Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Áo bà ba!

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Áo bà ba!

    Ông Trịnh Hoài Ðức ghi lại trong Gia Ðịnh thành thông chí: “Duy có người Việt ta noi theo tục cũ Giao Chỉ. Người quan chức thì đội khăn cao sơn, mặc áo phi phong, mang giày bì đà. Hạng sĩ thứ thì bới tóc, đi chân trần, con trai con gái đều mặc áo vắn tay bâu thẳng, may kín hai nách, không có quần. Con trai dùng một miếng vải buộc từ sau lưng thẳng đến dưới háng quanh lên đến rún, gọi là cái khố. Con gái có người không mặc váy, đội nón lớn, hút điếu binh, ở nhà thấp, trải chiếu ngồi dưới đất, không có bàn ghế.

    Ðến đời chúa Thế Tông Nguyễn Phước Khoát, triều đình quy định cư dân Ðàng Trong phải ăn mặc như người Tàu. Phụ nữ phải mặc quần chứ không còn mặc váy.

    Theo Minh Mệnh chính yếu, thời vua Minh Mạng (1820-1840) có ra lệnh cấm đàn bà cả nước mặc váy (quần không đáy) ra chợ. Dụ của vua Minh Mạng lệnh cho phụ nữ Bắc Kỳ ra đường phải mặc quần hai ống như phụ nữ Nam Kỳ.

    Trong dân gian có bài thơ khuyết danh rất hay: “Tháng Tám có chiếu vua ra. Cấm quần không đáy người ta hãi hùng. Không đi thì chợ không đông. Ði thì phải lột quần chồng sao đang! Có quần ra quán bán hàng. Không quần ra đứng đầu làng trông quan.”

    Thiệt là những câu thơ quá hay. Ngươi dân ngu khu đen làm thơ để chửi bới bọn vua quan thời phong kiến. Chúng quan liêu ra lịnh cấm cái rẹt mà không cần biết dân nghèo mạt rệp có đủ quần để mặc hay không? Không có quần thì em tô hô ra đầu làng đứng nghinh, đưa cái hĩm vô mặt quan. Cấm mặc váy, em không có quần, em ở truồng nhong nhỏng coi quan làm được gì em?



    Trang phục người Việt cổ Đông Sơn – nguồn pinterest



    Còn ông bà của tui, dân Miền Tây xưa giờ mặc gì? Do thời tiết, khí hậu, địa hình, dân Ðồng bằng sông Cửu Long làm ruộng, làm lúa nước. Ông bà của tui phải bán mặt cho đất; bán lưng cho trời. Chưn lấm tay bùn nên cách ăn mặc nó cũng khác với vùng khác.

    Mặc màu trắng, khi đi đám tiệc. Ði ruộng thì chọn màu đen, nâu sậm, lỡ có dính bùn sình cũng ít thấy dơ. Muốn có màu đen, vải phải nhuộm bằng lá bàng, vỏ trâm bầu, trái mặc nưa…

    Ði ruộng, ta thường thấy phụ nữ Nam Kỳ mặc áo bà ba, choàng cái khăn rằn trên cổ hoặc cột ngang bụng. Gọi là khăn rằn vì nó có sọc. Nó còn được gọi là khăn chàng (choàng) tắm. Khăn chàng tắm dùng để thay áo, thay quần lúc tắm sông, tắm mương chỗ xa nhà.

    Giờ VC kêu mấy em đội khăn tắm lên đầu (chỗ thờ ông bà) để chụp hình quảng cáo mình vốn là du kích Cà Mau. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sanh năm 1976, lúc đó, chiến tranh đã chấm dứt cả năm rồi làm cái gì mà còn du kích? Cô Tư cứ xí gạt tui hoài đi nhe?!

    Theo nhà biên khảo Sơn Nam thì: “Chiếc áo bà ba mà người Miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba, người Mã Lai lai Trung Hoa.”

