Announcement

Collapse
No announcement yet.

RAM DDR4 hay DDR5 sẽ tốt hơn cho bạn?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    RAM DDR4 hay DDR5 sẽ tốt hơn cho bạn?

    Bộ nhớ (memory ram) DDR5 bắt đầu tạo ra làn sóng trên thị trường PC vào nửa cuối năm 2021 khi Intel ra mắt CPU máy tính để bàn thế hệ thứ 12. Mặc dù chúng là bộ xử lý đầu tiên hỗ trợ tiêu chuẩn bộ nhớ mới nhất, nhưng CPU Ryzen 7000 thế hệ thứ 13 của Intel và AMD cũng có cung cấp sự hỗ trợ cho DDR5. Nếu bạn đangbuild một PC mới hoặc đang tranh luận về việc có nên nâng cấp bộ nhớ PC của mình hay không, sẽ có nhiều điều cần tìm hiểu khi so sánh giữa DDR4 và DDR5. Hướng dẫn này xem xét sự khác biệt giữa 2 loại RAM này để giúp cho bạn quyết định xem có nên nâng cấp hay không.

    1/ Tốc độ
    Nếu bạn tìm kiếm các thanh bộ nhớ DDR5 (DIMM), một trong những điều đầu tiên bạn sẽ nhận thấy là tốc độ hoặc tần số bộ nhớ sẽ cao hơn đáng kể so với loại RAM DDR4. Mặc dù thanh RAM DDR4 thường có tốc độ cao nhất là 5000 MHz, nhưng bạn sẽ khó tìm được thanh DDR5 chạy chậm hơn 4800 MHz. Tốc độ bộ nhớ cao hơn này là một trong những điểm nổi bật chính của DDR5 mới và là một trong những lý do chính để nâng cấp từ DDR4.

    DDR5 6000 Mhz
    Băng thông cao hơn của RAM DDR5 đã được chứng minh là giúp cải thiện tốc độ khung hình trong game, mặc dù chỉ với một biên độ nhỏ. Nhưng khi các game ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn và thậm chí đẩy những CPU nhanh nhất đến giới hạn của chúng, thì bộ nhớ nhanh hơn sẽ tạo ra nhiều sự khác biệt hơn trong tương lai.

    Đối với những người sử dụng máy hướng đến năng suất, băng thông cao hơn của DDR5 sẽ được chào đón nhiều hơn. Đối với những người build PC để sử dụng lâu dài, việc mua bộ nhớ DDR5 là hợp lý nếu giá chênh lệch so với DDR4 không quá cao.

    2/ Công suất
    Số lượng bộ nhớ là một khía cạnh khác đã được cải thiện với sự ra đời của tiêu chuẩn RAM DDR5. Hầu hết các thanh RAM DDR4 bán sẵn trên thị trường đều có các biến thể 8 GB và 16 GB, tối đa là 32 GB. Nếu bạn cần cao hơn mức đó trong khi vẫn sử dụng tiêu chuẩn DDR4, tính khả dụng và giá cả sẽ trở thành những hạn chế nên chú ý.


    (Minh họa)
    Ngược lại, thanh RAM DDR5 có tối thiểu là 16 GB và các model 32 GB cũng được bán ra rộng rãi. Với cácbo mạch chủ chính tương thích, điều này sẽ cho phép người sử dụng tăng gấp đôi số lượng RAM tối đa lên 128 GB bằng cách sử dụng 4 thanh RAM 32 GB.

    Cần lưu ý rằng trước khi mua hàng trăm thanh DDR5 với số lượng cao mới hấp dẫn này, bạn nên xác định số lượng RAM tối đa của máy tính.

