Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Chia sẻ kinh nghiệm: Sự tai hại khi sử dụng dươc thảo song song với thuốc tây (Phần 2)

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Chia sẻ kinh nghiệm: Sự tai hại khi sử dụng dươc thảo song song với thuốc tây (Phần 2)

    Sau đó chúng tôi đi về nhà và tôi liên tục ho ra máu nhiều lần nữa. Đến 9:30 tối lại ho ra máu rất nhiều nên chồng tôi quyết định chở tôi đến phòng cấp cứu của bệnh viện trong thành phố.
    Tại phòng cấp cứu của bệnh viện sau 3 tiếng chờ đợi, người y tá đưa tôi đến phòng chụp hình X quang tuyến để làm Cat Scan. Sau đó tôi được đưa vào phòng khám để gặp bác sĩ. Tại đây chúng tôi đã gặp một chuyện gây ra hiểu lầm tai hại. Các bác sĩ và y tá tại phòng cấp cứu chứng kiến cảnh tôi ho ra máu thì họ nghĩ là tôi bị Ebola hoặc một bịnh có vi khuẩn lạ tai hại nào đó.

    Vị bác sĩ trực hỏi tôi:
    - "Bà có đi du lịch nơi nào ngoài nước Mỹ gần đây không?"
    Tôi trả lời: "Dạ không, gần 5 năm rồi tôi không đi đâu ra ngoài nước Mỹ"

    Ông bác sĩ hỏi tiếp:
    - "Thế bà có tiếp xúc với người nào bị bịnh không?"
    Tôi ngơ ngẩn một chút rồi trả lời:
    - "Tôi chỉ lẩn quẩn trong nhà và chồng tôi là người duy nhất tôi tiếp xúc. Ah! mà có lúc tôi ra làm vườn thì bị muỗi chích, tôi chắc có lẽ bịnh từ con muỗi chăng?"

    Ông bác sĩ phì cười: "Con muỗi truyền bịnh cho bà sao!!!"
    Rồi ông ta đi ra, một lúc thì người y tá vào lấy máu từ trong người, nói đem đi xét nghiệm. Một lúc thì tôi thấy họ đóng cửa phòng tôi lại.

    Sau đó, ông bác sĩ trực kéo thêm vị bác sĩ trưởng của ca cấp cứu vào tuyên bố là tôi bị bịnh sưng phổi và sẽ chích cho tôi thuốc trụ sinh xong thì cho tôi về nhà, đợi sáng hôm sau sẽ đi đến phòng mạch của bác sĩ về phổi.

    Tôi ngạc nhiên và hơi lo ngại là máu vẫn đang tiếp tục chảy vậy sao về nhà được, tôi hỏi ông ta:
    - "Tôi về nhà thì máu có ngừng chảy không?"
    Ông ta đáp: "Dĩ nhiên là sẽ ngừng chảy, nhưng phải từ từ vì thuốc trụ sinh nó ngấm từ từ sẽ diệt những con vi khuẩn hết, thì máu sẽ ngừng chảy".

    Ông xã tôi nói: "Bác sĩ hãy để vợ tôi ở lại bệnh viện, rồi đến sáng tôi sẽ kiếm bác sĩ phổi khám cho vợ tôi. Chứ bây giờ máu vẫn tiếp tục chảy, cho ra thì về nhà chúng tôi cũng không biết làm gì, chẳng thà ở lại bệnh viện chờ sáng là tốt hơn".

    Ông bác sĩ nói, chờ ông ra hỏi bác sĩ của bệnh viện xem có cho tôi ở lại không.
    Sau một lúc họp khẩn với các bác sĩ của bệnh viện thì họ đồng ý cho tôi ở lại. Nhưng, họ lại cách ly tôi trong phòng cách ly đặc biệt của bệnh viện, các bác sĩ và y tá khi vào phòng tôi họ đều mang khẩu trang và ra vào rất là vội để đi ra ngay giống như họ sợ bị lây bệnh từ tôi.

    Tuyệt nhiên không ai nói cho tôi biết là họ nghĩ tôi bị bệnh gì mà chỉ nói là tôi bị pneumoniaviêm phổi. Bệnh viêm phổi là bệnh thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn.

    Họ tiếp tục lấy máu từ trong người tôi đem đi xét nghiệm, thậm chí họ kêu tôi khạc máu vào một hộp nhỏ để đem đi xét nghiệm. Và một chuyện rất là buồn cười và tủi thân, đó là y tá không dám đến gần tôi, họ thấy trên giường bệnh tôi ngồi có túi để tôi ói vào khi đó đã đầy rồi, họ kêu chồng tôi vứt vào thùng rác, và trên tay tôi còn đeo số hiệu của phòng cấp cứu, thay vì y tá lấy ra và thay cái khác vào thì bà ta sai tôi tự lấy ra, nói xong bà chạy ra khỏi phòng liền. Tôi và chồng tôi ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra trong người tôi mà chỉ biết là mình đang bị cách ly trong bệnh viện.

