Announcement

Collapse
No announcement yet.

Từ Hoàng tử lưu vong đến hãng dầu Cù Là nổi tiếng Đông Dương

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Từ Hoàng tử lưu vong đến hãng dầu Cù Là nổi tiếng Đông Dương

    TỪ HOÀNG TỬ LƯU VONG ĐẾN HẢNG DẦU CÙ LÀ NỔI TIẾNG ĐÔNG DƯƠNG

    Bòn bon si cu la, bánh bao sữa hột gà, dầu cù là Mac Phsu…”, lời hát quen thuộc xưa kia cho thấy sự nổi tiếng của dầu cù là Mac Phsu, nhưng ít ai biết rằng nguồn gốc dầu cù là này có liên quan đến một vị Hoàng tử Miến Điện lưu vong ở Sài Gòn.



    Click image for larger version

Name:	Dau-cu-la-va-hoang-tu-luu-vong-01-1280x720.jpg
Views:	69
Size:	91.6 KB
ID:	144071


    Miến Điện dưới thời thuộc Anh

    Thời kỳ vua Pangan trị vì, Miến Điện bước vào cuộc chiến vệ quốc trước sự xâm lược của Anh.

    Kết quả Miến Điện phải nhường lại toàn bộ vùng Hạ Miến cho Anh vào năm 1852, trong khi cuộc chiến vẫn tiếp tục với nhiều khó khăn bất lợi cho Miến Điện.

    Vùng Hạ Miến vốn là nơi cung cấp lương thực và mang đến nguồn thu dồi dào từ các thương cảng. Việc phải nhượng cho Anh vùng Hạ Miến khiến Miến Điện ngày càng suy yếu.

    Cuộc sống khó khăn khiến dân chúng các nơi di cư đến Hạ Miến thuộc Anh, làm Miến Điện mất đi nguồn lao động và nguồn thu thuế.

    Em trai của vua Pangan là Mindon làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ngay từ đầu đã không đồng ý với việc chiến tranh với người Anh. Ông đề xuất cần có sự đàm phán với người Anh để có lợi cho đôi bên.

    Em trai của Mindon là Kanaung Mintha cũng ủng hộ kế sách này.

    Cuối năm 1852, Mindon cùng em là Kanaung lật đổ anh trai mình là vua Pangan. Đầu năm 1853, Mindon lên ngôi Vua. Ông mong muốn canh tân đất nước, ngăn sự bành trướng của người Anh. Kanaung được làm Thái tử và sẽ kế nghiệm ngôi Vua sau này.

    Toàn quyền Anh Hubert Elvin Rance (trên bục, trái) và Tổng thống đầu tiên của Myanmar Sao Shwe Thaik trong lễ quốc khánh ngày 4.1.1948

    ẢNH : CHÍNH PHỦ MYANMAR



    Click image for larger version  Name:	the-ky1_khnn.jpg Views:	1 Size:	70.1 KB ID:	144063

    Vua Mindon đã thỏa hiệp ngừng bắn được với người Anh, nhờ đó mà tập trung lực lượng đánh bại cuộc xâm lăng của quân Xiêm (Thái Lan ngày nay).

    Mindon tập trung giúp Miến Điến ổn định và phát triển.

    Trong khi đó, Thái tử Kanaung phụ trách quân đội, có quan hệ tốt với các nước phương Tây, cho nhập nhiều vũ khí nhằm hiện đại hóa quân đội. Thái tử Kanaung cũng cho người đi học ở phương Tây nhằm canh tân đất nước.

    Vua Mingdon.(Ảnh: Cơ quan lưu trữ lịch sử Myanmar, Wikipedia, Public Domain)


    Click image for larger version  Name:	Vua-Mindon.jpg Views:	1 Size:	44.4 KB ID:	144064


    Hoàng tử Myingun cướp ngôi Vua

    Trong khi Miến Điện đang ổn định phát triển thì năm 1866 xuất hiện biến cố lớn ở Kinh thành. Hai con trai của Vua Mindon là Hoàng tử Myingun và Hoàng tử Myingundaing thực hiện cuộc đảo chính nhằm cướp ngôi.

    Chính sử không nói rõ lý do, nhưng nguyên nhân có lẽ là vì Mindon đã lập em trai Kanaung làm Thái tử thay vì lập con. Điều này khiến các hoàng tử không bằng lòng và tìm cách cướp ngôi.


