Announcement

Collapse
No announcement yet.

Bông Điên Điển

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Bông Điên Điển

    Click image for larger version

Name:	image-61.png?w=455.png
Views:	515
Size:	359.5 KB
ID:	146251
    Bông điên điển


    Từ Châu Âu một vị thân hữu có gửi cho Trần minh Quân một bài viết của Tác giả Nguyễn Trần Uyên Khanh với tựa đề
    “Nói cùng điên điển”. Bài viết thật thú vị , mô tả đời sống bình dị của dân quê miền Tây nhờ Bông điên điển , vượt qua các khó khăn do thời thế..Tác giả cũng nhắc đến các món ăn dân giã thật ngon từ Bông điên điển..

    Vị Thân hữu của TMQ quê nội ở Gò Công, quê ngoại tại Trà Vinh, lại chỉ biết Cây so đũa và nhìn qua hình ảnh thì “So đũa quả là Điên điển.. bông trắng?” (có lý.. vì So đũa và Điên điển là .. anh em bà con thân thiết! ). Xin gửi đến quý vị bài này , dựa theo tài liệu trong tập bản thảo của một vị thân hữu (khác) đã về hưu..

    Điên điển, một cây khá xa lạ với người dân thị thành, nhưng gần như dính liền với đời sống của dân miệt vườn tại Vùng Châu thổ sông Cửu Long (đồng bằng Nam bộ), Điên điển đã là nguồn cảm hứng, làm chủ đề cho nhiều bài hát, bài thơ vả cũng được dùng làm ‘biểu tượng’ cho người ‘miền Tây’ từng sống nơi những vùng sông rạch ..

    Ca dao ‘Nam bộ’ có những câu rất đơn giản:

    “Lục bình bông trắng, Điên điển bông vàng

    Điên điển mọc ở đất làng, Lục bình trôi nổi như chàng hát rong..”

    Thành ngữ dân gian miền Nam có câu “Rể điên điển” để gọi những chàng Rể vô.. tích sự, không thương vợ và cũng chẳng giúp gì cho .. nhà vợ! ( Rễ và Rể.. chỉ khác nhau dấu ‘hỏi’ và ‘ngã’, nhưng chàng ‘rể’ , khi té ngã, lại là.. Rễ!)

    Bài hát, với âm điệu dân ca “Bông điên điển” của Nhạc sĩ Hà Phương (có trang mạng ghi là của Nhạc sĩ Bắc Sơn?) đã được giới thưởng ngoạn miền Nam ưa thích, vì đã nói lên được nỗi niềm nhung nhớ quê nhà của người xa xứ, nhất là dân quê miền Tây. Lời bài hát rất gần với với những hình ảnh sông nước..

    “Em đi lấy chồng xa về nơi xứ xa

    Đêm ru điệu hát câu hò trên môi

    Miền Tây xanh nước mây trời

    Phù sa nước nổi, người ơi đừng về

    Với màu điên điển say mê

    Vàng trong ánh mắt, vỗ về gót chân..

    Và chân tình hơn với:

    Trót thương tình nghĩa vợ chồng

    Nên bông điên điển nở, cho lòng vấn vương”


    Một Ông Bắc kỳ ‘dón’ 54, làm ‘rể’ miền Tây chê các ông Bắc 75, không hiểu chuyện, khi viết “Hoa điên điển’.. Muốn làm rể Nam kỳ phải gọi là Bông điên điển.. vì Bông khác với Hoa ? và các Nàng thiếu nữ miền Nam chỉ biết.. Bông (không biết Hoa).. Điên điển!

    Ngoài bài hát,còn nhiều bài thơ tuy mộc mạc nhưng không thiếu chân tình như:

    “Tôi biết có nồi canh Điên điển

    Cá bông lau, đậu bắp, mỡ hành

    Em ngậm cái màu bông chín nõn

    Thẹn thùng không nói được tiếng… Anh !”

    (Bông Điên điển – Bùi Chí Vịnh)
    • Vài đặc điểm thực vật:
    • Tên khoa học cùng các tên gọi khác:

    Sesbania sesban thuộc họ thực vật Fabiaceae

    Tại Việt Nam: Miền Bắc gọi là Điền thanh bụi.

