm xem phản ứng của Hoa Kỳ bằng cách vi phạm Hiệp Ước , họ mở cuộc tấn công vào tỉnh Phước Long cuối năm 1974, và một số thị trấn khác thuộc Quân Khu 3.

    Thấy Hoa Kỳ không phản ứng gì nhiều, Cộng Sản Bắc Việt bắt đầu tung các đơn vị chủ lực vào cuộc xâm lược Miền Nam Việt Nam.

    Bộ đội, pháo binh, cơ giới của họ ngang nhiên di chuyển hàng hàng lớp lớp giữa ban ngày, không cần ngụy trang ẩn nấp như xưa.


    Click image for larger version  Name:	images?q=tbn:ANd9GcTJKogtv1iv1vjGs5HnmQxKLE8g4E1kwEArWg&usqp=CAU.jpg Views:	1 Size:	8.1 KB ID:	140466


    Cộng Sản Bắc Việt mở mặt trận lớn đầu tiên tại Vùng 1 Chiến Thuật với ý đồ cầm chân các đơn vị tổng trừ bị thiện chiến.

    Hai sư đoàn 304 và 324 Bắc Việt, cùng các trung đoàn pháo, chiến xa bất thần đánh chiếm quận Thường Đức thuộc tỉnh Quảng Nam.

    Là một điểm chiến lược vì địa thế núi rừng hiểm trở dễ thủ khó công .

    Thường Đức ở phía Tây Nam Đà Nẵng khoảng 50 cây số, và phía Tây giáp với Lào, nơi có đường mòn Hồ Chí Minh dùng để chuyển vận quân dụng tiếp tế cho mặt trần Thường Đức này.



    Click image for larger version  Name:	camp-thuong-duc-7_28038923002_o_result.jpg Views:	1 Size:	44.3 KB ID:	140468


    Trong vòng 2 năm, Bắc Việt đã không ngừng tu bổ đường mòn Hồ Chí Minh và biến thành hệ thống tiếp vận này thành một "xa lộ không đèn."

    Mặt đường rộng hơn 10 thước đủ cho xe xận tải di chuyển cả hai chiều.

    Ngoài ra Cộng quân còn lập hệ thống dẫn dầu từ Bắc vào Nam, đi đến tận thị xã Lộc Ninh (ở tỉnh Bình Long).

    Họ cũng tăng cường việc chuyển vận bộ đội chính qui, vũ khí, và chiến cụ vào miền Nam gấp nhiều lần so với lúc trước.

    Tình hình Quân Khu 1 đổi khác ngay vào cuối năm 1974. Áp lực địch gia tăng mạnh mẽ ở phía Nam đèo Hải Vân.


    Click image for larger version  Name:	mJTue2.jpg Views:	1 Size:	33.1 KB ID:	140469

  • Font Size
    #2
    MẶT TRẬN THƯỜNG ĐỨC. PHẦN 2

    SAU 2 NGÀY TẤN CÔNG, TRUNG ĐOÀN 66 CSBV
    VẪN KHÔNG CHIẾM ĐƯỢC THƯỜNG ĐỨC.

    https://www.youtube.com/watch?v=pl6H2PVtHAA



    Ngày 29/7/1974 c ộng quân mở cuộc tấn công vào quận Đức Dục do Tiểu đoàn 21 BĐQ trấn giữ và bắn hỏa tiễn vào phi trường Đà Nẵng, cùng lúc cho Trung đoàn 29 tấn công và pháo kích vào Chi Khu Thường Đức.

    Khởi sự cộng quân đã pháo kích để triệt hạ các công sự phòng thủ bên trong Chi Khu và tấn công các vị trí tiền đồn của Tiểu đoàn 79 BĐQ trấn giữ.

    Kho đạn của quận lỵ bị bốc cháy .

    Chi Khu Thường Đức mất liên lạc với ba vị trí tiền đồn của Nghĩa Quân, Điạ Phương Quân và hai vị trí tiền đồn của Biệt Ðộng Quân nhưng pháo binh từ Đồi 52 gần Đại Lộc yểm trợ hữu hiệu, gây nhiều thiệt hại cho quân cộng sản.


    Click image for larger version  Name:	273950881_1209603886235865_5233451637437754888_n.jpg Views:	0 Size:	179.6 KB ID:	145076

    Sau đó, Trung đoàn 66 CSBV tấn công trực diện vào hướng chính của Chi Khu, dùng bộc phá mở hàng rào, Tiểu đoàn 7 CSBV bị một Trung đội ĐPQ chận đứng với một khẩu đại liên 50 (đại liên 12.7mm) ở Trước Hà.

    Cộng quân dùng pháo 85ly bắn trực xạ diệt được khẩu đại liên 50 của Trung đội ĐPQ, Tiểu đoàn 7 CSBV tiếp tục khai triển đưa lực lượng vào đột phá nhưng cũng không thành công.

    Hướng Tiểu đoàn 9 CSBV, mặc dù chiến đấu rất dữ dội, nhưng mở đến hàng rào thứ tư thì bị lính BĐQ đánh trả mạnh mẽ.

