Announcement

Collapse
No announcement yet.

8 phương cách giúp giảm triệu chứng trào ngược thực quản

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    8 phương cách giúp giảm triệu chứng trào ngược thực quản

    Các triệu chứng của trào ngược thực quản có thể được cải thiện tốt nếu người bệnh kiên trì thực hiện một số bài tập và thay đổi lối sống, giúp hỗ trợ sự tiêu hóa và duy trì cân nặng hợp lý.

    Trào ngược thực quản gây ra sự khó chịu gì?
    Theo B/s Nayana Ambardekar, chuyên khoa nội tổng quát tại tiểu bang Virginia (Mỹ), trào ngược thực quản là tình trạng dịch trong bao tử trào ngược lên thực quản. Một số triệu chứng ban đầu của hiện tượng này gồm có ho khan, buồn nôn, nôn, đau hoặc khó nuốt thức ăn và đau vùng bụng trên, ợ chua, ợ nóng.

    Biểu hiện này thường sẽ nặng hơn sau khi ăn, vào buổi tối, khi nằm hoặc cúi người xuống. Hơn nữa, các biểu hiện này có thể kéo dài gây ra khó chịu cho người bệnh, tạo ra tâm lý lo lắng và làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như gây ra một số bệnh lý như bị loét, hẹp, ung thư thực quản...

    Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do tác dụng phụ của thuốc men, do bệnh lý tại bao tử hoặc các bệnh lý về đường tiêu hóa khác, do thói quen dùng chất kích thích gây nghiện (như cà phê, rượu, thuốc lá) hay do ăn quá no, do bị thừa cân, béo phì, mang thai, căng thẳng...

    Các biện pháp giảm khó chịu do trào ngược thực quản

    1/ Giảm cân
    Khi cơ thể bị thừa cân, béo phì khiến cho khối mỡ thừa làm tăng áp lực trong ổ bụng, gây tác độn xấu đến cơ vòng thực quản dưới, gây ra tình trạng bị trào ngược thực quản hoặc khiến cho các triệu chứng bệnh này trở nên tồi tệ hơn. Do đó, việc giảm cân và duy trì mức cân nặng hợp lý là sự ưu tiên hàng đầu nhằm giúp làm giảm hoặc ngăn ngừa sự tái phát các triệu chứng trào ngược axít này.

    Để thực hiện việc giảm cân, người bệnh nên thường xuyên tập thể dục và tuân theo một kế hoạch ăn uống cho phù hợp.

    2/ Thực hiện một số bài tập thể dục vừa sức
    Một số bài tập thể dục với cường độ cao như chạy nước rút, nâng tạ, nhảy dây, leo cầu thang... có thể làm cho các triệu chứng trào ngược sẽ tồi tệ hơn. Do đó, người bệnh trào ngược thực quản nên thực hiện các bài tập vừa sức như đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, đạp xe tại chỗ hay các động tác pilates...
    Không nên tập luyện ngay sau khi ăn...

    3/ Đạp xe
    Đạp xe có thể được thực hiện trong nhà hoặc ngoài trời. Khi đạp xe trong nhà, có thể sử dụng chu kỳ tĩnh cho phép giữ nguyên tư thế thẳng đứng. Khi đạp xe ngoài trời, nên tránh địa hình gập ghềnh vì các chuyển động lên xuống có thể kích thích sự trào ngược axít. Trong khi đạp xe, cần chú ý tránh khom người về phía trước do tư thế này sẽ gây căng thẳng quá mức cho bao tử, có thể gây ra các triệu chứng trào ngược axít.

    4/ Đi bộ
    Đi bộ là bài tập tốt cho người bị trào ngược axít thực quản do không có sự chuyển động quá mức ở bao tử. Người bệnh có thể đi bộ trong nhà trên máy chạy bộ hoặc ngoài trời. Tuy nhiên, với hoạt động này, điều quan trọng là phải giữ đủ nước nhưng không nên uống quá nhiều trong khi đi bộ vì nếu bao tử chứa đầy nước có thể dễ dàng dẫn đến chứng trào ngược axít.

