Announcement

Collapse
No announcement yet.

Chuyện ăn uống ở VN: Ăn con ốc với giá gần 70 USD, liệu có điên khùng hay không?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Chuyện ăn uống ở VN: Ăn con ốc với giá gần 70 USD, liệu có điên khùng hay không?


    Ốc hoàng hậu được bán với giá 34 USD/ một ký. (VnExpress)

    Ốc hoàng hậu là món hàng độc đáo, nổi tiếng ở vùng đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị. Đây là loài ốc có kích thước lớn nhất trong các loại ốc ở Việt Nam, ốc hoàng hậu loại 1.5-2 kg một con có giá gần 1.6 triệu đồng VN (68 USD), được mua để trang trí, quà lưu niệm và… ăn thịt.

    Tại Sài Gòn, theo tin của VN Express, loại ốc này chỉ được bán ở một số cửa hàng chuyên biệt với giá gần 800,000 đồng (34 USD) một kg. Với những con ốc có trọng lượng đến 2 kg, giá mỗi con lên đến 1.6 triệu đồng, cao gấp 2-3 lần so với ốc bàn tay.

    Anh Thành, chủ cửa hàng hải sản trên đường Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình, TPHCM cho biết, cửa hàng anh mỗi đợt chỉ mua về được chừng 10 con ốc hoàng hậu có trọng lượng 1-1.5 kg. Tuy nhiên, cũng có đợt anh phải đợi đến hai tháng do không có hàng vì biển động.

    "Đây là loại hải sản quý hiếm nên nguồn cung rất hạn chế. Từ đầu năm đến nay, tôi mới bán được khoảng 40 kg, đa số khách phải đặt hàng trước", anh Thành nói.

    Tương tự như vậy, tại cửa hàng hải sản trên đường Nguyễn Văn Linh, quận 7, người chủ nhân cho hay cả tháng nay, cửa hàng chỉ nhập được 2 con có trọng lượng 1.5 kg và 1.7 kg, đều được khách mua sau hai ngày nhập về.

    Theo các cửa hàng hải sản cho biết, ốc hoàng hậu sở dỉ có giá đắt đỏ vì rất khan hiếm. Ngoài phần thịt dày, giòn và thơm hơn các loại ốc khác, vỏ của chúng khá đẹp, bắt mắt và có thể dùng để trang trí, trưng bày. Tại các nhà hàng hải sản, khách muốn thưởng thức loại ốc này thường phải đặt trước từ 2-5 ngày.

    Ngư dân địa phương tại các tỉnh miền Trung cho hay, thông thường một con ốc có trọng lượng từ 1.5-2 kg sẽ có tuổi đời là 3-4 năm. Để đánh bắt được chúng khá công phu vì loại này sống ở các vùng nước sâu, núp kỹ sau rặng san hô hoặc đá ngầm sâu từ 20-30 m.

    Ốc hoàng hậu thuộc họ Ranellidae, có tên khoa học là Charonia và được biết đến với nhiều tên gọi khác như ốc bông hoặc ốc tù và. Chúng là loại ốc kích thước lớn, trung bình từ 23-35 cm và nặng tối thiểu 1 kg, thậm chí kích thước của ốc hoàng hậu có thể lên đến 42 cm cùng trọng lượng nặng gần 6 kg.
    Charonia (Wikipedia)

    Mặt ngoài vỏ ốc có màu kem, xuất hiện nhiều vân màu nâu đậm xen lẫn với màu nâu nhạt. Vỏ ốc hoàng hậu rất bắt mắt, có giá trị mỹ thuật cao nên thường được sử dụng để làm vật dụng trang trí và quà lưu niệm cho khách du lịch.

  • Font Size
    #2
    Ăn uống sang chảnh kiểu này, chỉ có đại gia và đám "đầy tớ nhân dân" mới dám bỏ tiền ra để thưởng thức, nhưng họ không biết rằng ngày nay hải sản có chứa đủ loại đốc tố trong thân khi hàng triệu tấn hóa chất, chất nhựa thải ra từ con người xuống các đại dương, ăn càng nhiều càng mau về với... Bác hơn!!!
    Hãy đọc bài nói về rác thải ở các đại dương:

    Rác thải nhựa đại dương là nơi trú ngụ cho các loài sinh vật ven biển

    Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature Communications cho biết, các khối rác thải nhựa giữa đại dương đang trở thành nơi sinh sống nhân tạo của các sinh vật ven biển.

    Được gọi là cộng đồng mới sống gần mặt biển, các bầy đàn sinh vật này đang sinh sống ở khu vực Đảo rác Thái Bình Dương và lênh đênh theo dòng nước.

    Theo đó, Đảo rác nổi giữa Thái Bình Dương bao gồm vô vàn mảnh nhựa và nhiều loại rác thải khác, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc Thái Bình Dương. Không ai có thể biết Đảo rác Thái Bình Dương được hình thành từ bao nhiêu mảnh nhựa, đó là một số lượng rác khổng lồ và không phải tất cả lượng rác thải này đều trôi nổi trên bề mặt đại dương. Những bãi rác nhựa có thể chìm sâu hàng cm đến chục mét so với bề mặt đại dương.

    Các tác giả nghiên cứu này đã cho biết các thông tin tnói rên sau khi quan sát các chai nước, bàn chải đánh răng cũ, lưới câu cá bị vứt ra biển. Có khả năng các sinh vật ven biển sẽ tiến hóa hầu thích nghi tốt hơn với cuộc sống trên rác nhựa.

