Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tại sao tĩnh mạch lại nổi rõ trên da?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Tại sao tĩnh mạch lại nổi rõ trên da?

    Gân xanh là tĩnh mạch có thể nhìn thấy ở mô dưới da của cơ thể con người, gân xanh trên cánh tay của nam giới nhìn thấy rõ ràng hơn nữ giới. Tĩnh mạch có chức năng quan trọng là đưa máu đi khắp cơ thể. Chúng ta thường không chú ý đến tĩnh mạch của mình cho đến lúc chúng sẽ nổi rõ trên da.

    Có rất nhiều người không hiểu lý do vì sao mà tĩnh mạch lại nổi rõ ràng như vậy và lo lắng cho đó là dấu hiệu không tốt với sức khỏe. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc nổi tĩnh mạch trên da là hoàn toàn bình thường.


    Tại sao có hiện tượng bị nổi gân xanh?
    Gân xanh ở đây không phải thuần túy là gân, mà đó là tĩnh mạch nông nằm sát da. Trong trường hợp bình thường, sẽ không nhìn rõ, nhưng một khi lượng máu trong tĩnh mạch này được vận chuyển đi từ các bộ phận nội tạng trở về tim bị tắc nghẽn và áp lực sẽ tăng lên, nó sẽ bị phồng căng lên trên bề mặt da, thậm chí có vẻ méo mó và biến màu. Hiện tượng bị nổi gân xanh là do mạch máu bị giãn ra do sử dụng tay quá sức, ngoài ra còn do các yếu tố như máu lưu thông yếu kém hoặc bị ứ lại do mỡ trong máu chận lại. Nổi gân xanh chủ yếu gặp ở người gầy, người già, người làm việc chân tay nhiều.

    Tĩnh mạch sẽ xuất hiện ra nhiều ở người lớn tuổi vì khi chúng ta già đi, lớp mỡ dưới da sẽ ngày càng mỏng khiến cho các tĩnh mạch nổi rõ trên tay, chân và các bộ phận khác của cơ thể. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, tĩnh mạch của một số người có thể nằm gần bề mặt da hơn người khác.
    (Ảnh minh họa)

    Tại sao có người bị nổi gân xanh trên tay, có người lại không thấy gì hết?
    1/ Yếu tố tuổi tác
    Do yếu tố tuổi tác nên hầu hết những người trẻ tuổi ít bị nổi gân xanh hơn người già, mô dưới da bị chùng nhão chảy xệ, mỡ cũng giảm dần và mỏng đi.

    2/ Cường độ tập luyện
    Những người làm công việc chân tay nặng nhọc, các vận động viên trong quá trình làm việc, luyện tập có thể sẽ xuất hiện rõ các đường tĩnh mạch do cơ bắp bị căng phồng đẩy lên. Các tĩnh mạch sẽ dần dần trở lại trạng thái bình thường sau khi nghỉ ngơi.

    3/ Liên quan đến yếu tố về bệnh lý
    Hiện tượng bị nổi gân xanh lâu năm do khả năng là từ một bệnh lý lâm sàng như cơ thể bị viêm nhiễm, chủ yếu do các triệu chứng của bệnh lý bị suy giãn tĩnh mạch gây ra. Suy giãn tĩnh mạch chủ yếu sẽ biểu hiện ra nhiều ở bắp chân và các mô bên dưới khớp gối, các mô phía trên mắt cá chân là từ ảnh hưởng của khí huyết vận chuyển các tế bào của các mô, bộ phận nội tạng khác nhau nên sự vận chuyển máu trở nên khó khăn, làm trụy mạch, bị tắc nghẽn và dẩn đến hiện tượng lồi tĩnh mạch màu xanh lam.
    (Ảnh minh họa)

    4/ Vóc dáng béo phì hoặc gầy ốm
    Người gầy thì mô mỡ dưới da sẽ mỏng hơn, mạch máu hẹp không thông, dễ xảy ra hiện tượng bị nổi gân xanh, sau khi vận động thì sẽ còn thấy nổi rõ hơn.
    Đối với những người béo phì, hàm lượng mỡ và chất béo trung tính trong cơ thể của họ cao hơn, đồng thời mô dưới da sẽ dày hơn, dễ bị ẩn đi nên sẽ không thấy xuất hiện hiện tượng bị phình tĩnh mạch lên.

