Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Quốc gia làm nên lịch sử ngành xe điện: Xây gần 3.000 km đường cao tốc điện, ô tô vừa đi vừa được sạc trên đường

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Quốc gia làm nên lịch sử ngành xe điện: Xây gần 3.000 km đường cao tốc điện, ô tô vừa đi vừa được sạc trên đường

    Xe điện sẽ được sạc trong khi di chuyển tại quốc gia này – một điều chưa từng có trong ngành xe điện.


    Ảnh minh họa
    Thụy Điển cho biết quốc gia này sẽ mở con đường điện khí hóa đầu tiên trên thế giới để có thể sạc xe điện ngay trong khi di chuyển vào năm 2025 với kế hoạch xây gần 3.000 km đường cao tốc. Cụ thể hệ thống đường điện (ERS) sẽ cho phép xe điện được sạc tự động không dây khi đang di chuyển, cho phép đi được quãng đường dài hơn giữa các lần đến trạm sạc.

    Đường cao tốc được chọn là E20, nằm ở giữa các thành phố lớn của Thụy Điển là Stockholm, Gothenburg và Malmö. Đây sẽ là phần đầu tiên nằm trong kế hoạch lớn với dự kiến ​​hơn 3.000 km đường của Thụy Điển sẽ được xử lý bằng điện. Phương pháp sạc cho E20 chưa được quyết định nhưng có ba loại sạc: hệ thống dây xích, hệ thống dẫn điện (dựa trên mặt đất) và hệ thống cảm ứng.

    Thụy Điển đã đi tiên phong trong việc thử nghiệm đường điện khí hóa và đã thử nghiệm ba giải pháp hàng đầu. Vào năm 2016, một đoạn đường dài 2km ở Gävle - miền trung Thụy Điển đã được đưa vào sử dụng và sử dụng đường dây điện trên cao để cho phép các phương tiện hạng nặng sạc pin thông qua điện kế (tương tự như tàu điện hoặc xe điện).

    Tiếp nối đó, một đoạn đường dài 1,6 km ở Gotland đã được điện khí hóa bằng cách sử dụng các cuộn dây tích điện đặt bên dưới lớp nhựa đường. Thành tựu thứ 3 là vào năm 2018, Trafikverket đã giới thiệu đường ray có thể sạc đầu tiên trên thế giới với đoạn đường dài 2km cho phép xe tải điện có thể sạc điện.

    Mặc dù việc sử dụng đường dây điện trên cao chỉ dành riêng cho xe tải, nhưng có thể có một số lợi thế cho những người sở hữu ô tô riêng nếu triển khai hệ thống sạc điện cảm ứng đặt bên dưới mặt đường. Công nghệ này hoạt động giống như sạc không dây Qi trong điện thoại di động. Một miếng đệm hoặc tấm được lắp đặt bên dưới mặt đường và các phương tiện điện được trang bị dây nối sẽ tự động được sạc khi chúng đi qua những đoạn đường đó. Những dịch vụ như vậy cũng đã được thử nghiệm ở Đức và Michigan.

    Công nghệ này không chỉ giúp mở rộng phạm vi sử dụng của xe điện mà còn có thể tạo ra những chiếc xe điện rẻ hơn nhờ pin nhỏ hơn. Theo các nhà nghiên cứu, pin xe điện tốt nhất chỉ nên bằng 1/3 kích thước của những chiếc xe điện hiện nay. Nếu như vậy, người tiêu dùng hoàn toàn được tiếp cận những chiếc xe điện với giá rẻ hơn nhờ chi phí pin giảm xuống.

    Theo các nhà nghiên cứu, chỉ 25% mạng lưới đường bộ của Thụy Điển cần được điện khí hóa để mang đến hiệu quả nhất. Theo trang Euronews.com, Thụy Điển đã hợp tác với Đức và Pháp để chia sẻ kinh nghiệm và những kết quả về nghiên cứu. Bên cạnh đó Anh, Mỹ, Ấn Độ cũng đang nỗ lực gấp đôi để xây dựng những con đường điện khí hóa. Tuy nhiên, có một vấn đề là họ vẫn chưa quyết định được loại công nghệ nào sẽ được áp dụng vào hệ thống đường đặc biệt này.

    Trong năm vừa qua, doanh số bán các loại xe xanh của Thụy Điển ECV (bao gồm các loại xe plug-in hybrid và xe thuần điện) chiếm đến 56,1% các loại xe mới được đăng ký.


    Như Quýnh
    Theo Carscoop, Euronews
Working...
X