Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thêm câu chuyện "ta bà" của ông Tám: 5 điều cần làm khi lớn tuổi

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Thêm câu chuyện "ta bà" của ông Tám: 5 điều cần làm khi lớn tuổi

    Đi chơi miền Tây Bắc, có mấy người bạn hỏi mình về những giấy tờ cần làm để lỡ một mai, trả bộ nhớ về con số không, hay bị tai nạn, hay được Chúa gọi về Thiên Quốc… Mình có nói sơ qua, hứa về nhà, mình viết cho rõ hơn và nhắc họ nên tìm luật sư, chuyên về luật gia đình mà hỏi. Lý do là luật sư có nhiều ngành, kiếm ông hay bà luật sư chuyên lo tai nạn xe cộ thì chắc chắn sẽ không rành về di chúc, họ sẽ đưa cho luật sư chuyên về gia đình và ăn thêm tiền cò, mình sẽ tốn thêm tiền.

    Có một điều chắc chắn trên đời là một ngày nào đó, chúng ta sẽ hát "Khúc Thuỵ Du".
    Hãy nói về cuộc đời
    Khi tôi không còn nữa
    Sẽ lấy được những gì
    Về bên kia thế giới


    Đừng bao giờ em hỏi
    Living trust anh để đâu

    Living will anh để mô
    Power attorney sao anh không chịu làm
    Vì sao, và vì sao

    Vấn đề là chúng ta không biết lúc nào sẽ ra đi. Trời kêu khi nào thì dạ thôi. Chúng ta có thể phó thác số mệnh của mình vào Phật, vào Thượng Đế nhưng tài sản trên thế gian này thì không, vì Chúa Phật không cho phép mình mang theo. Vấn đề là con cháu sau khi khóc thương, sẽ quay sang chửi thề, khi đi tìm giấy tờ để nộp cho toà án thừa kế. Sang hơn một tí thì chửi nhau, đem nhau ra toà vì chia chác không đồng đều.

    Trường hợp ông Ron, nuôi ong trong vườn mình. Ông không làm living trust vì sợ bà vợ thứ 3, hay thứ 4 gì bỏ ông ta ở lứa tuổi U80. Chia gia tài, bán nhà,… một mặt ông ta muốn bà vợ cuối cùng, hưởng hết những gì ông ta có, nếu ông ta gặp mệnh hệ nào, nhưng không muốn con riêng của bà vợ hưởng tài sản của ông. Ông muốn khi bà vợ chết thì tài sản của ông sẽ được người con trai thừa kế. Bà vợ cứ rên với mình. Mình thì chả biết nói gì vì không phải mục sư. Ông ta chỉ nói với mình trong khi bà vợ thì chả bao giờ được ông ta thố lộ.

    Mình là nông dân thuần chất, thiên hạ cứ hay hỏi mình ba vụ liên quan đến thừa kế, chết chóc, như thể mình là mục sư hay ông chuyên viên tài chánh để họ xưng tội. Chán Mớ Đời

    Một anh bạn khác kể, bà mẹ qua đời, nay chỉ còn ông bố ở tiểu bang khác, có nhà ở Cali, không muốn về Cali ở, để gần con cháu. Tin dị đoan gì đó của người Việt, thay đổi phong thuỷ, là đi Tây phương luôn. Không chịu làm di chúc, để Chúa thử thách đàn con U70. Con cháu đều khá giả, không cần tiền của ông bố nhưng muốn lỡ có chuyện gì thì con cháu có thể quyết định giùm về sức khoẻ, tài chánh,… lâu lâu nói chuyện với mình để than. Mình nói để lần sau, ông bố đến Cali thì mình nói chuyện, còn không cứ lấy bài này, đưa cho ông bố đọc. Thật ra làm khi còn trẻ chớ giờ đây thì gần đất xa trời, con người ta lại thấy ngại. Lý do là sắp thấy quan tài nên không muốn làm giấy tờ.

    Do đó, thay vì mở karaoke hát "Khúc Thuỵ Du", dành 1 tiếng mỗi ngày, tìm lục giấy tờ, xếp cho ngay ngắn, theo thứ tự, viết di chúc, làm sẳn giấy tờ cần thiết, để một khi bị trả bộ nhớ về số không, tại nạn, đột quỵ hay nằm xuống bất ngờ, tránh gây khó khăn cho người thân ở lại. Hôm qua, đi ăn cưới, có anh bạn kể là dạo này, trí nhớ bắt đầu có vấn đề. Về hưu rồi, xem phim Đại Hàn, đi ra đi vô quên mất đang coi tập nào, lại phải coi lại từ đầu. May không phải video như xưa, nên chỉ mò mò một tí thì tìm ra ngay. Bạn bè ở xa, lái xe đi xa không được vì mắt mờ, nên chỉ đi vô đi ra vườn, cho mèo hoang ăn. Ở lứa tuổi mình, bệnh già thì có người đến rất nhanh có người đến chậm hơn và chúng ta phải ý thức được.

