Announcement

Collapse
No announcement yet.

Bí quyết hoá giải những hiểu lầm trong giao tiếp hàng ngày

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Bí quyết hoá giải những hiểu lầm trong giao tiếp hàng ngày

    Xã hội loài người được hình thành ra và tập họp lại từ nhiều cộng đồng người với nhiều tính cách khác nhau, xấu tốt lẫn lộn. Sống chung đụng với nhau sẽ nảy sinh ra nhiều quan điểm, lập trường về nhân sinh quan, về cuộc sống và tính chất công việc của mỗi người đều không giống nhau.

    Trong một nơi làm việc tập trung bao nhiêu là con người như vậy, chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những gút mắc, hiểu lầm xảy ra, thậm chí còn trở thành kẻ đối địch của nhau. Khi bị người khác hiểu lầm thì công việc sẽ khó được suôn sẻ, lắm khi dể phát sinh ra sự đụng chạm nghề nghiệp chuyên môn, gây ra mất đoàn kết với đủ chuyện thị phi, đố kỵ trong nội bộ.

    Vì vậy, nhất định phải có những lời nói, những hành động cần thiết để hoá giải những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra, hòng tạo ra được một bầu không khí thân thiện, cởi mở ở nơi làm việc.

    (Minh họa)
    Có một vài nguyên nhân gây ra sự hiểu lầm như sau:

    1/ Sử dụng ngôn từ.
    Có những người khi muốn truyền đạt thông tin hay muốn giải thích một vấn đề nào đó thì hay nói vòng vo tam quốc, không có đầu đuôi, không rõ ràng chính xác, dẩn đến kết quả là chỉ có một mình hiểu ra, còn những người khác rốt cuộc chẳng hiểu dược chân tướng sự việc ra sao hết. Có người thì thay vì nói ra những gì cần nói, lại nhắm vào cụ thể một người hay một nhóm người để phê bình, chỉ trích, thậm chí đặt điều dém pha, nói xấu khiến gây ra xích mích, hiểu lầm với nhau.

    2/ Quá cẩn thận.
    Có người bất kể là chuyện gì cũng quá suy xét kỹ càng, đến khi nói ra, chỉ muốn tóm tắt, ngắn gọn vài chữ, vài câu khiến cho người nghe đâm ra thắc mắc, nghi ngại vì họ thật sự không hiểu được đương sự muốn nói, muốn nhắn nhủ điều gì.

    3/ Tự cho mình là luôn đúng.
    Có những người tự cho mình rất thông minh, cứ mặc sức làm đủ thứ chuyện lớn nhỏ và đặc biệt lúc nào cũng tỏ ra thích thú, tự cho mình luôn làm đúng, làm giỏi vì họ cứ nghỉ rằng, có sao đâu, tự làm thì tự mình chuốc lấy, có mắc mớ gì một ai khác đâu? Khi đã bắt tay vào làm một việc gì mới, họ không cần bàn bạc với ai cả mà chỉ muốn thực hiện đúng theo ý dờ riêng của mình đã vạch ra. Dù cho công việc có thành công đi nữa, nhưng chắc chắn họ cũng sẽ không nhận được sự tán thưởng hay đồng tình của cấp trên cũng như những đồng nghiệp bên cạnh do thói tự kiêu tự mãn này.


    (Minh họa)
    4/ Gây ấn tượng từ vẻ bên ngoài.
    Có người thích làm ra vẻ, muốn tạo vẻ bề ngoài bắt mắt theo kiểu "hiệu ứng hào quang" nào đó để chứng tỏ với mọi người là "ta đây tài giỏi, thông minh và bảnh bao hơn người khác".
    Tuy ấn tượng ban đầu từ cảm nhận qua thị giác là sâu đậm nhất, tuy nhiên, ai cũng biết "Không thể lấy hình thức bên ngoài để lấy lòng người khác" dể dàng như vậy. Tưởng rằng khi tự cao tự đại, đắc chí kiểu này sẽ làm cho người khác nể trọng, cảm kích, nào ngờ chỉ tạo thêm khoảng cách gây ra lắm chuyện thi phi, hiểu lầm mà thôi.

    5/ Thiếu sự quan tâm.
    Cho dù cũng chỉ là một câu nói đùa nhưng nếu làm cho đối phương không vui thì e rằng sẽ dẫn đến một sự hiểu lầm đáng tiếc. Thậm chí với một câu nói an ủi hay một lời khen thưởng nếu không đúng người, đúng lúc cũng có thể dẫn đến sự nghi kỵ, hiểu lầm. Vì vậy, trước khi bắt chuyện, nhất định phải xem xét tình hình thực tế hay thái độ tiếp cận của người đối diện.

    Sống ở đời phải biết hòa nhập với mọi người trong tình thân ái, hỗ trợ giúp đở lẫn nhau. Chỉ có như vậy mới tránh được những sự bất đồng, hiểu lầm không đáng có và giữ được nơi làm việc luôn được vui vẻ, gắn bó.
Working...
X