    (Minh họa)

    5/ Thực hiện các bài tập kéo giãn lồng ngực và xương ức

    Cách 1:
    + Sử dụng 2 chiếc ghế và đặt chúng cách xa nhau một khoảng bằng chiều rộng hai cánh tay.
    + Đặt một tấm thảm mềm giữa 2 ghế, quỳ trên thảm và đặt lòng bàn tay lên ghế sao cho phần thân trên thấp hơn cánh tay và cánh tay, lưng không tạo thành một đường thẳng.
    + Sau đó di chuyển dần phần thân trên xuống đất để cảm thấy căng ở ngực và vai. Giữ vị trí này trong 2 đến 3 phút.


    Cách 2:
    + Ngồi thoải mái trên ghế. Hít một hơi thật sâu và thở hết ra.
    + Sau khi thở ra hoàn toàn, dùng ngón tay bịt mũi lại, mím miệng. Thực hiện động tác như thể đang cố gắng hít vào mặc dù miệng và mũi đã bịt kín, phình ngực lên cho đến khi không chịu được thì bỏ tay bịt mũi ra và hít vào bình thường. Thực hiện bài tập này một vài lần để thư giãn cơ ngực.


    6/ Thay đổi lối sống
    Các triệu chứng trào ngược axít có thể được giảm bớt hoặc thuyên giảm bằng cách:
    + Ăn các bữa ăn nhỏ hơn
    + Không nằm sau khi ăn
    + Bỏ thuốc lá vì hút thuốc làm suy yếu khả năng hoạt động bình thường của cơ vòng thực quản dưới
    + Tránh mặc quần áo bó sát hoặc thắt lưng quanh eo, có thể gây áp lực lên vùng bụng
    + Tránh cúi gập người hoặc tập thể dục ngay sau bữa ăn
    + Giảm căng thẳng
    + Giảm cân có thể giúp giảm các triệu chứng, nếu đang thừa cân
    + Nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn có thể giúp thúc đẩy sản xuất nước bọt, giúp trung hòa axit,
    + Một số thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng là chất béo, đồ chiên rán, cam quýt, cà chua và thực phẩm làm từ cà chua, bạc hà, sô cô la, cà phê, rượu và nước ngọt nên cần hạn chế sử dụng.


    7/ Thay đổi tư thế ngủ
    Đôi khi giấc ngủ có thể khó khăn khi một người bị trào ngược axít. Do đó, nên thử một số tư thế có thể giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Cụ thể:
    + Nâng đầu giường lên khoảng 15 cm nhưng chú ý không sử dụng thêm gối để nâng cao đầu
    + Nên ngủ nghiêng về bên trái do nếu nằm nghiêng về bên phải sẽ khiến axít chảy vào thực quản dễ dàng hơn
    + Nên tránh nằm ngửa...


    Nên nằm ngủ nghiêng trái để tránh trào ngược thực quản

    8/ Thực hiện bài tập nâng đầu
    Cách thực hiện

    * Cách 1
    + Người bệnh nằm ở tư thế nằm ngửa trên một mặt phẳng chắc chắn, không kê gối và hai tay, hai chân duỗi thẳng.
    + Nhấc đầu lên, mắt nhìn vào các ngón chân và giữ.
    + Giữ vị trí này trong 1 phút sau đó đưa đầu trở lại vị trí bắt đầu.
    + Lặp lại bài tập này 2 lần và thư giãn trong 1 phút giữa mỗi lần lặp lại.


    Lưu ý: Chỉ nhấc đầu lên, 2 bên vai phải được giữ phẳng trên bề mặt.

    Bài tập nâng đầu

    * Cách 2
    + Nằm ngửa trên sàn, hai tay, hai chân duỗi thẳng.
    + Ngẩng đầu, cằm chạm hõm ngực, mắt nhìn xuôi xuống cằm. Lặp lại động tác này 30 lần và thư giãn


    Bài tập nâng đầu
Working...
X