Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

"Tiếng Tơ Đồng " Đài Phát Thanh Quốc Gia SAIGON -《 Ban Nhạc Việt Xuất Sắc Nhất Mọi Thời Đại 》

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    "Tiếng Tơ Đồng " Đài Phát Thanh Quốc Gia SAIGON -《 Ban Nhạc Việt Xuất Sắc Nhất Mọi Thời Đại 》


    " TIẾNG TƠ ĐỒNG " ĐÀI PHÁT THANH QUỐC GIA SAIGON

    -《 BAN NHẠC VIỆT XUẤT SẮC NHẤT MỌI THỜI ĐẠI 》



    PHẦN 1


    https://www.youtube.com/watch?v=iy6W3FLYQWc



    - Phần giới thiệu

    1' 25 :

    - Sầu Tương Tư ( Hoàng Trọng ) l Hà Thanh

    5'45 :

    - Dứt đường tơ ( Văn Thủy & Doãn Cảnh ) l Hoàng Oanh

    8'44 :

    Tiễn Em ( Phạm Duy ) l Duy Trác

    12 ' 35 :

    - Chiều Mơ ( Vũ Đức Sao Biển ) l Ngọc Long

    15'38 :

    - Mộng đẹp Tình Xuân ( Hoàng Trọng ) l Thanh Thúy

    18'27 :

    - Cô Lái Đò (Nguyễn đình Phúc ) l Thanh Vũ

    20'45 :

    - Hò Chèo Thuyền ( Dân ca Bắc Bộ ) l Mai Hương

    23'9 :

    - Mộng Du ( Phạm Duy ) l Kim Tước

    26'19

    - Tiếng Dương Cầm ( Văn Phụng ) l Anh Ngọc

    31'36

    - Hội Hoa Đăng ( Dương Thiệu Tước ) l Quỳnh Giao

    35'09

    - Chùa Hương ( Hoàng Quý ) l Hà Thanh - Anh Ngọc & Toàn Ban Phụ Họa



    Click image for larger version  Name:	mqdefault.jpg Views:	1 Size:	12.7 KB ID:	155301



    Ngày 30 tháng 8 năm 1967, một ban nhạc đặc biệt đã xuất hiện trên hệ thống truyền hình Việt Nam băng tần số 9. Với khoảng 40 ca nhạc sĩ trình diễn các ca khúc tiền chiến giá trị của :

    - Phạm Duy

    - Văn Cao

    - Đặng Thế Phong

    - Lê Thương

    - Dương Thiệu Tước

    - Hoàng Quý

    - Hoàng Giác

    - Đoàn Chuẩn... theo lối hợp xướng hết sức độc đáo đã gây nên tiếng vang cực kỳ lớn đối với giới thưởng ngoạn.

    Đó là TIẾNG TƠ ĐỒNG

    - Một đại ban " nặng ký " về cả PHẨM và LƯỢNG, chưa từng có tiền lệ và vô đối cho đến tận hôm nay.

    Ban nhạc này bao gồm đủ cả bộ gõ, dàn đồng (kèn), và dàn tơ (vĩ cầm, trung hồ cầm, đại hồ cầm…), lại được Hoàng Trọng phụ trách phối âm, hòa âm, viết thêm cho các phần phụ họa, song ca, tam ca… tạo nên sự khác lạ đầy tính nghệ thuật so với các ban nhạc trước đó.

    Điểm đặc biệt nữa của ban nhạc này chính là :

    - Sự xuất hiện của hầu hết các giọng ca lừng lẫy, ăn khách nhất của Tân nhạc Việt Nam lúc bấy giờ.

    + Thành phần nhạc công chủ yếu là các nhạc sĩ :

    - Nghiêm Phú Phi (Piano)

    - Hoàng Lang (Guitar)

    - Văn Phụng (Clarinet)

    - Đan Thọ (Violin)

    - Xuân Tiên

    - Hoàng Vinh (Alto sax)

    - Vũ Chân (Contre bass)

    - Hoàng An (Tenor Saxophones), ngoài ra còn có :

    - Nguyễn Quý Lãm

    - Đặng Văn Hiền

    - Cao Thanh Tùng

    - Dương Văn Tôn
    - Xuân Lôi,

    - Vũ Đức Tuyết...

    + Thành phần ca sĩ được chia làm 2 nhóm :


    🔹 Nhóm chủ lực (hát trên cả Đài phát thanh và Đài truyền hình) :


    - Hà Thanh

    - Mộc Lan

    - Kim Tước

    - Châu Hà

    - Mai Hương

    - Quỳnh Giao

    - Hoàng Oanh

    - Thanh Thúy

    - Anh Ngọc

    - Ngọc Long

    - Thanh Vũ

    -Nhật Bằng...


    🔹 Nhón tạm gọi là khách mời (chỉ hát trên Đài truyền hình) :


    - Thái Thanh

    - Duy Khánh

    - Nhật Trường

    - Khánh Ly

    - Lệ Thu

    - Thanh Lan

    - Sĩ Phú

    - Xuân Thu

    - Bạch La

    - Tuyết Anh

    - Hồng Tước

    - Bạch Lan Hương,

    - Tuyết Mai

    - Vũ Thanh Tuyền

    - Thanh Sơn

    - Tấn An

    - Hồng Dũ Trân

    - Trần Ngọc

    - Hoàng Tiến Long...