    Cộng quân bị thương vong quá nhiều phải dừng lại.

    Phía VNCH phản ứng rất nhanh, Không Quân VNCH từ Đà Nẵng bay lên đã ném bom chính xác vào ngay hàng rào.

    Khi Bắc quân bắn nát một lô-cốt và chuyển sang lô-cốt khác, TĐ79 BĐQ lập tức đưa quân bám lấy lô-cốt sập, bắn chận không cho quân BV tiến lên.

    Click image for larger version  Name:	Xap0QP.jpg Views:	1 Size:	32.9 KB ID:	145074 Click image for larger version  Name:	mJTue2.jpg Views:	1 Size:	33.1 KB ID:	145075

    Comment


    • Font Size
      #3

      MẶT TRẬN THƯỜNG ĐỨC :

      QUẬN LỴ ĐẦU TIÊN THẤT THỦ SAU NGÀY NGƯNG BẮN, SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ THAM CHIẾN.



      PHẦN 3

      https://www.youtube.com/watch?v=31pXRwCpxF8




      Lo ngại về mối đe dọa nguy hiểm lớn cho Đà Nẵng từ hướng Tây của Đại Lộc, Tướng Trưởng khẩn cầu trực tiếp với Đại tướng Cao Văn Viên cho Lữ Đoàn I Nhảy Dù từ Sài Gòn ra tăng viện đồng thời ra lệnh cho Lữ Đoàn III Nhảy Dù đang phòng thủ phía tây Huế chuẩn bị di chuyển vào Quảng Nam, nhưng các hoạt động này đã không còn kịp để cứu vãn tình thế cho Thường Đức.

      Mặc dầu địch quân liên tục pháo vào Thường Đức từ ngày 29 tháng 7, cường độ pháo trong đêm 6 tháng 8 gia tăng mạnh với trên 1,200 đạn pháo.

      Ở hướng chính của căn cứ, cộng quân dùng bộc phá liên tục để mở ngõ, nhưng binh sĩ VNCH trong hầm ngầm chui ra các lô-cốt đã bị sập, bắn trả quyết liệt.


      Đến 7 giờ sáng ngày 6 tháng 8/1974, Địch quân vẫn chưa vào được quận lỵ.

      Suốt một ngày và đêm 6 tháng 8/1974 chiến đấu liên tục, Tiểu đoàn 9 CSBV đã mở được cửa đột phá và đánh chiếm được một số lô-cốt tuyến chiến hào thứ nhất.

      Nhưng khi phát triển vào trung tâm, các mũi tiến công của cộng quân bị khựng lại trước hệ thống hỏa lực dày đặc của Binh Sĩ VNCH. TĐ79 BĐQ cùng lính Ðịa Phương Quân, Nghĩa Quân ở Thường Đức quyết không đầu hàng nên đã chiến đấu vô cùng quyết liệt, đánh trả các cuộc xung phong của bộ đội CSBV đến người lính cuối cùng và viên đạn cuối cùng.

      Trên trời, máy bay A-37 của Không Quân VNCH liên tục quần thảo bắn phá và bổ nhào trút bom đánh ngay vào khu vực hàng rào căn cứ, chi viện cho quân đồn trú ở Thường Đức giữ vững khu vực còn lại.

      Những người lính mũ nâu anh hùng của Tiểu đoàn 79 BĐQ tiếp tục đẩy lui một đợt tấn công nữa vào đêm này.


      https://www.youtube.com/watch?v=tIL89FrVJEU




      Đến 1 giờ sáng ngày 7-8,
      cộng quân chuyển hướng tiến công của Tiểu đoàn 9 thành hướng chủ yếu.

      Đến 5 giờ 30 phút ngày 7 tháng 8 năm 1974, sau khi củng cố lực lượng và bố trí lại đội hình, Trung đoàn 66 địcht mở đợt tấn công cuối cùng đánh chiếm quận lỵ Thường Đức.

      Hỏa lực của pháo binh CS bắn chi viện cho Tiểu đoàn 8 tiếp tục mở cửa. Bộc phá nổ cuốn theo lớp hàng rào cuối cùng.

      Những người lính BĐQ, ĐPQ và NQ còn sống sót rút vào lô-cốt ngầm bắn ra như điên như dại, chống cự quyết liệt.


      https://www.youtube.com/watch?v=KxFeZD9CSUs



      Tiểu đoàn 9 Bắc việt đã chiếm được khu Địa Phương Quân và tiến xuống khu cảnh sát, quận lỵ.

      Tiểu đoàn 7 Bắc việt từ hướng tây bắc đã sang hướng Tiểu đoàn 9, đột phá vào khu Biệt Ðộng Quân.

      Lúc 8 giờ 30 phút ngày 7 tháng 8/1974,
      Sư đoàn 304 đã tràn ngập cứ điểm Thường Đức.

      Tiểu đoàn trưởng BĐQ báo cáo mở đường máu rút lui trước khi liên lạc bị mất vào trưa ngày 7 tháng 8.