    Hoàng tử Myingun. (Ảnh: Cơ quan lưu trữ lịch sử Myanmar, Wikipedia, Public Domain)


    Click image for larger version  Name:	myingun-1.jpg Views:	1 Size:	19.8 KB ID:	144065



    Hoàng tử Myingun cho rằng :

    - Thái tử Kanaung là kẻ áp bức nên làm cuộc binh biến và sát hại được Knaung. Vua Mindon thoát chết và đưa quân đến dập tắt cuộc đảo chính.

    Cướp ngôi bất thành, hai anh em Myingun và Myingundaing đưa mẹ chạy đến vùng thuộc địa của Anh để trốn tránh. Nhưng sau đó người Anh muốn có hòa khí với Triều đình và dân Miến đã nên không muốn Myingun sống ở vùng đất của mình.

    Đến Sài Gòn

    Myingun phải sống lưu vong qua nhiều nơi.

    Sau 20 năm phiêu bạt, đến năm 1886 (có nguồn nói là năm 1889) thì ông đến Sài Gòn là thuộc địa cùa Pháp.

    Tại Sài Gòn, Hoàng tử Myingun vẫn liên lạc với các nhóm người Miến, lãnh đạo các nhóm này chống lại quân Anh. Thời điểm này ông bí mật 2 lần về Miến Điện nhằm giám sát các cuộc chiến chống lại người Anh.

    Người Pháp cho Myingun cùng gia đình ông ở Sài Gòn, dự định đến một lúc nào đó sẽ lợi dụng ông.

    Theo “Niên giám Đông Dương” qua các năm cho thấy Hoàng tử Myingun sống ở các nơi khác nhau chứ không phải chỉ một chỗ.

    Myingun Min có 3 vợ trong đó có một người là người Việt. Ông mất vào năm 1921 để lại gia đình và con cháu.

    Dầu cù là Mac Phsu

    Hoàng tử Myingun có cô con gái là Mac Phsu lấy chồng là Thong Ong Zan rồi sống ở Phnom Penh (Campuchia).

    Theo lời kể lại của hậu duệ sau này, thì một lần bà Mac Phsu đi ngang qua một ngôi chùa, có bà thầy bói ngồi dưới gốc cây cổ thụ đã ngoắc tay gọi bà Mac Phsu đến và nói rằng :

    - “Sau này tên của bà sẽ được nổi tiếng khắp nơi”.

    Chồng bà là ông Thong Ong Zan học được công thức làm dầu cao chữa bệnh từ hoàng gia Miến Điện của nhà vợ.

    Ông sang Singapore và gặp một người Singapore lai Miến Điện, hai người cùng học được kỹ thuật nấu dầu của một bác sĩ người Anh là Basythin.

    Hai người sau khi học xong thì đều hành nghề. Người Singapore đặt tên dầu của mình là Tiger Balm.

    Người Việt quen gọi là “dầu cù là Con Cọp Vàng” , lấy màu nâu đỏ làm màu đặc trưng


    Click image for larger version  Name:	c9a3ce88c2093f049779153ed235144a.jpg Views:	1 Size:	35.9 KB ID:	144066


    Ông Thong Ong Zan về Phnom Penh cùng vợ lập hãng dầu mang tên vợ là hãng dầu Cù Là Mac Phsu, dùng bí quyết làm dầu chủ yếu là từ nhà vợ và bổ sung cách nấu dầu của vị bác sĩ người Anh.

    Tên “Cù Là” là tện gọi xưa của Miến Điện, nay thường gọi theo tiếng Anh là Myanmar.

    Gia đình giữ bí mật kỹ thuật làm dầu Cù Là. Ông Thong Ong Zan ra quy tắc chỉ truyền cho con gái chứ không truyền cho con trai, vì con trai khó giữ bí mật với vợ, vì thế mà trong 6 người con thì chỉ có 2 cô con gái được truyền nghề làm dầu Cù Là.

    Khi gia đình chuyển đến Sài Gòn sinh sống, hai con gái là bà Ong Zanno và bà Phonlouvemak giúp cha mẹ làm dầu, hãng dầu vẫn tiếp tục hoạt động và ngày càng phát triển dù phải cạnh tranh với dầu Tiger Balm màu đỏ và dầu Nhị Thiên Đường.