    Người khác lại cho rằng: “Có thể áo bà ba cách tân từ áo lá và áo xá xẩu. Áo bà ba may bằng vải buồm đen của người Hoa lao động, là kiểu áo cứng, xẻ giữa, cài nút thắt… Phải chăng do thời tiết quanh năm nóng bức, họ bỏ luôn chiếc cổ thấp của áo lá và áo xá xẩu, mang thêm áo quanh chân cổ cho chắc. Áo xẻ giữa thay vì cài nút thắt đã được làm khuy, cài nút nhựa do ảnh hưởng phương Tây”.



    Trang phục người Miền Nam thập niên 30 – nguồn hình ảnh việt nam



    Nói vậy theo thiển ý của tui là không đúng. Áo bà ba trước khi có nút làm bằng nhựa tui nhớ nó có nút bóp.

    Tui nghĩ áo bà ba là do Bà ba (bà thứ ba) nào đó từ áo dài mà ra. Bà ba cắt ngắn tà cho nó gọn. Sau đó bà bắt chơi thêm hai cái túi tổ nái. Ðàn ông cất thuốc rê, hộp quẹt. Phụ nữ thì cất kỹ tiền bạc và thơ mèo của thằng cha Hai Lúa.

    Ngoài Huế, phụ nữ luôn mặc áo dài. Trong Nam em mặc áo bà ba. Áo bà ba là em của áo dài. Áo dài có tay ‘raglan’ thì áo bà ba cũng vậy. Vải may áo bà ba là loại vải một, vải ú, vải sơn đầm… dễ giặt, phơi gió rất mau khô. Ðàn ông, đàn bà mặc áo bà ba màu sắc đậm nhạt khác nhau tuỳ lúc đi ruộng, đi chợ, đi chơi. Theo ý tui người phụ nữ không mặc gì ráo là đẹp nhứt.

    Viết về chiếc áo bà ba tui lại nhớ cái chuyện cười ra nước mắt cách đây 40 năm, những năm đầu thập niên 80. Ở tỉnh Hậu Giang, thời Sáu Phan, Nguyễn Hà Phan làm cha. (Hà Phan không biết có bà con dây mơ rễ má gì với ‘Hà Bá’ hay không?). Tay Mười Chót làm Bảo vệ chánh trị chuyên tổ chức vượt biên gom vàng của các xì thẩu Bến Ninh Kiều. Thấy chú thiếm ba ùn ùn bỏ nhà cửa chạy mất dép, bà con mình lót tót chạy theo. Thằng bạn chạy xe đạp ôm chiều thường ra chợ Tham Tướng bù khú với tui đột nhiên biến mất.

    Gần cả năm lại thấy nó lù lù xuất hiện cười hè hè. Tao vượt biên bể bị bắt nhốt khám lớn chung với tài tử Trần Quang. Tui cũng cười he he; tại chú mầy chuồn một mình không rủ anh theo đó. Phần chú mầy không nghe ông Duy Khánh càm ràm trong bài hát “Sao đành bỏ quê hương” sao? Rồi chú mầy không nghe thiên hạ nói ông Trần Thiện Thanh sáng tác bài “Chiếc áo bà ba” năm 1984 để ca tụng cô em Hậu Giang. Bài hát Chiếc áo bà ba nầy cứ ra rả trên đài phát thanh Cần Thơ hay sao?

    Té ra sau nầy tui mới biết ông Duy Khánh, ông Nhật Trường giả dại qua ải. Ðừng có khờ như Khánh Ly, Thanh Tuyền hát mấy bài thời VNCH mà ngoan cố giữ nguyên xi lời; làm cái thằng nhà đèn nó nhột, nó cúp điện giữa chừng lỗ chết cha luôn nhe!



    Áo bà ba – nguồn bến xưa worldpress.com




    Đoàn Xuân Thu
    Attached Files
Working...
X