Announcement

Collapse
No announcement yet.

WHO lại nêu ra tên một loại sirô ho bị nhiễm độc tính do Ấn Độ bào chế

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    WHO lại nêu ra tên một loại sirô ho bị nhiễm độc tính do Ấn Độ bào chế

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra thêm lời báo động mới đối với một loại sirô ho bị nhiễm độc tính do Ấn Độ sản xuất ra.


    Sirô ho Guaifenesin của Ấn Độ (Ảnh: WHO)

    Theo Indian Express, đây là lần báo động thứ ba trong vòng 7 tháng đối với các loại sirô ho bị nhiễm độc tính được sản xuất ở Ấn Độ. Trước đó, WHO cũng đưa ra thông tin về sirô ho đượcphân phối ở Gambia và Uzbekistan.

    Các phòng thí nghiệm kiểm soát chất lượng của Cục Quản lý Sản phẩm Trị liệu Úc phát hiện ra sirô Guaifenesin có chứa "liều lượng diethylene glycol và ethylene glycol cao không thể chấp nhận được". Loại sirô này được sử dụng để giảm bị tức ngực và ho, được bán ở quần đảo Marshall và Micronesia (gần Úc).

    Đây là những chất độc được tìm thấy trong các loại sirô bị nghi ngờ có dính líu đến cái chết của 70 trẻ em ở Gambia và 18 trẻ ở Uzbekistan do bị suy thận cấp tính.

    Lời báo động của WHO yêu cầu mọi người không sử dụng loại sirô ho nói trên và các cơ quan quản lý cần tăng cường giám sát chuỗi cung ứng. Các công ty sản xuất dược phẫm cần tiến hành việc thử nghiệm nguyên liệu thô được sử dụng trong sirô như chất propylene glycol, sorbitol và glycerine/glycerol trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.

    Nguồn gốc của hai chất trên có thể từ dung môi nhiễm độc được sử dụng để làm ra sirô ho này. Người khi uống vào có nguy cơ bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, bí tiểu và gây suy thận cấp tính. Các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

    Các chất độc tính này được ghi nhận trong một lô thuốc có hạn sử dụng vào tháng 10/2023. WHO mới nhận được thông tin này vào ngày 6/4.

    Lô hàng sirô do Công ty QP Pharmachem có trụ sở tại Punjab (Ấn Độ) sản xuất và Trillium Pharma tiếp thị. WHO cho biết thêm: "Cho đến nay, cả nơi sản xuất lẩn công ty tiếp thị đều không đưa ra các bằng chứng bảo đảm về sự an toàn và chất lượng tốt của những sản phẩm chế tạo này".

    Theo BBC, Sudhir Pathak, Giám đốc điều hành của QP Pharmachem, khẳng định, công ty đã xuất khẩu hơn 18,000 lọ sirô sang Campuchia sau khi đã nhận được tất cả các giấy phép theo quy định. Ông Pathak nói, "Không biết bằng cách nào mà sirô này lại đến được quần đảo Marshall và Micronesia?".

    Ethylene glycol có vị ngọt, là hợp chất cồn không màu và không mùi. Diethylene glycol là dung môi kỹ nghệ được sử dụng để sản xuất sơn, mực in và dầu thắng xe.

    Theo The Hindu, diethylene glycol ethylene glycol có thể được các công ty dược phẩm sử dụng để thay thế cho những dung môi không độc hại như glycerine hoặc propylene glycol hầu cắt giảm chi phí sản xuất.

    ST
    Attached Files

  • Font Size
    #2
    Nhắc đến thuốc "Made in India" hiện cá nhân tôi thấy có nhiều sự lo ngại vì có một số nơi như Walmart, nay đã chuyển hướng đặt mua thuốc của India sản xuất (mà tôi nghỉ là được gia công với giá rẻ và dĩ nhiên "đồ rẻ" thì làm sao bảo đảm chất lượng tốt được?). Xin đơn cử vài loại:

    - Thuốc nhỏ mắt AzelastineHCI trị ngứa mắt rất tốt, nếu phải bỏ tiền mặt để mua với giá trên 90 USD, trị xốn, ngứa mắt rất hay và hiệu nghiệm. Nay bảo hiểm Kaiser không cover nữa, nên chuyển qua Walmart để lấy, thấy hộp để bên ngoài là "Made in India", thật là đau vì biết sẽ không có hiệu nghiệm tốt.
    - Fexofenadine Hydrochroride (brand name là Allegra 180 mg) trị dị ứng rất tốt, nay Walmart cũng đặt mua ở India, uống không thấy hiệu nghiệm nếu so với loại thuốc được sản xuất ở các nơi khác.
    Còn chuyện thuốc ho gây chết người, nghe nói Zambia đang thuê một công ty luật ở Mỹ để đưa công ty dược Ấn độ sản xuất thuốc ho này ra tòa để đòi công lý!!! Chuyên thuốc nhỏ mắt nhân tạo ở Mỹ, gây ra chết và đui vĩnh viển dôi chục người, chắc cụng "chìm xuồng" luôn, thật đáng tiếc!!!

    Comment

    Working...
    X