    Cách đây 10 năm, các chuyên gia nghiên cứu về biển cho rằng sinh vật ven biển không thể sinh tồn lâu theo kiểu lênh đênh trên các vùng đại dương khắc nghiệt. Tuy nhiên, trận sóng thần ở Nhật Bản năm 2011 đã khiến cho các khoa học gia thay đổi sự đánh giá và nhận định này. Khi đó, khoảng 300 sinh vật biển châu Á đã bám vào rác thải nhựa trôi nổi để đến bờ biển của Bắc Mỹ.

    Các khối rác thải nhựa giữa đại dương đang trở thành nơi sinh sống nhân tạo của các sinh vật ven biển. (Ảnh: Shutterstock)

    Giờ đây, họ đã có thuật ngữ dành cho những sinh vật lênh đênh kiểu này: Cộng đồng mới sống gần mặt biển, tức là các loài như hải quỳ, sao biển đuôi rắn, tôm, con hà… sinh sôi trên rác nhựa và sẽ đến nơi nào mà dòng nước đẩy đưa chúng đi. Rác nhựa đang tạo ra cơ hội cho các sinh vật ven biển phân bố về địa lý rộng hơn so với những gì các chuyên gia nghiên cứu đã ước tính trước đó.

    Hiện tượng cho thấy sinh vật biển đã ít nhiều thích nghi với điều kiện sống bất chấp việc xả rác thải của con người. Tuy nhiên, tiến sĩ Juan Josse Alava, chuyên gia tại Đại học British Columbia lại cho rằng, hiện tượng này sẽ đưa các loài ngoại lai tới các môi trường sinh sống nhạy cảm, nơi đó chúng có thể xâm nhập và gây ra sự đảo lộn, thậm chí hủy diệt với cộng đồng sinh vật bản địa.

    Khi lênh đênh cùng các khối rác trôi nổi trên biển, các sinh vật sống trên đó đã thu hút các sinh vật ở tầng trên trong chuỗi thức ăn, như cá, rùa, động vật có vú. Khi các loài này vào khu vực có khối rác lênh đênh trên để tìm kiếm thức ăn, nơi trú ẩn, chúng sẽ ăn các sinh vật sống trên rác nhựa này và sẽ nuốt cả rác nhựa vào bụng để rồi bị tử vong.

    Báo cáo mới nhất của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) chỉ rõ, vấn đề ô nhiễm nhựa trong các đại dương và các vùng nước lợ khác tiếp tục tăng mạnh và có thể lên đến gấp đôi vào năm 2030.

    Hiện tại, nhựa chiếm 85% tổng số khối lượng rác thải trên các đại dương. Đến năm 2040, con số này sẽ tăng gần gấp 3 lần, thêm 23-37 triệu tấn chất thải vào đại dương mỗi năm. Điều này có nghĩa là sẽ có khoảng 50 kg nhựa trên mỗi mét bờ biển.

    Theo đó, hậu quả dẩn đến tất cả các sinh vật biển, từ sinh vật phù du và động vật có vỏ; đến các loài chim, rùa và động vật có vú sẽ phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng bị nhiễm độc, rối loạn hành vi, chết đói và nghẹt thở.

    Mặt khác, ước tính có khoảng 80% lượng rác thải nhựa đại dương là từ đất liền trôi ra, 20% còn lại là do tàu thuyền và các hoạt động trên biển khác. Một nghiên cứu vào năm 2018 đã cho thấy, số lượng rác thải từ lưới đánh cá chiếm gần một nửa số lượng ở Đảo rác Thái Bình Dương. Nguyên nhân được cho là tác động của dòng hải lưu và sự gia tăng các hoạt động đánh bắt hải sản ở đây.

    Rác thải nhựa chiếm phần lớn các loại rác thải đại dương từ 2 lý do: Đồ nhựa có giá thành rẻ, chi phí thấp, điều này có nghĩa là chúng được sử dụng nhiều trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày và sản xuất kỹ nghệ. Thứ hai là các sản phẩm từ nhựa khó bị phân hủy và thường tồn tại dưới dạng các mảnh vụn nhỏ.

    Vì vậy, con người cần thay đổi cách ứng xử với nhựa, tăng cường việc tái chế, tái sử dụng các sản phẩm nhựa để kéo dài vòng đời của nhựa, góp phần giảm thiểu việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

    *** Các bài viết loại này chỉ nhấn mạnh chuyện tái chế, hạn chế ngăn chận rái thải, còn chuyện ăn hải sản sẽ gây ra nguy hiểm gì cho sức khỏe con người thì vẫn im lặng và tránh né đề cập đến vì sợ đụng chạm đến "bí mật kinh doanh làm giàu" của giới tài phiệt!! Bó tay!!


    Comment


    • Font Size
      #3
      Chỉ ăn từ tiền tham nhũng, đút lót thôi, chứ dân thường chạy gạo từng bữa chắc là không mơ tới.

      Comment


      • Font Size
        #4
        Originally posted by phuong nam View Post
        Chỉ ăn từ tiền tham nhũng, đút lót thôi, chứ dân thường chạy gạo từng bữa chắc là không mơ tới.
        Chắc chỉ có dân cán bộ, cán cuốc mới dám bỏ tiền ra ăn, chớ dân đen nào bỏ ra cả triệu tiền hồ ăn con ốc. Chắc chỉ có ăn ốc vít

        Comment

        Working...
        X