    3/ Hiệu quả về điện năng
    Với thế hệ bộ nhớ mới, bạn có thể mong đợi các yêu cầu về điện năng sẽ tăng lên. Nhưng điện áp hoạt động của DDR5 là 1,1v, giảm 0,1v so với DDR4. Sự chênh lệch này nghe qua có vẻ không đáng kể, nhưng nên xem xét liệu DDR5 đang cải thiện hiệu suất ở mức cao hơn trong khi lại cần ít điện năng hơn. Điều này làm cho tiêu chuẩn bộ nhớ mới sẽ tiết kiệm điện năng nhiều hơn so với tiêu chuẩn trước đó.


    (Minh họa)
    Một sự thay đổi quan trọng khác được thấy trong RAM DDR5 là việc di chuyển quy định điện áp từ bo mạch chủ sang chính các DIMM. Việc chuyển sang quy định điện năng tích hợp này chắc chắn sẽ cho phép các công ty sản xuất phần cứng sẽ đơn giản hóa thiết kế bo mạch chủ và cho phép họ kiểm soát nhiều hơn chất lượng của các thành phần này. Ngay cả nhiệt độ hoạt động cao hơn trong thanh DDR5 cũng không trở thành vấn đề khó xử, vì các bộ tản nhiệt trên bo mạch là quá đủ để bảo đảm cho hoạt động của thiết bị luôn trong trạng thái mát mẻ.

    4/ Cấu trúc kênh
    Bạn có thể đã nghe nói rằng chạy RAM kênh đôi mang lại hiệu suất cao hơn RAM kênh đơn. Trước đây điều này có nghĩa là phải sử dụng ít nhất hai DIMM cho bộ nhớ DDR4, nhưng giờ đây chỉ cần một thanh duy nhất trên bộ nhớ DDR5, vì RAM DDR5 có hai kênh 32 bit trên mỗi DIMM thay vì chỉ một kênh 64 bit trên DDR4. Điều này cho phép bộ xử lý truy cập đồng thời nhiều lần vào cùng một thanh RAM.


    Cấu trúc kênh đôi trên một DIMM duy nhất cho phép bộ nhớ DDR5 hoạt động hiệu quả hơn bộ nhớ DDR4, giúp làm giảm độ trễ hơn nữa và cải thiện hiệu suất trong nhiều tình huống khác nhau.

    5/ ECC
    ECC hay Error Correction Code là một chức năng được hỗ trợ bởi bộ nhớ chuyên dụng và bo mạch chủ nhằm đảm bảo cho các thông tin dữ liệu nằm trên bộ nhớ và được truyền đến bộ xử lý không bị lỗi. Tiêu chuẩn DDR5 mang chức năng này đến các DIMM tiêu chuẩn bằng cách thêm chip tích hợp. Trái ngược với RAM DDR4, dữ liệu được lưu trữ trên RAM DDR5 sẽ được kiểm tra và sửa chữa trong trường hợp bị hỏng.


    (Minh họa)
    Tuy nhiên, việc triển khai ECC này không lý tưởng vì sự toàn vẹn của các thông tin dữ liệu chỉ bảo đảm cho chúng được lưu trữ tạm thời trên RAM. ECC không làm như vậy đối với các thông tin dữ liệu được truyền đến CPU. Do đó, bất cứ lổi kỹ thuật nào trong quá trình chuyển sẽ cần đến chức năng ECC bổ sung để bảo đảm cho việc sửa chữa. Tuy nhiên, các máy chủ sẽ phải sử dụng cả ECC on-dieECC tiêu chuẩn để bảo vệ cho sự toàn vẹn các thông tin dữ liệu.

    6/ Giá cả
    Những sự cải tiến về hiệu suất trong DDR5 đi kèm với mức giá bán ra không hề rẻ. Bộ thanh DDR5 16 GB x 2 hiện có mặt trên thị trường có thể mắc hơn từ 50 đến 100% so với thanh RAM DDR4 tương đương. Mặc dù mức giá cao của DDR5 đã giảm đi một chút trong hai năm qua và sẽ còn giảm nhiều hơn nữa khi mức độ kỹ nghệ tiến triển, người tiêu dùng phải cân nhắc xem khoản đầu tư có xứng đáng hay không. Ngay cả những người build hệ thống mới cũng có thể tiết kiệm rất nhiều bằng cách chọn DDR4 mà không phải hi sinh về hiệu suất.



