Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Xì hơi giúp chẩn đoán sức khỏe

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Xì hơi giúp chẩn đoán sức khỏe

    Click image for larger version

Name:	9-12-tieu-hoa-duong-ruot-Unsplash.jpg
Views:	208
Size:	91.7 KB
ID:	161719

    HOUSTON, Texas (NV) – Xì hơi là chuyện bình thường ai cũng làm, và cần phải làm. Qua những thay đổi về số lượng của việc xì hơi có thể chẩn đoán sức khỏe của bạn.

    Xì hơi, đánh rắm, hay nói lịch sự hơn là thả bom, và dù bạn gọi nó là gì thì đó cũng là một phần do cơ thể tạo ra. Xì hơi thường xảy ra do nuốt phải không khí hoặc do vi khuẩn trong đường ruột thải khí ra trong quá trình tiêu hóa và nó cần phải thoát ra ngoài. Con người và cả loài vật cũng đều xì hơi, và qua đó, bạn có thể đoán được phần nào về sức khỏe của mình.

    Ông Eamonn Quigley, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại bệnh viện Methodist Houston, Texas, cho biết: “Xì hơi là chuyện thường tình. Ai cũng có thể bị đầy hơi, nhất là sau khi ăn, và bạn sẽ làm chuyện bình thường này bất cứ lúc nào, kể cả ban đêm.” Nhưng tiếng xì hơi của bạn đang nói lên điều gì? Xì hơi nhiều quá, có sao không? Đối với những bệnh nhân đi khám vì chứng đầy hơi và xì hơi quá nhiều, bác sĩ thường hỏi về cách mà họ ăn uống.

    Đầy bụng không phải là đầy hơi

    Theo ông Quigley, có sự khác biệt giữa đầy hơi và đầy bụng. Một nghiên cứu trước đây cho thấy, đầy bụng không có nghĩa là cơ thể muốn thải khí ra ngoài. Đầy bụng là khi khí bị mắc kẹt trong hệ tiêu hóa và khi nó tích tụ quá nhiều, sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. “Đầy bụng hoàn toàn khác so với đầy hơi với nguyên nhân chủ yếu liên quan hơn đến việc cơ thể tạo ra nhiều khí,” ông Quigley nói trên Lifehacker.

    Xì hơi nhiều hơn bình thường, vì sao?
    Click image for larger version

Name:	images?q=tbn:ANd9GcS7L2OA3ZOJjJAdshiZiQ-VfAedddHdEAnTzA&usqp=CAU.jpg
Views:	23
Size:	5.3 KB
ID:	161720
    Có rất nhiều lý do để giải thích cho việc này, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cách ăn uống của bạn thay đổi. Cho dù bạn đang hấp thụ nhiều protein, nhiều chất xơ hay nhiều rau hơn, thì điều đó có thể gây ra sự xáo trộn tức thì, vì vi khuẩn trong cơ thể của bạn cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, vi khuẩn sẽ thích nghi theo cơ thể của chúng ta. Ông Quigley chia sẻ rằng nguyên nhân khiến bạn bị xì hơi nhiều hơn bình thường là do sự thay đổi về cách ăn uống. Nhưng điều này không phải là vĩnh viễn vì đường ruột của bạn sẽ có cách để đáp ứng với những thay đổi.

    Để không bị xì hơi nhiều, tránh làm phiền cho bạn cùng phòng, bạn nên tránh những loại thực phẩm, như đậu, các sản phẩm từ sữa, trái cây chứa nhiều chất xơ như táo, lê, rượu có đường, các loại rau có nhiều chất xơ như măng tây, bắp cải hoặc cải bruxen, và ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ. Vi khuẩn thường yêu thích các thực phẩm có nhiều chất xơ vì sau khi chúng tiêu hóa loại thực phẩm này, vi khuẩn sẽ tạo khí ra ngoài.
    Để không bị xì hơi nhiều, bạn tránh các sản phẩm từ sữa. (Hình minh họa: Justin Sullivan/Getty Images)

    Xì hơi gây… “viêm mũi,” vì sao?

    Nếu khí mà bạn thải ra khỏi cơ thể có mùi khó chịu, mà mọi người nói vui là gây “viêm mũi,” thì nguyên nhân chắc chắn là do một loại thực phẩm nhất định mà bạn đã ăn, ví dụ như sữa, măng tây, cà phê, trứng, hạt mít… Lúc này, kẻ thù của bạn mang tên hydro sunfua, một loại chất mà khi được hấp thụ, nó sẽ khiến hơi xì ra hôi hơn bình thường. Xì hơi có mùi khó chịu cũng do thực phẩm từ thịt hoặc do đường ruột đang chứa phân.

    Có nên đi gặp bác sĩ về vấn đề xì hơi?

    Nếu bạn luôn tục cảm thấy khó chịu trong người hoặc nếu bạn có những thay đổi không thể giải thích khi cứ xì hơi liên tục, chắc chắn bạn phải đi gặp bác sĩ. Đầy hơi có thể do triệu chứng ruột kích thích. Các triệu chứng khác bao gồm thay đổi nhu động ruột, tác nhân của việc tiêu chảy hoặc táo bón, hoặc cơn đau liên tục khi xì hơi hoặc đi đại tiện.

    Công nghệ về chăm sóc sức khỏe trong tương lai có thể giúp bạn nhận ra bất kỳ thay đổi nào về sức khỏe của mình qua âm thanh của tiếng xì hơi. Từ đây đến đó, cách nhanh nhất mà bạn có thể theo dõi sức khỏe là hãy nghe và ngửi mùi của chính mình.

    (UPK) [qd]

  • Font Size
    #2
    Có một lần người nhà tui đi soi bao tử và soi ruột, sau khi họ tỉnh dậy tui vô chuẩn bị đón về. bác sĩ nói người nhà ông thường bị xì hơi là do thành ruột của người đó có nhiều bubbles.

    Comment

    Working...
    X