Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Adieu sois heureuse (Art Sullivan)

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Adieu sois heureuse (Art Sullivan)

    Có bản nhạc Tây mà mình thích nghe khi gần rời Việt Nam đi Pháp, đó là bản "Adieu, sois heureuse" do ca sĩ người Bỉ tên Art Sullivan trình bày. Bài này nói lên tâm trạng của mình dạo ấy, trước khi rời Đàlạt, bỏ lại sau lưng những hình ảnh đối tượng của những mối tình đơn phương toả nắng.

    Lời bài ca:
    Toi qui n'as pas voulu de moi
    Toi qui n'avais pas confiance
    Toi qui ne m'as pas ouvert
    Toi qui ne m'aimes pas

    Toi qui n'as pas voulu comprendre
    Toi qui n'as pas voulu m'attendre
    Toi qui passais sans me voir
    Toi qui ne m'aimais pas

    Adieu, sois heureuse
    Adieu et bonne chance
    Avec celui que ton cœur a choisi
    Adieu sois heureuse
    Adieu et bonne chance
    Avec celui qui t'emmène aujourd'hui






    Nghĩ lại cũng vui khi thấy mấy đối tượng của mình đứng nói chuyện với tên nào trong trường là tim mình nhói lên rồi ngâm nga "Adieu, sois heureuse", cứ làm như đối tượng là bản quyền của mình, một thời ngu dại. Chán Mớ Đời

    Ông ca sĩ này người gốc Bỉ, thuộc dòng Hoàng tộc quý phái, tên họ Flamand rất khó đọc Marc van Lienart de Jeude, họ hàng với bà Hoàng hậu nước Bỉ. Có lẻ vì họ Hoàng tộc nên ông ta lấy tên nghệ nhân là Art Sullivan, nghe rất Mỹ hay Anh Quốc. Điểm lạ là tại xứ ông ta thì không được ưa chuộng lắm nhưng ở hải ngoại, ông ta được yêu mến, tôn thờ như tại các nước Bồ Đào nha, Ba Tây, Hoà Lan,...

    Ngoài bản "Adieu, sois heureuse" ra ông ta có làm vài bản nhạc khác rất hay như "Une larme d' amour", "Ensemble",...nhưng mình không nhớ hết. Nói chung các ca sĩ nổi tiếng thời thập niên 60 thì sau các cuộc biểu tình năm 1968, được xem là cuộc Cách mạng Văn hoá tại Pháp quốc, Âu châu suýt làm cho nền cộng hoà Pháp quốc bị sụp đổ. Giới trẻ bắt đầu dấn thân vào chính trị nhiều hơn nên các thần tượng nhạc trẻ, Ye-ye như bị loại bỏ ra cuộc chơi.

    Thời mình học đại học là hậu 1968 nên đám sinh viên thích nghe nhạc có máu xã hội marxist một chút, gọi là nhạc phản chiến như ông Renaud, sử dụng các ca từ rất đương đại, dùng tiếng lóng tạo nên một âm thanh vang dội, khá là lạ. Nói chung lúc đầu, mình nghe ông này là ngọng vì ông ta dùng toàn là tiếng lóng của Pháp. Dần dần ở lâu, đọc Charlie Hebdo, mới bắt đầu hiểu.

    Dòng nhạc tình cảm nhẹ nhàng của thời Hippie, tiểu tư sản của đầu thập niên bổng nhiên biến mất khiến cho các ca sĩ loại này, khó khăn tìm đất sống nên đi lưu diễn ở hải ngoại nhiều hơn để kiếm ăn. Tương tự ca sĩ ở miền Nam quen hát nhạc Bolero, bổng nhiên kêu hát nhạc đỏ là ngọng. Phải có tâm ác mới dám hát mùa này đẹp lắm, ra trận để giết người. Kinh

    Tương tự, dòng nhạc trẻ ở Sàigòn khi xưa đang hăng lên bổng nhiên Việt Cộng vào, bị tắt cái cụp. Lôi ra nhạc đỏ để hát, khiến cho các ca sĩ, nhạc sĩ nhạc vàng bị ngưng cái rụp, phải chạy ra hải ngoại để có thể tiếp tục hát Bolero.

