Announcement

Collapse
No announcement yet.

Còn xa lắm, ‘hồi thái lai’ của các ngành công nghiệp giải trí

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Còn xa lắm, ‘hồi thái lai’ của các ngành công nghiệp giải trí



    Ngành công nghiệp điện ảnh mất 32 tỷ USD vì tất cả các phòng vé phải đóng cửa do dịch bệnh. Ngành biểu diễn coi như ‘mất trắng’ doanh thu, nhân viên phải tìm nghề trái tay để sống sót.
    Ngành điện ảnh học ‘sống chung với dịch’


    Ngôi sao Hollywood Tom Hanks vẫn nổi tiếng trong mùa dịch, không phải có phim mới, mà chỉ vì anh là tài tử Hollywood đầu tiên “dính” COVID-19. Lễ trao giải Oscar hồi tháng 2-2020 là dịp cuối cùng giới phim ảnh có thể thoải mái bắt tay nhau, chia sẻ niềm vui chiến thắng. Chỉ sau sự kiện một tháng, COVID-19 làm sụp đổ gần như hoàn toàn diện mạo ngành công nghiệp điện ảnh. Các nhà làm phim Hollywood hoảng loạn khi tất cả công đoạn từ sản xuất đến phát hành phim bị ngưng trệ. Hàng trăm nghìn nhân viên thất nghiệp, phải sống nhờ trợ cấp. Các kinh đô điện ảnh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Italy… rơi vào hoàn cảnh tương tự.

    Doanh thu phòng vé toàn cầu giảm 71,5% so với năm ngoái. Nhiều dự án được đầu tư lớn liên tục bị trì hoãn vì dịch. Hồi tháng 9, Batman phải dừng quay, khi nam chính Robert Pattinson bị nhiễm COVID-19. Mỗi lần trì hoãn, nhóm làm phim chịu tổn thất hàng trăm nghìn USD. Không còn cách nào khác, họ phải học và chấp nhận ‘sống chung với dịch’.
    Một cảnh trong đoạn giới thiệu phim Batman. Hình chụp qua YouTube – Warner Bros. Pictures.
    Trong 10 phim ăn khách nhất của năm dịch bệnh thuộc dòng hành động, thiếu nhi. Trong đó, ba phim dẫn đầu – The Eight Hundred, Bad Boys for Life, Tenetđạt tổng doanh thu 1,3 tỷ USD, tức khoảng 1/5 so với tổng doanh thu top 3 năm 2019 (Avengers: Endgame, The Lion King, Frozen II với tổng doanh thu 5,9 tỷ USD).

    Những bộ phim quay trong năm 2020 cũng gặp nhiều hạn chế. Phim Bollywood – với đặc sản là những màn múa hát sôi động – giờ bị hạn chế các cảnh đồng diễn, đám cưới, ôm, bắt tay, người già trên 65 tuổi không được tham gia. Chuyên gia y tế xuất hiện trên nhiều phim trường lớn, yêu cầu diễn viên ký cam kết không đến nơi nào khác để tránh bị lây nhiễm bệnh. Hiệp hội biên kịch phim ở Hollywood khuyến khích chỉnh sửa, bỏ các ‘cảnh nóng’ hoặc dùng công nghệ CGI thay thế. Dù là phim tình cảm, Harvest of the Heart của Danny Rothchỉ có một cảnh hôn ở cuối phim, không có cảnh thân mật.

    Tenet – phim “bom tấn” đầu tiên phát hành trong thời dịch hồi tháng Tám – đạt doanh thu 359,9 triệu USD toàn cầu – không đủ bù lỗ chi phí sản xuất, quảng cáo. Sau Tenet, các hãng lớn do dự phát hành phim. Khoảng 100 dự án điện ảnh bị hoãn vì dịch, trong đó có nhiều “bom tấn” như No Time To Die, Black Widow, Fast & Furious 9

    Ngành công nghiệp chiếu bóng toàn cầu mất khoảng 32 tỷ USD trong năm đại dịch 2020.