    ( Riêng Duy Trác, chỉ hát cho Tiếng Tơ Đồng trên đài phát thanh, không xuất hiện trên đài truyền hình.)


    Có những chương trình đặc biệt, thành phần nam nữ ca sĩ lên đến gần 100 người, và tất cả đều là các tên tuổi lớn hoặc "con nhà nòi" được đào tạo vững vàng về nhạc lý.

    Là chương trình phát thanh và phát sóng định kỳ trên đài truyền hình hàng tuần, lại qui tụ rất nhiều các danh ca tên tuổi, nhưng họ đã cho thấy sự ăn ý và mượt mà trong việc phối hợp, không hề có sự giẫm chân nhau, vì với họ, nghệ thuật mới là thứ quan trọng, không phải hào quang cá nhân, được tham gia Tiếng Tơ Đồng đã là một niềm vui, vinh hạnh; nên việc ai hát chính, ai phụ họa cũng không còn mấy nặng nề.

    Theo nữ ca sĩ Bạch La - Ái nữ cố nhạc sĩ Hoàng Trọng thì :

    - "Tiếng Tơ Đồng là một ban trình diễn những bài ca tiền chiến của các tác giả cùng thời hoặc lớn tuổi hơn cha tôi nữa, và các ca sĩ cộng tác với Tiếng Tơ Đồng phần đông cũng là các người chuyên môn hát về các loại nhạc này, các cô chú cũng đã hát có tiếng tăm từ ngoài Bắc, hoặc ngoài Huế nên đều đã khá lớn tuổi như các cô :

    - Mộc Lan

    - Kim Tước

    - Thái Thanh

    - Châu Hà

    - Hà Thanh

    Các chú :

    - Anh Ngọc

    - Nhật Bằng

    - Thanh Vũ..

    - Các chị trẻ hơn thì cũng phải có trình độ nhạc lý vững vàng như chị :

    - Mai Hương

    - Quỳnh Giao

    - Hoàng Oanh

    - Thanh Lan, anh Nhật Trường... ...

    Thật ra tôi không đau khổ vì vấn đề phải thuộc lòng bài cho lắm vì trong ban của ông tôi chỉ hát những bài hợp ca, hay tam tứ ca với đám ca sĩ nhí thôi chứ không hát đơn ca.

    - Thứ nhất là vì ban của ông toàn là ca sĩ "chiến’’ nên những bài đơn ca không đến lượt mình

    - Thứ hai là tôi cũng bị bịnh run - ở sát bên ông thì càng "rét’’ hơn nữa, hát cho ông mà cứ sợ làm hỏng kiểu thôi... thà đừng hát còn hơn.''

    Biến cố Mậu Thân 1968, đài phát thanh Saigon bị đốt phá, tất cả các bản thu âm bởi những giọng ca hàng đầu này đều bị tiêu hủy.

    Đó thật sự là một mất mát rất lớn của âm nhạc Miền Nam, dù sau đó, Tiếng Tơ Đồng (cũng như các ban nhạc khác) có cho ghi âm lại nhưng cũng chỉ một phần nào và khó lòng bằng được những bản ghi âm năm xưa.

    Đến năm 1975, theo thời cuộc, ban nhạc tan rã. Khép lại quá khứ huy hoàng của một đại ban nhạc và... của cả nền âm nhạc miền Nam Việt Nam.

  • Font Size
    #2

    PHẦN 2


    https://www.youtube.com/watch?v=6trYLA_Ain8



    Nói đến Hoàng Trọng, phải nói đến Tiếng Tơ Ðồng, và ngược lại.

    Ông đã để lại cho lịch sử âm nhạc Việt Nam một ban nhạc nổi danh, tạo dựng nhiều tiếng hát tên tuổi, đưa nhiều sáng tác của các nhạc sĩ lên đỉnh vinh quang.

    Tiếng Tơ Ðồng đánh dấu giai đoạn vàng son của nền âm nhạc Việt Nam ,
    khán thính giả khắp nơi có dịp thưởng ngoạn những nhạc phẩm giá trị của thời tiền chiến, âm nhạc bán cổ điển, êm dịu, mượt mà, và mang âm hưởng của thời kỳ lãng mạn Tây phương.

    BAN NHẠC TIẾNG TƠ ĐỒNG (Đài truyền hình Việt Nam)


    1 - Đài số 9) 01) GIỚI THIỆU - 00:00

    2 - SUỐI MƠ (Văn Cao) | HÀ THANH (Đơn ca giọng nữ có phụ họa) - 01:01

    3 - HẸN GIÓ XUÂN VỀ (Hoàng Trọng) | BẠCH LAN HƯƠNG (Đơn ca nữ) - 04:42

    4 - NỖI LÒNG (Nguyễn Văn Khánh) | ANH NGỌC (Đơn ca giọng nam có phụ họa)- 09:00

    5 - SÓNG VÀNG (Văn Chung) | QUỲNH GIAO & MAI HƯƠNG (Song ca) - 13:20

    6 - CÔ HÁI MƠ (Phạm Duy) | BẠCH LA, BẠCH LAN HƯƠNG, THU THẢO (Tam ca) - 19:39

    7 - XUÂN VỀ (Hoàng Qúy) | BÙI THIỆN (Đơn ca nam) - 23:27

    8 - TIẾNG HÁT QUAY TƠ (Tử Phác) | TOÀN BAN HỢP CA - 26:24

    Comment

    Working...
    X