Announcement

Collapse
No announcement yet.

Đối Phó Với Những Kẻ "Miệng Nam Mô, Bụng Bồ Dao Găm", Nên Áp Dụng Ngay 3 Chiêu Này

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Đối Phó Với Những Kẻ "Miệng Nam Mô, Bụng Bồ Dao Găm", Nên Áp Dụng Ngay 3 Chiêu Này

    Giao tiếp là cả một nghệ thuật sống. Nhiều người do không hiểu được các kỹ năng để đối phó với người bên ngoài nên sẽ khiến cho bản thân bị mất mặt mũi, thậm chí phải chịu thiệt thòi từ những lời công kích của đối phương.

    Vẫn biết bản năng chất phác là một đức tính tốt mà mỗi người trong cuộc sống cần phải có. Tất nhiên, chúng ta không cần bỏ đi đức tính này, nhưng để giữ gìn cái đẹp đồng nghĩa với việc đừng để cho nó bị tổn thương bởi các yếu tố tác động bên ngoài. Vì thế, bạn có thể là người chân thật, chất phác, nhưng đừng để sự chân thật của mình bị người khác thao túng hay lợi dụng, hoặc bị biến chất bởi những yếu tố ngoại cảnh tác động vào.

    Để đối phó với những kẻ "Miệng nam mô, bụng bồ dao găm" đầy rẫy ngoài kia, chúng ta phải có một cái đầu lạnh cùng với 3 kỹ năng để phòng thân. Nếu nắm biết được những phương pháp cùng với kỹ thuật quan sát thái độ, lời nói của người đối diện, việc này sẽ trở nên rất đơn giản. Dưới đây là 3 phương cách mà mọi người có thể tham khảo, từ đó rút ra cách nào phù hợp để cho bản thân có thể áp dụng.

    Phương pháp 1: Im lặng là vàng, lấy bất biến ứng vạn biến
    Nếu cảm thấy bản thân có phần hơi trì trệ, chậm chạp, bộ não của bạn phản ứng không được nhanh chóng thì cứ nênthoải mái mà giữ nguyên bản sắc cá nhân của mình. Hãy học cách im lặng để ứng phó mọi việc lớn nhỏ. Đừng nên lo lắng, hãy tỏ ra thật bình tĩnh, theo kiều "binh đến tướng ngăn, nước đến đất đỡ".

    Người xưa có câu, "Người ngốc có cái phúc của kẻ ngốc", mỗi người có cách sống riêng, miễn là không thẹn với lòng, không thẹn với Trời với đất là được. (Ảnh: minh họa)

    Có thể bạn sẽ cảm thấy phương cách này quá cũ kỹ. Tuy nhiên, bởi vì nó cũ và đã được nhiều người áp dụng nên đây mới là cách thức hữu ích và thực dụng nhất. Đặc biệt, cách này còn rất phù hợp với những người không muốn thay đổi bản thân, chỉ muốn giữ lại bản chất chân thật, chất phác của mình cho đến hết cuộc đời.

    Những người như vậyy luôn có trái tim bao dung, nhân từ. Dù cho người khác có làm hại đến lợi ích của họ, họ sẽ không lấy oán báo oán hay tìm cách để trả thù. Dẫu cho người khác có toan tính trăm mưu ngàn kế, họ cũng chỉ cần dùng một chiêu cũ kỹ "im lặng là vàng" để đối phó, tưởng rằng không có ích gì nhưng lại có hiệu quả tốt không ngờ đến.

    Người xưa có câu, "Người ngốc có cái phúc của kẻ ngốc", mỗi người có cách sống riêng, miễn là không thẹn với lòng, không thẹn với trời với đất là được. Còn những người ở ngoài kia, họ sống như thế nào, có tốt hay xấu đều đã có luật nhân quả minh chứng rồi.