    Click image for larger version  Name:	image-116.png?w=250.png Views:	1 Size:	63.8 KB ID:	144067


    Tổng đại lý của hãng dầu Cù Là Mac Phsu nằm ở đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi, quận 1), gần nhà thờ Huyện Sĩ. Để hãng dầu phát triển, bà Mac Phsu đã quảng cáo sản phẩm của mình khắp miền nam với tên gọi dầu cù, dầu Gió hay dầu Bạc Hà chữa được “tứ thời cảm mạo”.

    Quảng cáo dầu Mac Phsu ở chợ An Đông, Chợ Lớn, năm 1967.


    Click image for larger version  Name:	sai-gon-02-16110576164091724504694.jpg Views:	1 Size:	24.3 KB ID:	144068


    Nổi danh khắp Đông Dương


    Hãng dầu Mac Phsu nhờ có chất lượng nên phát triển khắp Đông Dương, gia đình bà Mac Phsu cũng trở nên giàu có ở Sài Gòn.

    Dầu Mac Phsu thân quen với dân chúng đến nỗi trẻ em miền Nam thời ấy hay hát câu :

    - “ Bòn bon si cu la, bánh bao sữa hột gà, dầu cù là Mac Phsu…” trong trò chơi.

    Thời đó, để dầu có mùi thơm, người ta thường dùng salisylate làm dầu nóng nhưng chất này khá độc nên chỉ có thể xoa ngoài da chứ không thể ngậm hay nuốt vào.

    Tuy nhiên dầu cù là Mac Phsu không dùng salisylate mà dùng tá dược bí mật nên có thể xức vào răng khi đau hay uống để chữa bệnh đau bụng.

    Đó là điểm đặc biệt của dầu Mac Phsu ở Đông Dương. Do vậy dù tá dược được ghi trên chai, nhưng công thức bí mật khiến không có sản phẩm nhái và giả trên thị trường.

    Những năm 1940, hãng dầu Cù Là Mac Phsu liên tục lập thêm các xưởng sản xuất mới ở Sài Gòn nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng mà không hề có đối thủ cạnh tranh, dù thời đấy có nhiều loại dầu cao trên thị trường.

    Khi bà Mac Phsu cùng chồng già yếu thì việc vận hành hãng dầu trao cho hai cô con gái. Một người con là bà Ong Zanno lấy chồng người Việt rồi sinh được 5 người con gái nhưng chỉ truyền nghề lại cho 2 con là Lê Kim Nga và Lê Kim Phụng.

    Những năm 1960 dầu Cù Là Mac Phsu phát triển đỉnh điểm, số lượng làm ra không đủ để bán. Các xưởng phải làm đến 9 giờ tối, mỗi ngày cho ra gần 10.000 chai dầu.

    Quảng cáo dầu cù là Mac Phsu trên sông Sài Gòn, năm 1966-1968.


    Click image for larger version  Name:	Hoang-tu-luu-vong-den-dau-cu-la-01-1280x720.jpg Views:	1 Size:	90.9 KB ID:	144069

  • Font Size
    #2

    Gian nan khôi phục lại dầu Cù Là xưa

    Sau biến cố năm 1975, hãng dầu Cù Là Mac Phsu phải ngừng hoạt động, đến năm 1979 thì chính thức đóng cửa.



    Click image for larger version  Name:	116878443_1749215958561516_3115951865191298564_o.jpg Views:	1 Size:	79.5 KB ID:	144075


    Năm 1993, hai chị em bà Nga và bà Phụng muốn khôi phục lại dầu Cù Là xưa, nhưng do điều kiện khó khăn thiếu thốn nên phải hợp tác cùng một công ty Đông y ở Gò Vấp, đặt tên cho sản phẩm là “Sư tử cá”, nhưng chỉ được 5 năm thì phải ngừng hoạt động.

    Đến năm 2010 khi hai chị em đã nghỉ hưu, có thời gian hơn nên quyết định khôi phục lại dầu Cù Là. Hai chị em thế chấp căn nhà duy nhất vay tiền ngân hang nhằm phát triển sản phẩm.

    Sau nhiều nỗ lực, đến tháng 6/2014, mẻ dầu đầu tiên được tái sinh và đươc đặt tên là “Cao xoa Con Công”.

    Sở dĩ lấy tên này bởi vì Công được xem là biểu tượng của đất nước Miến Điện. Cao xoa Con Công có màu xanh lá tươi mát, chất lượng cao nên được thị trường đón nhận.

    Cao xoa Con Công phát triển nhưng gặp khó khăn khi cần tìm nhà phân phối để đưa được sản phẩm ra thị trường.