    1/ Điều cần thiết thứ nhất tại Hoa Kỳ, phải làm giấy uỷ quyền lâu dài về chăm sóc sức khoẻ (durable power of attorney for health care).
    Power of attorney là giấy uỷ quyền, cho phép một người hay nhiều người, hay một pháp nhân, có thể thay mặt mình để lấy quyết định về pháp lý hay tài chánh. Giấy uỷ quyền lâu dài về chăm sóc sức khoẻ cho phép con em chúng ta lấy quyết định về sức khoẻ trong trường hợp chúng ta, không có khả năng quyết định như bị mất trí nhớ, bị coma, bị đột quỵ,… như đồng ý hay không muốn các chăm sóc y tế, chữa bệnh, như rút ống nếu bị coma,… cho phép được xem hồ sơ y tế, và quyết định đưa bố mẹ vào các viện dưỡng lão,…
    Giấy uỷ quyền cần phải có thêm "HIPAA release" cho phép con cháu xem hồ sơ y tế (medical records) và quyền bàn tính, và nghe bác sĩ của mình về điều kiện chữa bệnh và chăm sóc. Mỗi lần đi gặp bác sĩ mới, họ đều đưa chúng ta tờ giấy này, để ký, cho phép ai, có quyền xem hồ sơ bệnh lý của mình để giúp họ quyết định theo di chúc của mình.

    2/ Medical directive (living will): "Living will" cho phép người thân, thẩm quyền quyết định về y tế cho cha mẹ dựa theo nguyện vọng của người thân. Thí dụ người nào thương chồng thì cho phép rút ống khi mình nằm coma, để ông chồng có thể đi lấy vợ trẻ đẹp hơn. Ngược lại không muốn chồng đi lấy vợ khác, sợ nó lấy hết gia tài thì đừng uỷ quyền để ông chồng không thể xin giấy "chứng nhận công hàm độc thân". Nhớ mình mới sang Hoa Kỳ, có vụ 1 bà nào nằm coma, ông chồng đòi rút ống nhưng bà mẹ vợ không cho nên hai bên kiện nhau ra toà, đâu 10-12 năm sau, toà mới phán cho phép ông chồng rút ống để được đi lấy vợ khác.
    Con cháu thường đứng trước vấn nạn, lấy quyết định về sức khoẻ cho cha mẹ. Có ai dám quyết định rút ống thở cho bố mẹ mình, sợ mang tội bất hiếu, đóng vai Dương Bất Hối, trong truyện của Kim Dung. Do đó living will là cách tốt nhất chúng ta làm để con cháu khỏi ngại ngùng khi rút ống, không cãi vã. Chỉ thị y tế (medical directive) được pháp lý công nhận khi các trường hợp như cho phép bác sĩ kê thuốc giảm đau, antibiotic, hay rút ống thở,… Nếu không có giấy này, thì khi đụng trận, con cháu lại cãi nhau đủ trò.

    Mình đang thương lượng để mua một chung cư từ 9 anh em của bố mẹ để lại. Họ cãi nhau như mổ bò, đòi thưa kiện nhau ra toà. Cuối tuần này, mình có gặp 6 trong 9 người con. Trong gia đình, lúc nào cũng có một hay người cứ làm khó dễ vì bị lấn át vai vế từ nhỏ, nên nay là lúc trả thù. Nếu mình không mua thì chắc chắn anh em đưa nhau ra toà và cuối cùng bán rẻ để trả luật sư phí. Cách đây mấy tháng có người trả 2,1 triệu, họ cãi nhau như mổ bò, nay còn lại 1,9 triệu, nếu tiếp tục thì cuối năm này xuống 1,7 triệu hay triệu 6. Nếu mấy anh em có chút suy nghĩ thì mượn cái nợ, chia nhau xài. Thí dụ: 5 căn hộ có giá 2 triệu, họ có thể mượn ngân hàng 1,5 triệu, chia nhau xài, mỗi tháng vẫn được $10,000/ tiền thuê nhà để trả ngân hàng, và trừ thuế thêm một chút tiền thuê nhà dư lại. Cứ 5, 10 năm, tái tài trợ 5 căn hộ kiếm chút tiền rút nhau đi chơi thay vì cãi nhau, bán rẻ rồi chẳng còn gì. Rồi lại hát "Khúc Thuỵ Du", vì sao và vì sao.