    Tên Anh-Mỹ: Common sesban, Egyptian rattle-pod; Egyptian river hemp.

    Pháp: Sesban.

    Tên Tàu: Điền tinh, Ấn độ điền tinh.

    Philippines: sesban, katuray, katodai; Thái: sami, saphaolom ; Ấn: jain..
    • – Mô tả sơ lược về cây:

    Cây thuộc loại thân gỗ nhỏ, đa niên, khi trưởng thành có thể cao 2 – 3m; tán mọc rộng 2 – 3m. Thân giòn và dễ gãy; cành không gai màu xanh hoặc đỏ, có lõi xốp, trắng. Hệ rễ phát triển mạnh, nhiều cấp, ăn sâu khoảng 50 – 60cm. Rễ con có thể có nốt sần khi cộng sinh với nấm rhizobium. Lá kép, hình lông chim; có 10 – 20 đôi lá chét hình thuôn dài, hẹp; dài 6 – 25cm, rộng 2 – 5cm. Mặt dưới của phiến lá có đốm tím.

    Hoa mọc thành chùm ở nách lá và ở ngọn; cuống hoa dài 3 – 14 cm, mang 5 – 13 hoa. Hoa to, dài 25cm, màu vàng, các cánh hoa có tai nhỏ, nhọn.

    Quả đậu thẳng, thòng xuống dài 15 – 20cm, rộng 0.4cm, màu trắng hay tím nhạt; trong chứa 20 – 30 hột. Hạt hình cầu tròn – dài, màu nâu bóng, đường kính khoảng 3mm, có lông lởm chởm .

    Trái điên điển

    Sesbania sesban : 1- Cành có hoa ; 2- Quả ; 3- Hạt

    Sesbania sesban seeds (Hột điên điển)

    Điên điển được xem là có nguồn gốc tại Ai cập? Cây mọc rất phổ biến tại Bắc và Đông Phi châu. Tại Á châu, cây thường gặp tại Ấn độ, Nam Trung Hoa, Đông-Nam Á (Việt-Miên-Lào),Thái lan, Mã lai và cả tại Queensland (Úc).

    Chi thực vật Sesbania gồm một số cây cũng được gọi là Điên điển tại Việt Nam:
    • Sesbania bispinosa : Điên điển gai.

    Sesbania bispinosa (Điên điển gai)
    • Sesbania cannabina : Điên điển sợi.

    Sesbania cannabina (Điên điển sợi)
    • Sesbania paludosa : Điên điển phao , Điên điển hạt tròn.

    Sesbania paludosa (Điên điển phao, Điên điển hạt tròn)

    Riêng Sesbania grandifolia được gọi là Cây So đũa.

    Sesbania grandifolia (Cây So đũa)
    • Thành phần : Dinh dưỡng và chữa bệnh

    Thành phần hóa học

    – Lá có saponins, hợp chất polyphenols, sterol, tannins, flavonoid như kaempferol; nhiều khoáng chất như calcium (0.75% lá khô), phosphorus (0,37%),sắt..

    – Hạt có dầu béo (4.8%), albuminoids (33.7%), carbohydrate (18.2%), cellulose (28.3%) saponin loại stigmasta-galactopyranoside, là glucuronide chuyển hóa của oleanolic acid (có độc tính diệt tinh trùng và ly giải huyết cầu).

    Hoa cũng có các hợp chất polyphenol (phenolic tổng cộng 534mg/100g), flavonoids (tổng cộng 135mg/100g); anthocyanins..
    • Nghiên cứu dược học

    Một số nghiên cứu về dược học của Điên điển được thực hiện tại Ấn
    • Khả năng trị đau và chống sưng

    ĐH Dược Pravara (Ấn) thử nghiệm dùng nước chiết từ gỗ thân bằng các dung môi hữu cơ và thử hoạt tính chống đau trên chuột, dùng các test căn bản như thả chuột trên dĩa hơ nóng, chích cho chuột acid acetic gây vặn vẹo cơ thể.. Các kết quả ghi nhận dịch chiết có các hoạt tính chống đau rất rõ rệt do tác động vào các thụ thể loại opioids ( Indian Journal of Experimental Biology Số 50-2012).

