Announcement

Collapse
No announcement yet.

Đông y: Cơ thể của chúng ta sẽ hoạt động như thế nào trong 24 giờ?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Đông y: Cơ thể của chúng ta sẽ hoạt động như thế nào trong 24 giờ?

    Theo y học cổ truyền, các bộ phận trong cơ thể hoạt động theo một chu kỳ liên tục mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất và giúp loại bỏ ra các độc tố. Hãy cùng tìm hiểu sự thay đổi của các bộ phận qua từng khung giờ trong ngày, từ đó có kế hoạch thay đổi các thói quen sinh hoạt để hướng đến một cuộc sống lành mạnh hơn.
    Cứ mỗi 2 giờ, vòng năng lượng tuần hoàn (Qi) của đồng hồ sinh học trong cơ thể sẽ đi qua lần lượt các bộ phận nội tạng. Khi một bộ phận trong cơ thể được nạp đầy năng lượng thì mức năng lượng của bộ phận đối diện sẽ bị hạ xuống thấp nhất, sự tuần hoàn này sẽ xảy ra liên tục trong vòng 24 giờ.

    Vòng tuần hoàn sinh học

    Từ 5-7 giờ
    Buổi sáng là thời gian vàng để nuông chiều các bộ phận của hệ tiêu hóa. Trong đó, từ 5-7 giờ sáng là thời điểm tá tràng và ruột già được kích thích và làm việc có hiệu quả nhất để thanh lọc cơ thể. Do đó, ngay sau khi thức dậy, bạn nên uống một ít nước ấm và đi bộ một đoạn ngắn hoặc tập thể dục nhẹ nhàng giúp cho cơ thể kích thích việc thải độc.

    Để giảm nguy cơ bị táo bón, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong bữa sáng, thực hiện các động tác xoa bóp, massage ruột già và vùng bụng dưới nằm bên phía cánh tay phải để giúp cho ruột già thải độc tốt.
    Theo vòng năng lượng tuần hoàn, khi ruột già đạt mức năng lượng cao nhất thì 2 quả thận sẽ hoạt động yếu nhất. Chính vì thế, những người bị suy giảm chức năng ở thận thường sẽ cảm thấy khó thức dậy sớm được, do nồng độ cortisone (có tác dụng thúc đẩy bạn thức dậy) được sản sinh từ tuyến thượng thận của họ không đạt cao điểm như những người bình thường khác.

    Từ 7-9 giờ
    Trong khung thời gian này, bao tử sẽ hoạt động hết công suất để làm tiêu hóa thức ăn. Bạn cần ăn sáng và có thể uống một ít trà hoặc càfé. Bữa sáng sẽ giúp cho cơ thể bắt kịp nhịp độ khuếch tán và làm nóng năng lượng Qi vào giữa ngày, cung cấp sự dinh dưỡng cho ruột, hỗ trợ khả năng hấp thu và đồng hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.

    Trong khung giờ này, bạn có thể tập thở bằng bụng để thúc đẩy máu huyết lưu thông và năng lượng đến bao tử, từ đó hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất và tiêu hóa. Mật ong, đậu phộng, cà rốt hoặc táo là những thực phẩm tốt cho bao tử trong buổi sáng

    Từ 9-11 giờ
    Đây là khung giờ mà tuyến tụy và lá lách hoạt động mạnh, giúp cho não bộ hoạt động hiệu quả và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể.
    Nhờ bữa ăn sáng trước đó, cơ thể được bổ sung năng lượng đầy đủ, bao tử tiêu hóa tất cả thực phẩm, hấp thụ đủ dinh dưỡng đến các kinh tuyến của lá lách, giúp cho bộ phận này vận hành tốt hơn. Lá lách chuyển hóa thức ăn mà bao tử hấp thụ biến thành năng lượng đưa đến não bộ. Nếu các chất được gửi đến "dây chuyền sản xuất dinh dưỡng" đúng lúc, sẽ không có thức ăn thừa nào chuyển hóa thành chất béo gây ra bị thừa cân. Đồng thời, 10 giờ sáng cũng là lúc cơ thể tỉnh táo cao độ để tập trung làm việc.

    Từ 11-13 giờ
    Đây là khung giờ mà trái tim hoạt động mạnh để vận chuyển máu đến toàn bộ cơ thể. Do đó, bạn nên tránh việc tập thể dục cường độ cao trong thời điểm này vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến tim mạch.

    Bạn cần ăn trưa trong khoảng thời gian này, có thể bổ sung thêm trái cây như táo, nhãn trong bữa ăn để cung cấp máu và chất dinh dưỡng thích hợp cho tim. Một giấc ngủ ngắn sau bữa trưa sẽ giúp cho cơ thể được hồi phục, tiếp thêm năng lượng cho buổi chiều, đồng thời giúp cho tim loại bỏ ra độc tố, hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ngủ ngay sau khi ăn, vì sẽ không tốt cho bao tử. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng vài phút và không nên ngủ trưa nhiều hơn một tiếng.