    Phương cách 2: Ra tay trước để giành thế chủ động, khiến cho đối phương "tâm phục khẩu phục"
    Người xưa có câu rằng, "Đến trước làm chủ, đến sau làm khách". Trên thực tế, việc tiếp xúc qua lại giữa người với người đều phải trải qua cả một quá trình. Khi bắt đầu một mối giao tiếp, đừng nên để cho bản thân bị rơi vào thế bị động. Cách duy nhất có thể áp dụng trong trường hợp này là chỉ nói về những thứ mình đang có và biết khi tiếp cận. Trong công việc cũng như vậy, chỉ nên bàn về những thứ mình đang có hay những việc mình có đủ khả năng làm được.
    Tuyệt đối không nên khoe khoang, tâng bốc bản thân quá đà. Hãy thể hiện sự chân thành, cho đối phương thấy được tâm ý của mình, để cho họ hiểu được bạn đang rất thành tâm thành ý muốn kết bạn, chứ không phải chĩ là hời hợt xã giao qua loa hay nói chuyện vô bổ.

    Thông qua phương cách này, bạn sẽ trở thành người dẫn dắt trong cuộc trò chuyện, tạo cho người khác một áp lực vô hình ở trong lòng. Nếu có thể tự bồi dưỡng thói quen tốt này cho bản thân, bạn sẽ nhanh chóng học được cách nhìn thấu các phản ứng người khác, từ đó có thể hiểu rõ tính cách và nhân phẩm của người đối diện để xử sự hợp tình hợp lý.

    Phương cách 3: Phản ứng linh động, ra chiêu nào tiếp chiêu đó
    Để áp dụng được cách thức này, chúng ta phải thật bình tĩnh, làm chủ được phản xạ và cảm xúc của mình. Sau đó, tùy vào từng hành động của đối phương, để biến hóa, thay đổi linh đông nhưng không bị quá bất ngờ.

    Trong các mối giao tiếp giữa người với người, nếu đối phương đã không thật lòng đối đãi thì cũng đừng nên cố gắng tỏ ra nhún nhường hay làm hài lòng bất cứ ai. (Ảnh: minh họa)

    Cụ thể hơn, khi mới bắt đầu cuộc trò chuyện bạn có thể giữ im lặng, nhưng đến những giây phút sau đó, bạn nhất định phải bày tỏ thái độ và quan điểm của bản thân. Không nên cứ thụ động để lắng nghe từ đầu đến cuối, thấy người ta nói gì cũng gật gù như gà mổ thóc, qua loa cho có lệ. Bởi nếu lnhư vậy, đối phương sẽ dễ dàng nắm bắt được tâm lý của bạn, tìm cách lấn lướt và thao túng bạn thông qua ngôn từ của họ.

    Có thể nói, kỹ năng này chính là ý nghĩa thực thụ của kỹ năng quan sát ngôn từ và thái độ biểu cảm của mỗi người. Nếu nắm chắc được phương cách này trong tay, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấu được tâm can của người khác, làm chủ được cuộc trò chuyện. Từ đó, bạn sẽ không phải chịu thiệt thòi hay bị khống chế trong các mối giao tiếp xã hội nữa.

    Sống ở đời, không thể thiếu các mối giao tiếp qua lại với nhau. Những mối quen biết này không chỉ giúp ích cho công việc mà còn khiến cuộc sống của bạn trở nên có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, trong các mối giao du giữa người với người, nếu đối phương đã không thật lòng đối đãi thì cũng đừng nên cố giữ, tỏ ra nhún nhường hay làm hài lòng bất cứ một ai. Quan trọng nhất hãy thể hiện là chính bản thân mình. Nếu bạn không muốn, đừng nên ép buộc bản thân phải thay đổi những điều tích cực vì bất cứ yếu tố bên ngoài nào. Rồi đến một ngày nào đó, cũng sẽ có người hiểu ra và biết trân trọng nhân cách của bạn. Đó mới là người mà bạn cần trân trọng giữ gìn, tìm cách xây dựng mối giao tiếp bền vững với họ.
Working...
X