    ĐH Dược Maharashtra (Ấn) dùng dịch chiết từ bằng methanol, rồi trích saponins (thô), Saponin thô được bào chế thành dạng gel thoa (1 và 2% ) Thử nghiệm dùng gel thoa cho chuột lang Winstar bị gây sưng phù bằng carrageenan (dùng diclofenac gel làm đối chứng) Kết quả ghi nhận gel có saponins điên điển có tác dụng rõ rệt, chống sưng ngay từ giai đoạn đầu khi thoa gel (International Journal of Research & Pharmaceutical Sciences Số 3-2010).
    • Tác dụng điều hòa sinh sản

    Thử nghiệm dùng bột từ Hạt điên điển cho chuột lang cái, ăn. Dùng các liều khác nhau liên tục trong 30 ngày: Có những thay đổi về buồng trứng, cấu trúc tử cung, chặn sự bám của trứng vào vách tử cung, kiểm soát việc đậu thai.. Liều 250 – 400mg/ngày/kg chuột ngăn chặn được 100% việc thụ thai, kể từ ngày thứ 10 sau khi dùng bột..

    Oleanolic acid 3-B-D-glucuronide, trong Rễ điên điển có hoạt tính diệt tinh trùng (Contraception No 10-2010).
    • Khả năng hạ đường và giảm lipid.

    Các thử nghiệm tại ĐH Jaipur (Ấn) ghi nhận các khả năng này..
    • Trị bệnh theo dân gian

    Dược học dân gian tại một số nơi Phi châu và Á châu dùng điên điển trị một số bệnh thông thường như:
    • Lá, giã nát, dùng đắp lên những vết thương có mủ, nhọt bọc để “rút” mủ; đắp vào các nơi sưng do phong thấp. Tại Dacca (Bangladesh), nước ép từ lá, uống trị giun sán..
    • Hạt, dùng trị tiêu chảy, rong kinh và sưng lá lách.
    • Rễ, giả nát, đắp trị bọ cạp chích?

    Tại Việt Nam: Đọt non điên điển, giã nát, trộn cùng muối hột, đắp trị .. ‘giời ăn = zona”. Bông, bỏ cuống, hấp với đường phèn dùng trị bệnh tim.

    Dược học Ayurvedic (Ấn) dùng điên điển trị nhiều bệnh: Hoa dùng trị xuất tinh sớm, mắt quáng gà, ho-cảm. Lá trị ho, lọc máu, nhức đầu, động kinh..
    • Điên điển trong Nông lâm nghiệp

    Điên điển và các cây khác trong chi Sesbania (như So đũa) đã được các Tổ chức Nông Lâm Thế giới nghiên cứu để khai thác, dùng trong nông nghiệp. Ngoài vai trò giúp cải thiện đất trồng trọt, lá điên điển còn là một nguồn thực phẩm để nuôi gia súc như dê và trừu.

    Điên điển mọc rất nhanh, trong các điều kiện thích hợp, cây có thể mọc cao 4 – 5m trong vòng 6 tháng. Cây được trồng rộng rãi tại Phi châu và Ấn độ, mọc dễ dàng, ít tốn công chăm sóc tại những vùng khí hậu nóng ẩm nhưng cũng chịu được khí hậu khô, nơi nước tù đọng hay nơi mực nước lên xuống theo mùa (trường hợp của vùng Đông-Nam Á như Đồng Tháp Việt Nam). Trong mùa nước lụt, hệ thống rễ của cây thay đổi theo môi trường để thích nghi và phát triển.

    Một ưu điểm nữa là Điên điển chịu được cả nước lợ.

