Announcement

Collapse
No announcement yet.

Ghép vi mạch nối não với tủy sống, một người bị liệt 12 năm đã bắt đầu đi đứng trở lại được

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Ghép vi mạch nối não với tủy sống, một người bị liệt 12 năm đã bắt đầu đi đứng trở lại được

    LAUSANNE, Thụy Sĩ

    Ông Gert-Jan Oskam, 40 tuổi, bị liệt sau một tai nạn xe gắn máy 12 năm về trước, có thể một lần nữa trải nghiệm qua cảm giác đi lại nhờ vào kỹ thuật cấy ghép vi mạch nối não với tủy sống, theo CBS News trích dẫn lại cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature hôm thứ Tư, 24/5/2023.

    Nghiên cứu cho biết kỹ thuật vi mạch giao diện não-cột sống (BSI) có thể giữ sự ổn định trong vòng một năm. Điều này sẽ giúp cho ông Oskam đứng, đi, leo cầu thang và đi qua các địa hình phức tạp. Thậm chí khi tắt BSI, ông vẫn có thể phần nào đó kiểm soát được đôi chân của mình.
    Ông Gert-Jan Oskam bắt đầu tập đi sau khi đã bị liệt đến 12 năm. (Hình: Chụp từ màn hình USA Today)

    Mười hai năm trước đây, ông Oskam gặp tai nạn ở Trung Quốc. Ông nghĩ rằng nếu trở về quê nhà ở Hòa Lan, ông có thể được chữa trị. Tuy nhiên ở thời điểm đó, kỹ thuật chưa có tiến triển tối tân đến như vậy.

    Trước đây, ông từng tham gia vào một sự thử nghiệm của ông Grégoire Courtine, chuyên gia thần kinh học tại Viện Kỹ Thuật Quốc Gia Thụy Sĩ. Ông Courtine cũng là một trong các tác giả của cuộc nghiên cứu mới này.

    Vào năm 2018, nhóm của ông Courtine phát hiện ra rằng, kỹ thuật mới này có thể kích thích phần cột sống bên dưới, cho phép những người bị chấn thương cột sống có thể đi đứng lại. Tuy nhiên ba năm sau, cuộc nghiên cứu đã bị chững lại.
    Ông Gert-Jan Oskam có thể tự vịn xe để đứng dậy một mình. (Hình: Chụp từ màn hình USA Today)

    Trong cuộc nghiên cứu mới nhất này, giới khoa học tìm cách khôi phục lại sự kết nối giữa não và tủy sống của ông Oskam bằng một dạng "cây cầu vi mạch kỹ thuật số". Sau 40 buổi để phục hồi chức năng thần kinh trong suốt quá trình nghiên cứu, giờ đây ông có thể đi bộ ít nhất 328 feet (100 mét) hoặc hơn.

    Ông Courtine cho biết ở cuộc nghiên cứu này, điểm mấu chốt là các khoa học gia tìm cách nắm bắt suy nghĩ của ông Oskam, sau đó đem những suy nghĩ này kích thích phần tủy sống để thiết lập lại các sự chuyển động tự nguyện.

    Ở bước tiếp theo, các chuyên gia cho rằng, họ sẽ cố gắng thu nhỏ kích thước của phần cứng được sử dụng để cho chạy kỹ thuật BSI này. Hiện tại, Oskam đựng hệ thống này trong ba lô. Đồng thời họ sẽ thử xem, liệu thiết bị tương tự như vậy có thể giúp phục hồi chuyển động của cánh tay hay không.
    Bà Jocelyne Bloch, bác sĩ chuyên khoa giải phẫu về não, một trong những bác sĩ thực hiện ca mổ nối ghép các thiết bị điện tử vào não và tủy sống cho ông Oskam. (Hình: Chụp từ màn hình USA Today)

    Vào những thập niên gần đây, giới khoa học có đưa ra giới thiệu được một số phương pháp cải tiến trong cách chữa trị chấn thương ở cột sống. Chẳng hạn một cuộc nghiên cứu trên tạp chí Nature hồi tháng Hai năm nay đã chỉ ra rằng, sử dụng xung điện có mục tiêu truyền đến cột sống có thể giúp cải thiện các vận động của cánh tay và bàn tay sau khi bị đột quỵ.

    Qua nghiên cứu kỹ thuật mới đang áp dụng trên người ông Oskam, các chuyên gia tin rằng, trong tương lai không xa, họ có thể áp dụng kỹ thuật tương tự để khôi phục sự chuyển động của cánh tay và bàn tay. Đồng thời theo thời gian và nếu có đủ nguồn lực, họ có thể tiến đến việc giúp phục hồi sư vận động cho các bệnh nhân bị liệt do đột quỵ.
    Attached Files
Working...
X