    5/ Các yếu tố về nghề nghiệp
    Các chuyên gia nghiên cứu lâm sàng cho rằng, những người làm công việc nặng nhọc, tập luyện thể dục thể thao trong thời gian dài với cường độ cao dễ xảy ra hiện tượng bị nổi gân xanh trên bàn tay, cánh tay, nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến tốc độ trao đổi chất căn bản của tỷ lệ mỡ trong cơ thể. Khi tỷ lệ mỡ trong cơ thể và tỷ lệ trao đổi chất thấp, các bộ phận nội tạng dễ rơi vào cơ chế vận chuyển mô bị tiêu hao do luyện tập thể lực, đồng thời nó cũng bị đẩy nhanh hơn, làm gia tăng áp lực của mạch máu và gây ra hiện tượng bị giãn tĩnh mạch.

    6/ Phụ nữ khi mang thai
    Các tĩnh mạch bị nổi lên rõ rệt hơn ở những người phụ nữ đang mang thai là điều bình thường. Số lượng máu của phụ nữ mang thai tăng cao hơn dẫn đến việc các tĩnh mạch phải hoạt động nhiều hơn để có thể theo kịp.
    Mạng lưới các mạch máu do phải làm việc "quá sức" để vận chuyển lượng máu đi khắp cơ thể người phụ nữ để nuôi dưỡng thai nhi. Tĩnh mạch có thể nhìn thấy rõ hơn trong lúc mang thai, nhưng chúng có thể sẽ "biến mất" hoàn toàn sau khi sinh.


    Tình trạng nổi gân xanh rõ ở 4 vị trí dưới đây cảnh cáo về cơ thể đang có bệnh
    1/ Nổi gân xanh ở thái dương
    Khi các tĩnh mạch trên đầu có dấu hiệu bị sưng lên rõ nét, cần chú ý đến chứng bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu hoặc xơ cứng động mạch não và dễ dẫn đến chứng đột quỵ. Khi tĩnh mạch ở vùng thái dương bị phình ra, phần lớn là do bị huyết áp tăng cao. Nếu tĩnh mạch chuyển sang màu tím đen thì rất dễ có nguy cơ sớm bị đột quỵ. Tĩnh mạch xuất hiện ở trán là do sự căng thẳng và áp lực từ công việc trong suốt một thời gian dài.

    2/ Nổi gân xanh ở chi dưới
    Thường xuyên ngồi một chổ và đứng lâu trên mắt cá chân sẽ khiến cho phần chi ở dưới bị căng quá mức, gây ra hiện tượng nổi gân xanh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

    3/ Nổi gân xanh ở cổ
    Khi bạn bị gân xanh nổi lồi lên ở vùng cổ, sẽ báo hiệu ra 2 tình huống như sau: Chức năng tim mạch có vấn đề, phần lớn do mắc các bệnh về tim phổi. Tình huống khác xảy ra là đang bị viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim, cần phải chú ý đi khám chữa bệnh ngay.
    (Ảnh minh họa)

    4/ Nổi gân xanh ở bìu
    Một số bạn nam giới khi quan sát kỹ có rất nhiều tĩnh mạch nổi lên nhiều trong bìu dái. Đây là dấu hiệu của bệnh "giãn tĩnh mạch thừng tinh" (Varicocele). Những người bị bệnh nhẹ sẽ xuất hiện cảm giác nặng vùng đáy chậu, hơi đau và sưng nhẹ ở tinh hoàn, đau lưng. Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sinh sản của tinh trùng dẫn đến chất lượng tinh trùng không tốt.
Working...
X