      Thường Đức trở thành quận lỵ đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay quân Bắc Việt sau ngày ngừng bắn và một cơ hội cho Hà Nội đánh giá phản ứng và khả năng yểm trợ cho VNCH của Hoa Kỳ khi chiến sự bắt đầu leo thang.

      Comment


      • Font Size
        #4

        MẶT TRẬN THƯỜNG ĐỨC
        TIỂU ĐOÀN 1 NHẢY DÙ TẤN CÔNG ĐỈNH 1062. ĐỊCH PHẢN CÔNG MẢNH LIỆT.

        PHẦN 4



        https://www.youtube.com/watch?v=xrwxOOueCSE




        Sau khi địch tháo chạy
        vì sự tấn công quá dũng mãnh của các chiến sĩ thiện chiến Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù, hai Đại đội 11 và 14 chia nhau bố trí lập vị trí phòng thủ sơ khởi để ngăn ngừa địch phản công.

        Một trận mưa cối sơn pháo 120ly của Bắc quân bủa xuống, tiếng nổ vang khắp rừng già, khói phủ mù mịt trận địa. Nhờ bung rộng và hầm hố kiên cố của địch để lại, nên binh sĩ ta tránh được thiệt hại nặng nề bởi trận mưa pháo tập trung và chính xác này.

        Càng tiến gần về 1062,
        địa thế càng hiểm trở, rừng rậm hơn, cây to nhiều hơn, sườn càng dốc đứng hơn.

        Từ cứ điểm C nhìn lên mục tiêu, ở cao hơn 2 vòng cao độ (theo bản đồ quân sự tương đương 20m).

        Cách xa chừng 150m,
        ta thấy rõ địch đang lố nhố chạy tới chạy lui tăng cường phòng thủ.

        Thiếu tá Quý gọi xin pháo binh bắn “ cắm chỉ ” lên mục tiêu đó ngày và đêm.

        Đây được gọi là mục tiêu D, một trong 5 đỉnh của 1062.

        Giữa C và D là một thung lũng (eo yên ngựa) sâu khoảng hơn 20m. Như vậy quân ta nếu tấn công mục tiêu D, ít nhất phải vượt lên một dốc đứng cao tới hơn 40m.

        Từ D, địch thỉnh thoảng bắn trực xạ bằng đại bác và thượng liên xuống mục tiêu C, nhưng không gây thiệt hại đáng kể nào cho quân bạn.

        Lúc này Tiểu Ðoàn 8 và 9 còn cách quá xa 1062, chỉ có Tiểu Ðoàn 1 là gần và đang ở cao điểm, không ai bảo vệ cạnh sườn để tiếp ứng kịp thời. Địa thế địch hiểm trở dễ thủ khó công.

        Địch chuẩn bị chiến trường đợi ta với những trận địa pháo và hầm hố kiên cố.

        Đỉnh 1062 có 5 đỉnh nhỏ.

        Năm đỉnh nhỏ này nằm theo thế liên hoàn, yểm trợ cho nhau bằng hỏa lực dễ dàng.

        Diện tích rộng khoảng 2 Đại đội mới bao phủ nổi.


        Click image for larger version

Name:	332545371_462513672654878_5777247874517961375_n.jpg
Views:	41
Size:	36.4 KB
ID:	166676

        Comment


        • Font Size
          #5

          MẶT TRẬN THƯỜNG ĐỨC :
          - CHIẾM LẠI ĐỒI 1062, SĐND PHẢI TRẢ GIÁ BẰNG 5OO SINH MẠNG VÀ 2000 BỊ THƯƠNG

          PHẦN 5


          https://www.youtube.com/watch?v=7MLr4J6X2GA


          Tổng Kết tổn thất trong 3 tháng giao tranh :


          Từ khi khởi đầu chiến dịch Thường Đức vào ngày 15 tháng 8 liên tục trong ba tháng chiến đấu ác liệt quanh khu vực đồi 1062, các đơn vị Nhảy Dù đã bị thiệt hại đến 50 phần trăm quân số, với gần 500 chết và 2,000 bị thương.

          Sư đoàn Nhảy Dù sử dụng luân phiên tổng cộng 7 Tiểu đoàn trong chiến dịch này và đến giữa tháng 11 có đến 6 Tiểu đoàn hoạt động trong khu vực Đồi 1062.


          Ba Trung đoàn CSBV (24, 29, 66)
          gần như bị xóa tên với 2,000 bộ đội chết và 5,000 bị thương.

          Cả hai bên đều kiệt sức sau một chiến dịch đẫm máu.


          Nhảy Dù :


          - 500 chiến sĩ hy sinh

          - 2000 bị thương


          Cộng sản :


          - 2000 chết

          - 5000 bị thương

          (tài liệu:Col. William E. Le Gro trong VietNam from Cease Fire to Capitulation)



          Click image for larger version

Name:	fetch?id=145075&d=1622831837.jpg
Views:	24
Size:	33.1 KB
ID:	169362



          Click image for larger version

Name:	313889390_506750894828256_8461853706843551056_n.jpg
Views:	24
Size:	113.7 KB
ID:	169363

          Comment

          Working...
          X