Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hói đầu có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Hói đầu có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?

    Với kinh nghiệm nhiều năm xem chương trình "Bạn muốn hẹn hò" trên Youtube, bạn có nhận thấy có hai điểm mà các bạn nữ thường không thích ở người bạn đời lý tưởng là béo bụnghói đầu. Những người béo bụng có nguy cơ cao mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường đường, tim mạch… tức là có khả năng chết sớm, cho nên đúng là không nên hẹn hò. Thế thì còn hói đầu, ngoài ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài thì liệu chứng hói đầu có gì nguy hiểm hay không? Làm cách nào để chữa chứng hói đầu, giúp cho bạn trở lại thành chính mình một lần nữa? Cùng nhau tìm hiểu thêm nhé!


    Những nhân vật nổi tiếng và bị ...hói đầu

    Một người bình thường có khoảng 100,000 đến 150,000 sợi tóc trên đầu và có thể bị rụng từ 50-100 sợi tóc mỗi ngày. Điều này vốn là bình thường vì sẽ có những sợi tóc mới mọc lại để thay thế. Hói đầu xuất hiện khi bị rụng tóc quá nhiều, vượt quá khả năng mọc tóc lại và sẽ để lại những nhiều mảng da đầu bị trống và không nhìn nhìn thấy lỗ chân lông.

    Có nhiều nguyên nhân gây ra rụng tóc trong đó rụng tóc do nội tiết tố nam (androgenetic alopecia) là nguyên nhân xảy ra phổ biến nhất, có ảnh hưởng đến khoảng 50 % số người bị rụng tóc. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị rụng tóc khi gặp cú sốc lớn về thể chất hoặc tinh thần như sau khi được phẫu thuật, sau khi bị bệnh nặng hoặc bị mất người thân... Nếu bạn đã trải qua phương pháp hóa trị ung thư hoặc mắc các bệnh về tuyến giáp, tiểu đường, bị nhiễm nấm, bạn cũng có thể bị rụng tóc. Các nguyên nhân khác là sự căng thẳng, chế độ ăn ít sắt, protein, dinh dưỡng kém. Bài viết này xin tập trung vào chứng rụng tóc do nội tiết tố nam.

    Sinh lý bình thường của tóc
    Tóc gồm có 2 phần là thân tócnang tóc. Thân tóc là phần chết của tóc nằm trên bề mặt da, chứa chủ yếu là chất sừng keratin, một loại protein cứng, cũng là thành phần của móng tay, móng chân và lớp ngoài cùng của da. Đây là phần không chứa dây thần kinh nên khi cắt tóc bạn sẽ không bị đau. Nang tóc là phần nằm dưới da, là phần sống của tóc, hấp thụ chất dinh dưỡng, sản sinh ra các tế bào đẩy lên phía trên, giúp cho tóc mọc dài ra.

    (Minh họa)

    Tuổi thọ trung bình của sợi tóc khoảng từ 2-6 năm và tóc sẽ rụng đi, sau đó một sợi tóc mới sẽ mọc lên thay thế. Chu kỳ tiến triển bình thường của sợi tóc bao gồm ba giai đoạn: anagen (tăng trưởng), catagen (chuyển tiếp), telogen (nghỉ ngơi). Có khoảng 80% đến 90% sợi tóc ở trong giai đoạn tăng trưởng và sẽ quyết định độ dài của sợi tóc. Trong giai đoạn này, tóc mọc khoảng 1cm sau mỗi tháng và kéo dài từ 2 đến 6 năm. Lông ở tay, chân, lông mi và lông mày có giai đoạn tăng trưởng khoảng 30 đến 45 ngày, vì thế tuổi thọ của chúng ngắn hơn nhiều so với sợi tóc. Ở người, chu kỳ tóc là không đồng nhất, nghĩa là chu kỳ mỗi nang tóc không phụ thuộc với nhau, giúp tránh bị rụng tóc với số lượng lớn. Mặc dù sợi tóc có trải qua các giai đoạn iến triển và thoái hóa nhưng phần dưới của nang tóc vẫn được ổn định.