    Hậu duệ của Hoàng tử Myingun hầu hết đầu thành đạt, trở thành kỹ sư, bác sĩ và đều sống ở nước ngoài, chỉ có chị em Kim Nga, Kim Phụng cùng hai em gái nữa là sống ở Việt Nam.

    Hai chị em bà Nga và bà Phụng ở tuổi 70 lại không lập gia đình nên không có ai giúp phát triển mặt hàng Cao xoa Con Công. Bí quyết làm dầu Cù Là Mac Phsu có nguy cơ thất truyền

    Click image for larger version  Name:	1.jpg Views:	1 Size:	18.1 KB ID:	144078
    Dầu Cù Là Nguyễn An Ninh

    Còn một câu chuyện nữa về “anh em” của dầu Cù Là Mac Phsu.

    Đó là trong những năm cuối đời ở Sài Gòn, Hoàng tử Myingun bị người Pháp lấy lại nhà và cắt trợ cấp, phải đến sống nương nhờ ở khách sạn Chiêu Nam Lầu do chí sĩ yêu nước Nguyễn An Khương chiêu hiền đãi sĩ. Người quản lý ở đây là bà Xuyến.

    Năm 1921, thấy mình sức đã yếu và khó qua khỏi, Hoàng tử đã tạ ơn bà Xuyến cưu mang mình bằng cách tặng cho bà toa thuốc dầu cao của hoàng gia Miến Điện.

    Đây cũng chính là bài thuốc mà Hoàng tử đã truyền lại cho con gái là bà Mac Phsu.

    Sau 10 năm, bà Xuyến trao lại bài thuốc này cho thầy thuốc Nguyễn An Cư, anh trai của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh. Ông Cư làm dầu Cù Là hiệu Sư tử cho ông Ninh đi bán. Việc ông Ninh bán dầu là để che mắt người Pháp.

    Hiệu quả trị liệu hiệu nghiệm khiến dầu của ông Ninh rất đắt hàng, ông đem bán khắp lục tỉnh. Ở Hóc Môn – Bà Điểm có bài thơ rằng :

    Cù là hay lắm mấy ông ơi

    Dầu hiệu An Ninh thí nghiệm rồi

    Quệt thử bên hông, chùm mật nhảy

    Uống vào trong bụng, huyết tim dôi…


    Dầu cù là sư tử của Công ty Thoại Dư Đường Chợ Lớn, Nguyễn An Ninh bán ở chợ Bến Thành (nguồn: Công Luận báo, 2.3.1938, Thư viện Quốc gia Việt Nam)


    Click image for larger version  Name:	51952989_1146389362195594_9213849355625168896_n_sbnl.png Views:	1 Size:	289.7 KB ID:	144076


    Về chuyện bán dầu của ông Nguyễn Văn Ninh, trong cuốn “Hội kín Nguyễn An Ninh” có mô tả rằng :

    Ngày nay có một con đường nhỏ dài 100 mét mang tên Nguyễn An Ninh ở chợ Bến Thành (Sài Gòn), chính nơi đây xưa kia ông Ninh đã lập gian hàng bán Dầu Cù trong những ngày cận tết.

    Ông lập làm gian hàng vốn số tiền 10 đồng rồi gắn biển hiệu “Năm nay còn ăn tết được”
    trong thời điểm người dân còn nghèo xơ xác không sắm tết được nhiều.

    Ông Ninh và người bạn rao bán dầu, nhờ có tiếng nên người dân đổ xô đến mua, chỉ trong buổi sáng toàn bộ 500 lọ dầu đã được bán hết.

    Sài Gòn năm 1931, bến xe trên đường Rue Schroder (Phan Chu Trinh ngày nay) trước cửa Tây chợ Bến Thành. Nơi đây trước bến xe ngay chợ, Nguyễn An Ninh đã rao bán dầu cù là cùng với Phan Văn Hùm . Ảnh: Mạnh Hải


    Click image for larger version  Name:	51977468_777922532567661_1057411864419368960_n_vjwq.png Views:	1 Size:	271.8 KB ID:	144077

    https://xamvn.art

    Hình ảnh sưu tầm

    Comment


    • Font Size
      #3
      Những thế hệ trước đây, dường như không ai quên được hủ Cù Là xức rốn, mà nhà nào cũng có.

      Giờ đây sống theo Tây, đôi khi xài sợ bán mùi nước hoa chăng?

      Comment

      Working...
      X