Announcement

Collapse
No announcement yet.

"Nóng giận là bản năng, kiềm chế là bản lĩnh"

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    "Nóng giận là bản năng, kiềm chế là bản lĩnh"

    Tự biết mình biết người thì trăm trận trăm thắng, không biết mình biết người thì cãi lộn cũng không có ai thèm cãi cùng. Đang muốn cãi lộn mà người ta cũng chẳng thèm đếm xỉa đến mình thì coi như thua ngay từ đầu rồi.

    Lời nói có lý và có thiện ý thì người ta mới muốn nghe
    Góp ý nhau thì nên nói một cách ôn tồn, đàng hoàng tử tế, đừng nên lớn tiếng để áp đảo người khác. Nói ra điều có lý có tình và nhiều thiện ý thì người khác mới muốn nghe, nếu nghe mà không làm theo thì ít nhất người ta vẫn tôn trọng mình. Nói to tiếng chỉ càng chứng tỏ bản thân quá mức yếu kém, không có uy tín nên lời nói mới không đủ uy lực, chỉ ráng gầm thét cho người ta thấy kinh sợ mà đành phải chịu phục tùng trước mặt. Nhưng thực chất chỉ khiến cho người nghe trong lòng sinh ra oán ghét và có xu hướng qua mặt, che đậy, xa lánh mình, hễ quay lưng đi là họ sẽ lại làm khác đi.

    Nóng nảy với người là tự làm tiêu hao phúc khí của mình (Ảnh minh họa: Adobestock)

    Cuộc sống của bản thân sẽ ra sao, thực chất đó là sự phản ánh của cái tâm bên trong mình. Người có tâm tính dịu dàng nhu hòa, cư xử hòa nhã dễ chịu với người ở bên cạnh thì tự nhiên cũng được người ở chung quanh đối xử lại với tấm lòng đầy sự trìu mến. Kẻ chỉ biết tính toán ích kỷ, nóng nảy sân hận, nói dối, làm ẩu…thì lúc nào cũng cảm thấy cần phải đề phòng mọi người chung quanh lừa gạt, lợi dụng…mà vô tình khiến cho người khác cũng có thái độ dè chừng với mình, đề phòng lại mình. Tâm như thế nào thì cảnh như thế ấy.

    Tâm như thế nào cảnh như thế ấy, có sai gì đâu?
    Lại có người nói: "Thế như đức Giê-su, các ông Khổng Tử, Trang Tử…tâm ra làm sao mà cuộc đời lại khốn khổ đến thế?"

    Chúng ta tự cho là các ông ấy bị khổ chứ bản thân các ông có cho đó là nổi khổ hay không? Không hề có, ngay như Phật Thích Ca: từ bỏ cả vợ con cung điện ngai vàng, chỉ bưng mỗi cái bát ra đi. Các ông chỉ làm các việc mà các ông nghĩ là cần làm; việc nào làm không xong thì các ông biết đó là do thời cơ chưa đủ. Có nghèo có đói thì đó là sự khó chịu của thân xác thịt khi không đáp ứng đủ nhu cầu.

    Khi cái tâm này bị dày vò mới là đau khổ thực sự. Mà tâm tư các ông đó thì thanh thản lắm. Tâm các ông như thế nên dù các ông có đi ăn xin, có bị đói rách tả tơi…thì vẫn được người đời tôn kính. Mỗi lời nói các ông thốt ra đều được người ta trân trọng ghi nhớ và cẩn thận ghi chép để truyền tụng lại muôn đời.

    Cảnh như thế nào đây? Các đại phú ông dù có tiền muôn bạc vạn, các vì vua chúa dù có giang sang rộng lớn thần dân trăm triệu…có cầu có xin cũng chưa chắc sẽ được. Tâm như thế nào cảnh như thế ấy, liệu có sai đâu?
    (Ảnh minh họa: Adobestock)

    Hạnh phúc thuộc về cảm giác, trong đó có cảm giác được kính trọng
    Người đời lầm tưởng Phúc chỉ là có tiền có của, dư giả sang trọng, quan to lộc hậu, lên xe xuống ngựa, con đàn cháu cả đống, sức khỏe dồi dào, thọ đến trăm tuổi. Mà lại quên một điều quan trọng thực sự là: "được kính trọng". Lắm khi, "được kính trọng" vốn là cái điều quan trọng bậc nhất và đầu tiên khi nói về Phúc cũng nên.Tất cả những điều tạo nên cái Phúc kia rốt cuộc cuối cùng cũng là để dẫn người ta đến chỗ hạnh phúc vẹn toàn và viên mãn.

    Vậy thứ gì sẽ tạo ra hạnh phúc? Có phải từ việc đầu tiên là được kính trọng không? Giả sử, có tất cả những điều kể trên mà không có được sự kính trọng của một người nào, vậy thì có hạnh phúc nổi hay không?

    Làm sao mà có hạnh phúc được, vì hạnh phúc là thuộc về cảm giác trong đó có cảm giác được tôn trọng, kính mến mới khiến cho người ta mới thấy hạnh phúc. Những thứ còn lại chỉ là phương tiện để đổi lấy sự kính trọng thôi. Ví dụ, khi có tiền, khao đãi bạn bè, cho người ta lóa mắt vì mức độ chịu chơi của mình. Có quyền lực, chỉ cần nói ra một lời là đứa cháu họ hàng xa xa đang ở trong tù tự nhiên được thả sớm vài năm. Những thứ này cũng có thể giúp người ta có được sự kính trọng nhất thời. Nhưng qua thời gian ngắn là nó đã phai mờ. Chưa nói đến lúc hết tiền hết quyền thì cũng sẽ hết người kính trọng luôn. Lúc này có người sẽ nói: "Nhà đó đã hết Phúc báo rồi".
    (Ảnh: Alamy)

    Người như thế nào thì mới được kính trọng?
    Nói cho cùng, người có Phúc thật sự chính là người được kính trọng. Mà người như thế nào mới được kính trọng? Người trọng Đức, biết trọng người, biết tu sửa tâm tính, đề cao tâm tính, có giáo dục, có nội hàm, tấm lòng khoáng đạt bao dung, thích nhường nhịn, khi thể hiện ra bên ngoài thì điềm đạm ôn hòa, khiêm tốn lịch sự, nói ít, thông cảm nhiều. Làm được như vậy thì làm sao mà không được kính trọng, làm được như vậy thì Phúc sẽ ngập tràn đong đầy.
    Attached Files
Working...
X