    3/ Di chúc (a will) là giấy tờ cần thiết trước khi bố mẹ cần đến sự chăm sóc của nhà thương, viện dưỡng lão, hay chia gia tài cho con cháu,... Nhiều người cứ lưỡng lự, lo ngại viết di chúc của họ, vì lo ngại, hay cảm thấy khó khăn lấy quyết định làm cách nào để chia tài sản cho con cháu. Di chúc là giấy tờ được bảo đảm trên mặt pháp lý để kẻ ở lại, theo di chúc của mình thực hiện những nguyện vọng, điều mong muốn của mình. Rất quan trọng để tránh hoàn cảnh con cháu đưa nhau ra toà. Hôm qua, mình đi gặp 6 anh em của một gia đình người Việt tại quận Cam, để bàn mua lại mấy căn hộ của bố mẹ để lại. Có 3 người trong số 9 anh em muốn thưa kiện nhau.
    Di chúc có thể viết tay, không cần luật sư, chỉ cần có người làm chứng hay thị thực chữ ký. Viết tay cũng được như trường hợp ông Larry King, viết di chúc cuối cùng bằng tay, loại ra bà vợ cuối cùng, không được thừa hưởng gia tài của ông ta.

    4/ Giấy uỷ quyền lâu dài về tài chính (Durable power of attorney for finances) cho phép con cái đã trưởng thành, hay một pháp nhân, thay mặt mình, để lo quản trị về tài chánh cho mình. Cho phép con cháu có thể thay mặt mình để trả tiền, rút tiền hay đầu tư từ các trương mục ngân hàng, quỹ hưu trí,… đóng thuế hay bán nhà cửa để trả y phí,.. con cháu có thể mướn một người nào khác như chuyên gia tài chính, luật sư để làm hộ cho mình nếu không rành về đầu tư.
    Mình có nghe một câu chuyện, ông kia làm ăn, có công ty riêng. Khi chết, trương mục ngân hàng, không có chữ ký của bà vợ nên bà ta không được ký ngân phiếu trả nợ, thanh toán các biên lai, khiến cho ngân hàng tịch thu nhà cửa, đuổi cổ bà ta ra. Mình chết mà nợ ngân hàng vẫn còn thì con cháu cần giấy tờ uỷ quyền của mình, để rút tiền ra mà trả ngân hàng hay các chi phí khác.

    5/ Revocable living trust cho phép con cháu hay ai đó đã được chỉ định để quản lý tài sản của mình khi họ có thể. "Revocable" có nghĩa là mình có thể thay đổi hay huỷ đi, khác với "Irrevocable Trust", không được huỷ hay thêm thắt vào. Khởi đầu bởi vì cha mẹ khi còn khoẻ mạnh, có ghi tên người tiếp tục quản lý (successor trustee), có thể thay mặt mình để quản lý tài chánh khi mình bị tai biến, chết, nằm coma,…



    Nói chung là chúng ta cần làm 5 điều căn bản này trước. Sau đó thì có thể đi thêm vào chi tiết nếu gia sản lớn, hay muốn tiền bạc mình được dùng như thế nào sau này. Em chỉ ghi lại những gì em đã làm, các bác nào muốn làm, hay hiểu thêm thì kiếm luật sư mà hỏi, đừng có réo em vì em sẽ không trả lời. Hỏi mua bơ và mật ong thì được. Chán Mớ Đời

    Giàu hay nghèo đều cần làm hết. Lý do là tránh con cháu cãi nhau một khi mình qua đời, bị chúng cứ lôi cổ dậy trách móc. Nếu chúng ta thật sự thương con cháu thì phải làm. Tránh con cháu cãi nhau, bố muốn được hoả táng, đứa kia kêu không. Bố nới với tôi là muốn chôn bên cạnh ngôi mộ của Marilyn Monroe, hay bên mộ bà Anna Nicole Smith, không muốn nằm bên mẹ vì sợ tiếp tục cãi vã nhau ở Suối Vàng, rồi vác chiếu đem nhau ra toà. Đó là lỗi mình, kiểu đời cha lười biếng, đời con vác chiếu ra toà giùm bố mẹ theo kiểu hi sinh đời con, củng cố cái lười đời bố.

    Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen
    Nguyễn Hoàng Sơn
    Attached Files
Working...
X