    Có thời gian ca sĩ Art Sullivan sang Hoa Kỳ làm việc trong ngành truyền hình, rồi trở về Âu châu làm về kỹ thuật. Có lẻ hết hứng hát. Sau 15 năm vắng bóng, ông ta trở lại sân khấu nhưng khán giả chỉ muốn nghe những bản nhạc xưa của ông ta, cộng thêm người bạn đời bị bệnh nên ông ta đã bỏ sự nghiệp ca hát của mình.

    Mình chỉ thích bản nhạc Adieu sois heureuse của ông này vì có chút kỷ niệm về thời mới lớn, sắp sửa đi du học, để lại sau lưng bạn bè, các đối tượng một thời. Thời ở Đàlạt, thông tin về âm nhạc rất hạn chế, qua các băng nhạc sản xuất từ Sàigòn nên khi ra hải ngoại thì đủ loại nên có thể chọn lựa. Khổ là dân tỵ nạn, lưu vong nên lại quay về nhạc Việt với những lời thống than vì mất quê hương của người di tản buồn.

    Cuộc đời là dòng sông không trở lại, phương trình cuộc sống có hai ẩn số: không gian và thời gian. Nhưng nếu chúng ta dùng đạo hàm với hàm số ký ức, bơi ngược lại dòng sông ký ức thì sẽ thấy lại những kỷ niệm của những mối tình toả nắng, không trọn vẹn. Những nụ cười, những giọt nước mắt của các đối tượng một thời mà chính mình đã gây ra cho họ.

    Kết thúc các cuộc đả thông tư tưởng, điều tra lý lịch trích ngang trích dọc rồi hát, "Adieu, sois heureuse" có lẻ hơi tàn nhẩn. Dòng nước vẫn chảy dưới chiếc cầu Mirabeau, dòng sông định mệnh vẫn tiếp tục ra khơi dù phải gặp nước mặn.

    Mình đi Seminar rất nhiều nhưng có lẻ có hai Seminar quan trọng nhất: tài chánh mà mình dự định sẽ gửi con mình đi vào tháng 9 này, và về luyện tập kỷ năng của ông Stephen Covey. Hai Seminar này đã giúp mình thay đổi tư duy, và tự sửa đổi, học tập các kỷ năng, thói quen mới để tạo dựng một mái ấm gia đình và cuộc sống cho tương lai.

    Khi cái tôi của chúng ta lớn, sẽ cản trở cái nhìn, viễn kiến về tương lai. Mình nhớ trong cuốn sách "Đắc nhân tâm" ông Dale Carnegie, có kể câu chuyện về một bà vợ, tham gia hội phụ nữ nào đó. Về nhà nghe lời các bà trong Hội phụ nữ đòi quyền sống, hỏi ông chồng nêu rõ 12 cái tật xấu của mình để giúp bà ta sửa đổi, tạo dựng hạnh phúc gia đình. Chiều hôm sau, ông ta đi làm về, ghé tiệm hoa, mua 12 đoá hồng tặng bà vợ, kêu em không có tật xấu nào cả. Bà vợ khóc như mưa. Từ đó, mình không đòi hỏi gì ở đồng chí gái, cứ chấp nhận hiện tại, không muốn thay đổi mụ vợ theo ý mình. Đồng chí gái bắt mình phải như thế này như thế nọ thì nhất trí, chả có gì phàn nàn. Làm vui lòng vợ mình chớ có phải động viên bà hàng xóm nào đâu.

    Sử dụng cuốn Planner do ông Stephen Covey thành lập từ mấy chục năm nay, mình cảm thấy cuộc sống dễ dàng hơn, bao nhiêu dự tính của mình đều hoàn thành. Nay đang tìm cách làm cho cái vườn trồng bơ(*), có lợi nhuận cao và ít tốn thì giờ. Chán Mớ Đời

    Nguyễn Hoàng Sơn
    * "Ông nội" này chỉ trồng có 1,200 gốc cây bơ ở Nam Cali, đúng là nghèo gớm, nhưng kiến thức hiểu biết và kinh nghiệm sống thì khỏi chê!! Có điểu viết bài như nói chuyện "tầm phào" nên khá vất vả để chuyển thành câu văn dể đọc dể hiểu. Nhưng có vẻ như ít có ai thích đọc qua, không lẻ không hợp gu chăng???
    Attached Files
Working...
X