    Khi khán giả không được đến rạp, họ đành phải ở nhà xem phim. Dịch vụ chiếu phim trực tuyến vì thế nở rộ. Doanh thu mảng phim trực tuyến tăng 30% so với năm ngoái, từ 26 tỷ USD lên 34 tỷ USD. Disney mở ra hướng phát hành phim mới với Mulan, ra rạp tại thị trường châu Á và chiếu trực tuyến với mức phí khoảng 30 USD ở Mỹ và châu Âu. Disney+ là nền tảng tăng trưởng tốt nhất khi đạt 73 triệu người đăng ký sử dụng trong năm đầu tiên.
    Cảnh trong phim “No Time To Die” Hình chụp qua YouTube – James Bond 007.Ngành biểu diễn lao đao, nhân viên…đổi nghề


    Dịch bệnh khiến mọi người lâm vào tình cảnh bi đát ‘chưa từng xảy ra’: bệnh tật, thất nghiệp hàng loạt. Không ai còn tha thiết đến chuyện giải trí, vì thế ngành công nghiệp biểu diễn cũng ảnh hưởng nặng nề.

    Khi đại dịch ở Mỹ và châu Âu chưa có dấu hiệu chững lại, nhiều người thuộc ngành công nghiệp biểu diễn phải tìm hướng đi mới. Caitlin Ray – một nhân viên thuộc nhóm của Avril Lavigne – trở thành tình nguyện viên một trung tâm cứu trợ người vô gia cư ở Michigan. Stylist Jennifer Jacobs trở thành người giao tấm trải giường cho bệnh viện vào ban ngày, làm thêm việc đóng gói hàng hóa vào ban đêm. Brandon Blackwell – giám đốc sản xuất nhiều dự án của Nicki Minaj, Camila Cabello, Lizzo – đang kiếm tiền từ đầu tư chứng khoán. Vì tour diễn của Janet Jackson bị hủy, Nick Weldon – một đạo diễn, nhà quay phim sân khấu, người từng ghi lại nhiều show của các ca sĩ nổi tiếng, phải đi làm thêm ở một cửa hàng thức ăn với mức lương 17 USD mỗi giờ. Các phòng thu ở Mỹ và châu Âu bị đóng cửa. Nhiều nghệ sĩ như nhóm Rolling Stones, Bob Dylan, Billie Eilish và Taylor Swift buộc phải hủy kế hoạch lưu diễn. Doobie Brothers – người phải hoãn chuyến lưu diễn kỷ niệm 50 năm sự nghiệp – nói: “Quá thất vọng, nhưng bạn chẳng thể làm gì khác.”
    Taylor Swift buộc phải hủy kế hoạch lưu diễn vì COVID-19. Hình chụp qua YouTube.
    Đầu năm nay, các chuyên gia dự đoán ngành biểu diễn ca nhạc sẽ thu về 12 tỷ USD, tuy nhiên, con số này trở nên xa vời khi các lễ hội âm nhạc lớn như Coachella và Lollapalooza bị hủy. Công ty tổ chức sự kiện AEG Presents nói họ mất 10.000 buổi biểu diễn ở Bắc Mỹ trong năm 2020 và khoảng 5.000 buổi tới nửa đầu năm sau, dẫn đến khoản lỗ khoảng hai đến ba tỷ USD. Năm ngoái, họ tổ chức khoảng 13.000 buổi diễn. Năm ngoái, Live Nation – công ty tổ chức sự kiện lớn nhất Bắc Mỹ làm ‘bầu show’ được 28.000 buổi biểu diễn ở khu vực này. Năm nay, họ mất đến hơn 20.000 show. Paradigm Talent Agency đã phải sa thải 250 nhân viên hồi tháng Ba. Paul Rizzo – chủ câu lạc bộ Bitter End nổi tiếng ở New York – nói: “Chúng tôi đã trải qua mọi loại suy thoái, chúng tôi đã vượt qua ngày đen tối 11/9. Nhưng lần này, tệ hơn rất nhiều.”

    Khi đã bắt đầu bước vào mùa nghỉ dài nhất trong năm, mọi người vẫn phải ‘stay at home’ vì dịch bệnh đang gia tăng khủng khiếp. Xem ra, sau ‘cơn bỉ cực’ này, cái ‘hồi thái lai’ của các ngành công nghiệp giải trí vẫn còn xa lắm!

    Đ.T. Theo Variety, Rolling Stones, Vulture.
    Attached Files
    Last edited by tctd; 01-29-2021, 07:31 PM.
Working...
X