    "Cái răng, cái tóc là gốc con người" nên mái tóc là điểm chủ yếu sức quan trọng đối với mỗi người, thể hiện ra vẻ đẹp, sức sống và ghi đậm dấu ấn riêng của mổi cá nhân. Mái tóc dày, khỏe tượng trưng cho sức sống, sự mạnh mẽ, bản lãnh của phái mạnh. Ngoài ra tóc còn bảo vệ cho da đầu khỏi các tác hại trực tiếp từ ánh nắng Mặt trời cũng như tránh được những vật lạ va dập vào đầu.
    Một công dụng khác ít được biết của lông tóc trên cơ thể chính là sự thu hút về tình dục. Mỗi người có một gu về lông tóc trên cơ thể bạn đời của mình như màu sắc, vị trí, độ dài, số lượng, từ đó có thể mang lại mùi hương đặc trưng giúp gắn kết hai tâm hồn.

    Rụng tóc do nội tiết tố nam

    Rụng tóc do nội tiết tố nam là nguyên nhân chủ yếu gây ra rụng tóc phổ biến nhất ở cả nam và nữ. Dạng rụng tóc này ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu nam giới và 30 triệu phụ nữ ở Hoa Kỳ. Ở nam giới, việc rụng tóc có thể bắt đầu sớm ở tuổi thiếu niên và gia tăng dần dần theo tuổi tác. Ở phụ nữ, việc rụng tóc xảy ra nhiều nhất sau khi mãn kinh. Những người da trắng bị ảnh hưởng của chứng rụng tóc này nhiều nhất sau đó là người châu Á và người Mỹ gốc Phi. Tỷ lệ mắc chứng rụng tóc này ở nam giới da trắng là khoảng 50% ở lứa 50 tuổi và lên đến 80% sẽ bị ảnh hưởng ở 70 tuổi.


    (Minh họa)
    Rụng tóc do nội tiết tố nam khởi phát từ từ và xảy ra sau tuổi dậy thì, thường được gọi là sớm nếu xảy ra trước 30 tuổi. Ở nam giới, tình trạng này còn được gọi là chứng hói đầu phái nam. Tóc bị mất đi theo một nếp rõ ràng, bắt đầu ở phía trên cả hai bên thái dương. Theo thời gian, chân tóc sẽ bị teo đi, tạo thành hình chữ "M" khá đặc trưng. Tóc cũng sẽ mỏng dần ở đỉnh đầu, thường dẫn đến bị hói toàn bộ vùng trán tới đỉnh đầu. Hậu quả là để lại một vành còn tóc lại ở hai bên và vùng chẩm của đầu.

    Ở nữ giới, rụng tóc này được gọi là hói đầu theo phái nữ. Tóc trở nên thưa dần trên toàn bộ da đầu, nhưng chủ yếu vùng đỉnh đầu. Vùng tóc ở phía trước thường ít bị rụng hơn nên không thấy có sự thay đổi đường chân tóc phía trán, và thường sẽ không gây ra hói toàn bộ.

    Nguyên nhân của rụng tóc do nội tiết tố nam

    Rụng tóc do nội tiết tố nam là một rối loạn đa gene và cóliên quan đến cả gene của cả cha lẩn mẹ. Bệnh này có khuynh hướng di truyền rõ ràng với các con trai, sẽ có nguy cơ cao hơn từ 5 đến 6 lần nếu có người cha bị hói đầu.
    Rụng tóc do nội tiết tố nam, như tên gọi, có khả năng là do phản ứng quá mức với androgen (nội tiết tố nam). Bệnh nàychỉ phát sinh ra sau tuổi dậy thì. Nam giới bị "thiến" trước tuổi dậy thì và những người mắc hội chứng sẽ không nhạy cảm với androgen và không bị hói đầu. Androgen rất quan trọng đối với sự phát triển về sinh dục bình thường của nam giới trước khi sinh và trong tuổi dậy thì. Androgen cũng có các chức năng quan trọng khác ở cả nam và nữ, chẳng hạn như điều chỉnh sự tiến triển của tóc và ham muốn tình dục.

    Các chuyên gia nghiên cứu đã xác định rằng, dạng rụng tóc này có liên quan đến nội tiết tố androgen, đặc biệt là dihydrotestosterone (DHT). Chất này được hình thành ra từ testosterone (nội tiết tố nam chính được sản sinh tại hai tinh hoàn) dưới tác động của enzyme 5 alpha-reductase. Dihyrotestosterone này khi liên kết với thụ thể androgen với ái lực lớn sẽ tạo ra sự kích thích các thụ thể androgen sẽ gây rút ngắn giai đoạn tăng trưởng (anagen) trong chu kỳ phát triển bình thường của tóc. Kết quả dẫn đến sự thu hẹp nhỏ nang tóc, giai đoạn tăng trưởng sẽ ngắn dần, làm cho các nang tóc mỏng hơn và ngắn hơn mà cuối cùng thậm chí có thể không thể xuyên qua lớp da đầu. Sự phân bố các thụ thể androgen ở tế bào nang tóc khác nhau ở các vị trí khác nhau trên da đầu. Điều đó đã giải thích lý do tại sao chứng hói đầu thường thấy vùng đỉnh đầu và khi cấy các nang tóc vào ở vùng khác (như vùng gáy) thì tóc có thể tiến triển như bình thường.