    Trong Nông nghiệp, Điên điển được trồng để lấy gỗ và lá:
    • Gỗ thân:

    Gỗ thân điên điển, trồng tại Phi Châu, có thể cao 8m, đường kính thân đến 12cm. thuộc loạt gỗ sốp, mật độ thấp, tỷ trọng 0.4 – 0.5 khi chứa 12% nước. Gỗ, tuy không thuộc loại chất đốt tốt nhưng được ưa chuộng do mọc nhanh, khi đốt, mau bắt lửa và cháy không khói. Một cây điên điển, 3 năm tuổi, có thể cung cấp một nhiệt lượng khi đốt, khoảng 430 kcal/1kg gỗ. Gỗ có thể lấy sợi bện thừng, làm lưới cá và có thể khai thác làm bột giấy.
    • Lá điên điển:

    Lá được dùng làm phân xanh và làm chất độn thêm trong thực phẩm gia súc (dành cho loài nhai lại như trâu, bò, ngựa..). Lá có thể thu hoạch bằng cách tỉa quanh năm. Tại Ấn độ, sản lượng lá lên đến 4 – 12 tấn /cho mỗi hecta cây trồng mỗi năm.

    Lượng protein thô trong lá điên điển lên đến 20 – 25 %. “Khả năng tiêu hóa’ của các chất khô của lá điên điển (dry matter) lên đến 75%. Các nghiên cứu về chăn nuôi cho rằng phương thức dùng lá điên điển, tốt nhất và an toàn nhất, về phương diện kinh tế, là dùng trộn thêm như phụ gia, vào rơm – rạ làm thực phẩm cho thú vật loài nhai lại như trâu bò; nhưng không thể dùng lượng cao và trong thời gian lâu dài vì sẽ gây những hậu quả không tốt cho việc sinh sản và sức khỏe của trâu bò (khi trộn 30%, có thể gây trụy thai nơi bò cái).

    Lá điên điển, tuy không chứa các tannins cô đặc, nhưng lại chứa carvaninine và những hợp chất loại phenolics, gồm cả những saponin có hoạt tính diệt tinh – trùng và gây hoại huyết.. Gà con bị chết khi cho ăn thực phẩm có trộn thêm bột lá điên điển (dù chỉ tỷ lệ 10%).

    Giá trị dinh dưỡng của lá trong việc chăn nuôi trâu bò, tùy thuộc vào hàm lượng các chất phenolic trong lá, và hàm lượng này lại tùy thuộc vào các điều kiện thổ nhưỡng, và nuôi trồng. Nếu lượng phenolic cao, chúng sẽ kết nối với các protein và làm giảm lượng protein sinh – khả dụng; trái lại nếu phenolic thấp thì giá trị dinh dưỡng tăng cao, đồng thời không gây cảm giác ‘no hơi’ và đầy bụng cho trâu bò.

    Riêng đối với dê, trừu: lá điên điển, khi trộn thêm vào thực phẩm, giúp làm tăng sản lượng sữa nơi các con cái, đồng thời còn giúp dê con tăng trưởng nhanh hơn. Trong một thử nghiệm nuôi dê bằng lá điên điển (1998): dê con tăng thêm trọng lượng khoảng 48g/ngày, trong suốt 90 ngày; lượng nitrogen thu nhận và giữ lại trong cơ thể dê – trừu, cao hơn và nitro thải theo phân xuống thấp (International Livestock Center for Africa – Annual Report 1988).

    Điên điển đã được thử nghiệm để nuôi thỏ với những kết quả khả quan: tỷ lệ trộn tốt nhất là 15%, lá khô trong thực phẩm. Tỷ lệ này không gây ảnh hưởng xấu cho thỏ.
    • Điên điển và môi sinh:

    Điên điển, cũng như các cây trong họ Fabaceae , có khả năng thu Nitrogen từ không khí, tồn trữ trong cây, giúp cải thiện đất trồng trọt. Lá là một nguồn phân xanh hữu cơ rất tốt. Cây có thể giúp cho sự phát triển những cây trồng luân canh như bắp, đậu, bông gòn..

    Điên điển cũng là một cây chắn gió rất tốt, tạo bóng mát và làm cây chống đỡ cho các cây khác như cây tiêu (dùng thay cho cọc cắm). Tại Trung Hoa, cây được trồng đề lấn đất tại vùng nước lợ.