    Từ 13-15 giờ
    Đây là thời gian mà ruột non bắt đầu làm việc để tiêu hóa thức ăn trong bữa trưa. Ruột non phân phối các chất dinh dưỡng được tiêu hóa đến các bộ phận có liên quan. Cụ thể, các chất lỏng từ ruột non được chuyển đến bàng quang, chất thải sẽ đến ruột già và chất dinh dưỡng được đưa đến lá lách để tạo ra máu và năng lượng.

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên dùng bữa trưa nhẹ nhàng và nhai kỹ khi ăn để ruột non hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất. Trước bữa ăn, bạn có thể thực hiện một vài động tác đá chân để kích thích cho ruột non hoạt động tốt hơn.

    Trong giai đoạn này, các chức năng của não hoạt động mạnh, các bộ phận trong cơ thể cũng kết nối tốt nhất vào khoảng 14h30 và phản ứng nhanh nhất trong khoảng 15h30. Do đó đây là khung thời gian lý tưởng để giải quyết các vấn đề, đưa ra các quyết định quan trọng.

    Từ 15-17 giờ
    Đây là thời gian mà bàng quang hoạt động nhiều nhất. Bàng quang là bộ phận quan trọng giúp loại bỏ nhiều độc tố trong cơ thể. Gần như tất cả các chất độc ở các bộ phận khác đều phải đến bàng quang và được thải ra ngoài qua nước tiểu.

    Do đó, trong giờ này, bạn cần uống thật nhiều nước, tốt nhất là nên uống một tách trà để thanh lọc cơ thể, tận dụng công suất hoạt động của bàng quang, thúc đẩy quá trình thải độc.

    Từ 17-19 giờ
    Thời gian này, 2 quả thận hoạt động nhiều nhất trong ngày. Độc tố tích lũy trong thận sẽ gây ra tình trạng bị sưng phù, lâu dần sẽ dẫn đến các căn bệnh như bị suy thận, sạn thận. Từ 17 giờ trở đi, tim mạch và các cơ bắp hoạt động mạnh mẽ. Do đó, bạn nên chạy hoặc đi bộ trong khung giờ này giúp cho 2 quả thận sẽ đào thải độc tố tốt hơn. Đồng thời, đây cũng là thời điểm ăn tối. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm tốt cho thận trong bữa ăn bao gồm nấm, tảo bẹ.

    Từ 19-21 giờ
    Màng bào tim hoạt động nhiều nhất trong khung 19-21 giờ giúp bạn thoải mái và phấn chấn về tinh thần. Màng bào ngoài tim là túi chứa chất lỏng bao quanh tim và rễ của các mạch máu lớn. Con người có thể bị mất ngủ hoặc tức ngực khi màng bào ngoài tim không loại ra độc tố tốt.
    Ở thời điểm này, bao tử hoạt động rất yếu do vòng năng lượng đang hoạt động mạnh ở tim, do đó bạn nên tránh ăn tối quá no hoặc ăn quá trễ.

    Từ 21-23 giờ
    Tuyến giáp và tuyến thượng thận còn đang điều phối năng lượng cho tất cả các bộ phận khác trong cơ thể để gia tăng tốc độ trao đổi chất và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Trong khoảng thời gian này, bạn nên đọc sách và thư giãn để cho cơ thể được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc.

    Từ 23 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau
    Thời gian đi ngủ là lúc các bộ phận nội tạng như túi mật, gan và phổi hoạt động sôi nổi nhất để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ trước 23 giờ để bảo đảm cho các bộ phận thải độc làm tốt nhất công việc của mình.

    (Minh họa)

    Chính do các hoạt động nhiều trong thời gian này, những người có bệnh về túi mật, gan sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu trong người, người mắc bệnh phổi sẽ ho nhiều hơn.
    Tuy nhiên, trong lúc ngủ, các bộ phận như tim, ruột non và bàng quang sẽ hoạt động ít nhất. Điều này lý giải tại sao mà những người thích ăn khuya dễ bị lên cân. Do đó, để giảm bớt hoạt động cho ruột non, bàng quang và tim, bạn không nên ăn quá no, uống quá nhiều nước hay vận động luyện tập quá mạnh trước khi đi ngủ.

    Mỗi bộ phận trong cơ thể đều có một khung giờ nhất định để làm việc hết công suất và một khung giờ để nghỉ ngơi. Những thói quen không điều độ và đi lệch quỹ đạo hoạt động của vòng năng lượng tuần hoàn sẽ dẫn đến những căn bệnh không mong muốn. Do đó, việc lập ra kế hoạch làm việc–ăn uống–nghỉ ngơi phải tương ứng với thời gian hoạt động của các bộ phận nội tạng theo vòng năng lượng tuần hoàn, luôn cần thiết để có được một cơ thể khỏe mạnh.

    * Do thông tin này có dính líu đến Đông y, nên không tiện post trong mục sức khỏe, dể gây ra ngô nhận đáng tiếc.
Working...
X