    Trong lòng lo lắng quá là lo lắng. Tôi ngồi nhắm mắt và định tâm, cố gắng kềm cơn ho không cho phát ra, bởi vì nếu ho là máu lại ộc ra. Lúc đó tôi nhớ lời giảng của Thầy tôi: Một phương cách thực hành trong lúc khó khăn để tự mình tìm sự bình tỉnh an ổn tinh thần, đó là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm giới, niệm Chư Thiên.Tôi bắt đầu niệm thầm:

    "Buddham saranam gacchami, Dhammam saranam gacchami, Sangham saranam gacchami. Con nương tựa với Phật, Con nương tựa với Pháp,Con nương tựa với Tăng".

    Và tôi cầu nguyện Chư Thiên: "Với tất cả phước báu con đã làm như làm phước, cúng dường, bố thí, trai tăng trong suốt thời gian qua con xin hồi hướng đến tất cả Chư Thiên ở trên trời, Chư Thiên chung quanh nhà con, Chư Thiên ở chung quanh bệnh viện này, và Chư Thiên ở ngay trong bệnh viện này. Cầu xin quý Ngài tùy hỉ với tất cả phước báu đó. Nguyện xin Chư Thiên phù hộ cho con tai qua nạn khỏi và bệnh tật được tiêu trừ".

    Đến 10 giờ y tá mang thức ăn sáng cho tôi. Suốt ngày qua cho đến lúc này tôi đã ho ra máu liên tiếp, mất máu rất nhiều, rồi phần đói nên tôi đã ăn thức ăn bệnh viện rất ngon, sau khi ăn xong tôi lại ngồi nhắm mắt và cầu nguyện tiếp.

    Khoảng 11 giờ bác sĩ về phổi đến phòng tôi cùng với một bà y tá, đều mang khẩu trang với vẻ mặt rất khẩn trương như có cái gì đó đang xảy ra. Sau câu chào hỏi thì ông cho biết là đã coi hồ sơ bệnh lý của tôi và biết là tôi đã ho ra máu. Thì ngay lúc đó tự nhiên bụng tôi đau quặn rất là đau, giống như tôi phải đi ngay vào phòng vệ sinh chứ không sẽ không kịp, cho nên tôi ra dấu cho bà y tá giúp đẩy bình IV đang tiếp nước biển vào người tôi theo tôi. Vừa vào tới phòng vệ sinh chưa kịp đóng cửa phòng thì từ trong người tôi xổ ra rất nhiều máu đen từ đường đại tiện trong khi đó máu trong miệng cũng ọc ra từng ọc, rất là dễ sợ. Bà y tá cuống quýt giúp tôi lau máu từ miệng và đỡ tôi ra khỏi phòng vệ sinh.

    Vị bác sĩ nhìn tôi trong trạng thái máu vẫn ào ạt chảy ra từ miệng, ngay lúc đó ông dơ tay lên gỡ cái khẩu trang ra khỏi miệng ông và nói một cách rất quả quyết:

    - "Tôi khẳng định rằng bà không mắc bịnh TB (TB là tên viết tắc của căn bệnh Tuberculosis tức là lao phổi), mà là bà bị bể một đường máu nào đó trong phổi hoặc cuống phổi. Tôi sẽ báo cho nhà thương biết là họ không cần cách ly bà nữa".
    Ngay lúc đó bà y tá cũng gỡ cái khẩu trang của bà ra.
    Lúc đó tôi mới biết là các bác sĩ của bệnh viện đã định bịnh của tôi là lao phổi. Vậy mà họ không cho tôi biết.

    Ông bác sĩ nói tiếp: "Tình trạng của bà đang rất là nguy hiểm, bà đã mất rất nhiều máu trong gần 30 tiếng đồng hồ. Tôi đi báo cho các bác sĩ của bệnh viện. Chúng tôi phải làm việc ngay chứ không thể kéo dài nữa".

    Ông đi rất nhanh ra khỏi phòng, khoảng 30 phút sau ông trở lại và nói:
    - "Tôi đã nói với các bác sĩ nhà thương là bà cần làm gấp cuộc phẩu thuật tên là 'Bronchoscopy'. Nhưng bà phải nhịn đói 8 tiếng không được ăn gì. Tôi được cho biết là bà đã ăn sáng rồi, như vậy cuộc phẩu thuật sẽ trở nên khó khăn vì khi gây tê mê bà sẽ bị ói hết thức ăn từ trong bao tử ra. Nhưng vì tình trạng khẩn cấp nguy hại tới tính mạng cho nên chúng tôi chấp nhận việc bà sẽ bị ói vì nó chỉ làm dơ cái máy móc của nhà thương thôi mà cứu được tánh mạng của bà nên nhà thương đã chấp nhận cho tiến hành ngay cuộc phẩu thuật này".

    (Xem Phần 3)
    Attached Files
Working...
X