    DDR5 vẫn là một kỹ thuật mới và sẽ mất vài năm nữa để có thể được thương mại hóa giá cả như DDR4 hiện nay. Nếu vấn đề tài chính cho phép, bạn nên chuyển sang tiêu chuẩn bộ nhớ mới hơn. Nhưng nếu bạn đã phân bổ phần lớn tiền bạc của mình cho các thành phần như CPU và GPU, thì việc chọn bộ nhớ DDR4 cũ hơn cũng không phải là một sự lựa chọn tồi. Điều này đặc biệt đúng đối với những ai thích chơi game không muốn hi sinh nhiều đến hiệu suất nhưng lại tiết kiệm được khá nhiều tiền bằng cách gắn bó với tiêu chuẩn RAM DDR4 cũ.

    7/ Khả năng tương thích của nền tảng
    Mức giá cao cho DDR5 có thể tăng thêm nếu bạn tính đến toàn bộ chi phí nền tảng. DIMM DDR5 không tương thích ngược với bo mạch chủ DDR4. Do đó, bạn phải đầu tư một bo mạch chủ và CPU tương thích với DDR5 để nâng cấp hoàn toàn lên theo tiêu chuẩn mới. Điều này sẽ còn phức tạp hơn về phía Intel, vì bộ xử lý thế hệ thứ 12 và 13 hỗ trợ các tiêu chuẩn bộ nhớ DDR4 và DDR5. Bạn sẽ cần cẩn thận khi chọn bo mạch chủ của mình, vì các model chipset tương tự có các biến thể DDR4 và DDR5.


    (Minh họa)
    Về phía AMD, mọi thứ sẽ đơn giản hơn nhiều, vì bộ vi xử lý Ryzen 7000 mới nhất chỉ tương thích với RAM DDR5. Không có chỗ cho sự lầm lẫn, vì nền tảng AM5 mới hơn đã ngừng hỗ trợ cho DDR4 hoàn toàn. Nhưng sử dụng AM5 sẽ khiến cho bạn tốn thêm nhiều tiền hơn so với nền tảng thế hệ thứ 12 hoặc thế hệ thứ 13 của Intel. Bo mạch chủ chipset AM5 đắt hơn so với bo mạch chủ chipset LGA 1700 của Intel và sẽ buộc bạn phải tăng thêm ngân sách.

    Nên lựa chọn DDR4 hay DDR5?
    Sự lựa chọn giữa DDR4 và DDR5 về nguyên tắc phụ thuộc vào vòng đời của máy tính và khối lượng công việc bạn đang nhắm mục tiêu. Nếu bạn đang build PC từ đầu và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn một chút, thì việc mua bộ nhớ DDR5, bo mạch chủ và CPU tương thích có thể sẽ hợp tình, hợp lý.

    Tuy nhiên, nếu bạn đang cân nhắc nâng cấp số RAM hiện có của mình trên thiết bị sẵn sàng cho DDR5, thì tốt hơn hết là bạn nên đợi một thời gian nếu có thể. Giá bộ nhớ DDR5 sẽ tiếp tục giảm khi các công ty sản xuất bắt đầu cung cấp ra với số lượng nhiều hơn.

    Thứ hai, nâng cấp từ bộ nhớ DDR4 lên DDR5 để tăng hiệu suất chơi game không phải là việc làm khôn ngoan. Bạn sẽ không đạt được nhiều hiệu suất cần thiết xứng đáng với số tiền phải bỏ ra. Nhưng nếu đang xem xét RAM DDR5 cho khối lượng công việc có tính cách chuyên nghiệp, bạn sẽ có thể tận dụng tối đa số lượng RAM cao hơn và tốc độ nhanh của DDR5.
    Attached Files
Working...
X