    Nghiên cứu tại Việt Nam: Sau một vụ trồng điên điển khoảng 4 – 5 tháng: một hecta có thể thu hoạch được khoảng 60 – 70 tấn chất hữu cơ, trong đó có khoảng 100kg Nitrogen do cây thu từ không khí..
    • Món ăn tử Điên điển

    Miền Tây Nam bộ có hàng chục món ăn chế biến từ bông điên điển như canh chua, bánh xèo, gỏi.. bông điên điển; hoặc bông chấm mắm kho, chấm nước cá; bông xào hoặc ăn kèm bún cá, bún nước lèo..

    Bánh xèo bông điên điển

    Bông Điên điển, muốn làm rau ăn, phải hái vào buổi chiều trời chạng vạng vì lúc đó bông vừa hé nhụy, tươi ngon..

    Tác giả Mặc Cần Dung trong bài “ Về Bông Điên điển và vài khía cạnh khác trong cuốn Hương vị ngày xưa của Trần văn Chi” tóm lược như sau:

    ..” về các món ăn từ Bông Điên điển thì nhiều. Anh ăn sống, chấm nước cá kho hoặc mắm kho cũng được. Nó có mùi vị của giá sống, ăn giòn giòn mát miệng. Bông Điên điển làm dưa ăn giống dưa giá. Bông Điên điển nấu canh chua với cá lóc, cá rô càng ngon. Bông nấu canh, thường với cá trê, ăn giống canh cá trê nấu với bông so đũa. Rồi bông điên điển mà xào với thịt heo ba rọi, ngọt ơi là ngọt.. Bông điên điển mà xào với tép, bỏ thêm chút thịt heo hoặc thịt gà làm nhưn bánh xèo..ăn hết sẩy..”
    • Canh chua Điên điển cá linh:

    “ Canh chua điên điển cá linh

    Ăn chỉ một mình nên chẳng biết ngon”

    Các tác giả chuyên viết về các món ăn ‘dân giã’ miền quê Nam bộ, đều đồng ý là Bông điên điển ‘ăn ngon nhất’ là khi ăn, nhúng vào nồi canh hay ‘lẩu cá linh..

    ..”Cá linh được làm sạch, thả vào lẩu nghi ngút khói. Cạnh bên là dĩa rau nhút, rau muống, bắp chuối bào sợi.. Một chút xíu cay nồng của ớt xắt lát, một chút chua nhẹ của me, khóm.. hòa với vị ngọt của cá linh tạo nên một nồi lẩu thơm ngon và hấp dẫn..”(An Nhiên)

    Canh chua Điên điển cá linh

    Lẩu bông điên điển

    Về Cá linh, mắm cá linh.. xin mời đọc :
    https://bienxua.wordpress.com/2021/0...ret=b3LUJyI7DQ
    Tại Châu Đốc, Trà Vinh, Bạc liêu.. những vùng đất cũ của Vương quốc Khmer.. Bông điên điển còn gọi là theo tiếng Miên là Snor (Ông Vương Hồng Sển gọi tên con kinh Xà No là biến thể của chữ Snor và đây là vùng ngày xưa rất nhiều cây điên điển?). Món ăn Miên – Việt là “Bánh bột bông điên điển’, làm bằng bột gạo, đường, hột vịt và bông điên điển; hòa trộn rồi đem chiên với mỡ, giòn và béo.

    Bún cá Châu Đốc

    Ông Vương khen: “Điên điển đúng mùa thì đơm bông kết trái, cái bông vàng tươi đẹp ‘hơ hớ’ như cô gái Miên tân, bánh điên điển ngon không chỗ chê..?”

    Cũng tại Châu Đốc, trong mùa nước nổi, bông điên điển được dùng làm rau cho món Bún nước lèo..món ăn độc đáo của địa phương.

    Gỏi bông điên điển
    • Điên điển muối chua : ngon như câu ca dao ?

    “ Điên điển mà đem muối chua

    Ăn cặp cá nướng, đến vua cũng thèm..”

    Điên điển muối chua

    Trần Minh Quân 11/2022


    https://bienxua.files.wordpress.com/...e-61.png?w=455
Working...
X