    Hói đầu và các căn bệnh có liên quan

    Một số cuộc nghiên cứu đã cho thấy ở những người bị hói đầu phái nam có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân, rối loạn mỡ máu, tiểu đường cao hơn so với dân số nói chung. Ngoài ra, rụng tóc do nội tiết tố nam có liên quan đến chứng phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt, song vẫn chưa có khuyến cáo nào cần sàng lọc ra trên các đối tượng này. Ở phụ nữ, dạng rụng tóc này có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Hội chứng này có đặc trưng từ sự mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều, mụn trứng cá, rậm lông và tăng cân.

    Điều trị
    Việc điều trị cho chứng rụng tóc do nội tiết tố nam là cả một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn của bệnh nhân. Hiện nay, bệnh này được điều trị chủ yếu bằng thuốc và phẫu thuật.

    Có hai loại thuốc được Cục Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cho điều trị chứng hói đầu là Minoxidil bôi tại chỗ và Finasteride dạng uống. Cả hai loại thuốc này đều cần sử dụng từ ​​4 đến 6 tháng trước khi nhận thấy có sự cải thiện và phải được sử dụng vô thời hạn để duy trì tác dụng tốt. Phối hợp hai thuốc trên sẽ giúp ngăn ngừa bị rụng tóc và phần nào giúp mọc tóc lại.

    Phẫu thuật cấy tóc: Trong trường hợp việc điều trị bằng thuốc không mang lại kết quả như mong đợi, bạn có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật cấy tóc để nhanh chóng có được mái tóc đẹp trở lại.

    Ngoài ra, sử dụng tia laser với cường độ thấp đã được chứng minh giúp kích thích tóc mọc lại nhanh hơn, có thể áp dụng tiện lợi tại nhà dưới dạng lược laser. Huyết tương giàu tiểu cầu có chứa các yếu tố tăng trưởng được tiêm vào da đầu giúp kích thích nang tóc và làm chậm tóc tốc độ bị rụng tóc.

    Phòng ngừa
    Những lời khuyên này có thể giúp bạn giảm bị rụng tóc:
    - Để tóc được thả lỏng. Hạn chế tạo kiểu tóc thành bím, tóc búi hoặc tóc đuôi ngựa để không gây quá nhiều áp lực lên tóc.
    - Nhẹ nhàng với mái tóc của bạn. Sử dụng lược răng thưa và tránh giật mạnh khi chải, đặc biệt là khi tóc ướt.
    - Hạn chế gây ra tổn thương tóc như dùng máy sấy nóng, máy uốn tóc, máy duỗi tóc, thuốc nhuộm...
    - Bỏ thuốc lá. Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa hút thuốc và chứng hói đầu ở nam giới.
    - Bảo vệ tóc khỏi ánh nắng mặt trời và các nguồn tia cực tím khác.
    - chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều sắt và protein vào các bữa ăn.

    Tạm kết
    1/ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc, trong đó rụng tóc do nội tiết tố nam là thường gặp nhất, xảy ra ở cả nam và nữ.
    2/ Các yếu tố di truyền, nội tiết và môi trường góp phần vào sự phát triển của rụng tóc do nội tiết tố nam. Tình trạng này cũng có thể liên quan đến các rối loạn khác như bệnh tim mạch, ung thư tuyến tiền liệt và hội chứng buồng trứng đa nang.
    3/ Một lối sống lành mạnh, ít căng thẳng, chế độ ăn uống hợp lý và chăm sóc tóc nhẹ nhàng sẽ giúp tóc phát triển khỏe mạnh.

    Nguồn tham khảo:
    - https://medlineplus.gov/genetics/con...etic-alopecia/
    - https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430924/
    - https://www.healthline.com/health/ha...-to-see-doctor
    - https://www.mayoclinic.org/diseases-...c-20372926?p=1

    Xem clip ở đây:

Working...
X