Announcement

Collapse
No announcement yet.

"100 Phần Trăm"

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    "100 Phần Trăm"

    Click image for larger version

Name:	100pt.jpg
Views:	2233
Size:	93.6 KB
ID:	157835

    Hồi xưa...

    Một trong những bài "Kích động nhạc" được công chúng yêu thích và nhiệt liệt tán thưởng lên tận mây xanh. Đó là bài nào?

    Xin thưa :
    Đó là nhạc phẩm "100 Phần Trăm" của Nhạc sĩ Ngọc Sơn và Tuấn Hải đồng sáng tác. Qua tiếng hát rất giựt gân của Nam ca sĩ đẹp trai, hào hoa, phong nhã Hùng Cường.

    Click image for larger version

Name:	338756421_774658830573142_1715845779463160991_n.jpg?stp=dst-jpg_s720x720&_nc_cat=100&ccb=1-7&_nc_sid=5cd70e&_nc_ohc=-1xPHFvHEqkAX_xRmxW&_nc_ht=scontent-hou1-1.xx&oh=00_AfAB_cB4L4DVuKJi5XW1CJamPtbC8HHqsMJLLVwOZcyiSA&oe=642B2F7E.
Views:	61
Size:	23.8 KB
ID:	157836
    Đôi nét về Ông...

    Nhạc sĩ Ngọc Sơn, tên đầy đủ là Thái Ngọc Sơn. Khi sáng tác có đề một bút danh khác nữa là Tú Nguyệt.
    Ông sanh năm 1934 tại Chợ Lớn, Sài Gòn.

    Năm 15 tuổi, Ông chập chững sáng tác những ca khúc đầu tay, nhưng không được chú ý.
    Sau đó Ông mài mò học nhạc qua sách vở dạy nhạc lý của Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, xuất bản năm 1951.
    Dần dà Ông cũng sáng tác được những bài hát rất nổi tiếng. Phải kể đến những nhạc phẩm :
    Đẹp lòng người yêu, Nét son buồn, Đêm buồn phố thị, Kể từ đêm đó, Tơ duyên, Trầu cau, Thương mùa Phượng vĩ, Tình khúc đêm mưa, Màu hoa thương nhớ...

    Viết chung với cháu ruột của mình là Nhạc sĩ Đài Phương Trang. Gồm có :
    Hoa mười giờ, Màu tím Pensée, Mùa Pensée nở.

    Nhưng có một sự nhầm lẫn đáng tiếc...
    Đó là bài "100 Phần Trăm" của Ông, được cho là của Vũ Chương, bút danh của nhóm Lê Minh Bằng (gồm Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng).
    Tương tự, bài "Đẹp Lòng Người Yêu", nhiều nơi ghi là của Nhạc sĩ Vinh Sử?

    Trở lại nói về ca khúc "100 Phần Trăm"...

    Ông sáng tác bài này vào lúc dầu sôi lửa bỏng năm Mậu Thân 1968. Chiến sự diễn ra ở Đô thành, lúc ông còn trong quân ngũ.
    Đơn vị của Ông đóng quân ở Trường trung học Bác Ái, nay là Đại học Sài Gòn ở đường Nguyễn Trãi.
    Thời điểm đó, bên Quận 8 có trận đánh, người dân chạy tản cư qua Trường, chỗ Ông đóng quân để tị nạn.
    Trong số những người chạy loạn, có một cô gái tuổi chừng trăng tròn lẻ. Đang theo học Trường Trung học Hưng Đạo đường Cống Quỳnh.
    Sau lần gặp gỡ, Ông và cô gái đã phải lòng nhau...
    Tuy nhiên, cô gái đó với tuổi đời thuộc diện "ăn chưa no lo chưa tới". Đâu có biết rằng đời lính là có cấm trại bao giờ?
    Cô rủ anh anh lính trẻ Ngọc Sơn đi coi phim và còn rủ đi Vũng Tàu đổi gió? Thiệt là mắc cười hết sức.
    Nhưng anh "lính lác" Ngọc Sơn đâu có đi được. Sợ người yêu hờn giận, nên Ông đã "cố gắng nặn óc" viết bài 100 Phần Trăm, để giải thích cho người yêu, mong được sự thông cảm của người tình nhỏ.

    Nhạc sĩ Ngọc Sơn cho rằng...
    Ông sáng tác bài này không quá xuất sắc. Khi viết xong, Ông liền nghĩ đến người bạn lúc trẻ với mình là Hùng Cường. Ông cho rằng, chỉ có người này mới đủ sức truyền tải hết nội dung bài hát.
    Khi nhạc phẩm "100 Phần Trăm" được phát hành nhạc tờ, bán rất chạy và được tái bản rất nhiều lần.

    Ông Giám đốc Nhà in cho biết, là 4 máy in hoạt động hết công suất để in bài hát này. Nhưng cũng không kịp phát hành để bán.

    Xin mời Quý vị nghe lại một đoạn của bài hát trên :

    "Một trăm em ơi! Chiều nay một trăm phần trăm
    Một trăm em ơi! Chiều nay một trăm phần trăm
    Người anh yêu ơi! Giờ đây lại cấm trại rồi
    Nào đâu nàng biết tâm tư người lính
    Lòng anh nao nao mỗi khi ta hẹn nhau!
    Với em tâm tình.
    Xin em nhớ cho rằng : Chuyện lính biết trước được đâu?
    Mà dẫu lính hay đa tình, nhưng mãi mãi vẫn yêu, chỉ yêu một người
    Một người mà thôi và yêu trọn đời
    Một giây về phép anh xin dành cho em đó!"...

    saigonxua
Working...
X