Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Tích đức thay vì tích của

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Tích đức thay vì tích của

    Hôm qua, chạy xuống Bolsa cắt tóc, vợ chồng anh bạn, từ Bel Air xuống Bolsa chơi, nhắn tin mời ăn cơm. Gọi vợ nhưng cô nàng đang zumba, không trả lời. Ngồi nói chuyện, hai vợ chồng kêu cuộc đời mình khá lý thú, không giống ai, mình nên viết kể lại cho thiên hạ đọc chơi. Mình thấy không có gì đặc biệt. Từ ngày rời Việt Nam, du học bên Tây thì cuộc đời cứ 3 down 7 up. Đang là công dân Việt Nam Cộng Hoà, bổng 5 tháng sau, trở thành kẻ vô tổ quốc. Rồi xin tỵ nạn đến vào quốc tịch Tây, Cộng Đồng Âu Châu rồi công dân Hoa Kỳ.

    Tốt nghiệp xong, phải lo kiếm vợ nên giang hồ từ Tây qua Ý Đại Lợi, rồi lết qua Thuỵ Sĩ rồi bò qua Anh quốc, lội bơi qua Hoa Kỳ cho đến khi phát hiện ra mối tình hữu nghị của đồng chí gái thì dọn về Cali, mới yên bề gia thất. Cũng phải 5 lần đổi nhà từ ngày lên "xe bông". Vài năm nữa chắc cũng phải kiếm cái nhà nào một tầng để khỏi phải leo lầu, ở tới khi hát Khúc Thuỵ Du.

    Mình đang kiếm một căn nhà 1 tầng, nở hậu mà người ta gọi là đầu chuột đít voi ở vùng quận Cam. Bác nào thấy thì chỉ cho em với. Cảm ơn trước.

    Hai vợ chồng này là đại gia từ Ukraine qua Hoa Kỳ, theo diện EB5. Anh chồng, du học sinh Liên Xô rồi ở lại khi Liên Xô bị sụp đổ. Nói như Hà Nội là hạt giống đỏ, con cháu cán bộ lớn, nhưng nay lại tuyên bố không về Việt Nam. Nghe kể có dạo, có trên 70 du học sinh ở khối Liên Xô không chịu về khiến bố mẹ ở Hà Nội chới với. Nhờ họ ở lại Liên Xô sau khi khối này bị sụp đổ nên có một số bung ra làm ăn khá, trở thành đại gia, rồi chuồn qua xứ tư bản giãy chết, hạ cánh an toàn. Họ thành đạt ở hải ngoại, không nhờ vào đảng và nhà nước. Khác với những người thành đạt từ Việt Nam, hạ cánh an toàn tại Hoa Kỳ. Có du học sinh từ Liên Xô về Việt Nam, nhờ quen biết của gia đình, rất thành công, nổi tiếng, báo chí nói đến hàng ngày.

    Làm ăn buôn bán rất khá ở Ukraine và Nga. Hệ thống chính quyền vẫn tiếp tục như dưới thời Sô Viết, không thay đổi. Dân bản địa bị huấn luyện nhồi nhét sống theo đời sống xã hội chủ nghĩa, từ khi sinh ra, mọi việc đều có nhà nước lo hết nên khi chế độ đã thay đổi, đa số họ không biết buôn bán, làm ăn, chỉ quen làm công chức. Người Việt sinh sống tại Nga hay Ukraine, được xem là công dân hạng hai, ba chi đó nên chỉ biết làm ăn, buôn bán. Phi thương bất phú. Mình biết một gia đình du học tại Nga, làm ăn khá nhưng không được vào quốc tịch Nga, nay con cái du học qua Hoa Kỳ, tìm cách ở lại sau khi tốt nghiệp, còn họ thì trở về Việt Nam, nghỉ hưu.

    Ngược lại ở Việt Nam, sau 75 thì các gia đình khá trước đây ở Sàigòn, khổ quá, phải lăn ra chợ kiếm ăn, ai nấy đều biết buôn bán. Đó là điểm mừng cho Việt Nam, đã học được bài "phi thương bất phú". Người Tàu họ khôn lắm, cứ dạy người Việt là sĩ nông công thương nhưng dạy dân họ làm "phi thương bất phú", để kinh tế Việt Nam lọt vào tay người Tàu.

    Năm 2014, Putin đánh Ukraine, chiếm sơ sơ nên họ tìm đường qua Hoa Kỳ, vào quốc tịch. Cơ sở làm ăn vẫn còn ở Ukraine nhưng nay có chiến tranh nên không về được. Hình như anh ta có về năm ngoái, có rủ mình đi theo nhưng mình đi leo KIlimanjaro nên hẹn để khi khác. Trong chuyến đi có mấy người của đài Little Sàigòn Network. Nghe nói rất cảm động, người Việt tại Bolsa hưởng ứng, hiểu rõ hoàn cảnh của người Việt tại Ukraine, lá lành đùm lá rách nên có giúp đỡ hiện kim, không gọi nhau "bò vàng" hay "bò đỏ" gì cả, chỉ nhìn nhau là người Việt. Lửa Việt có gửi máy sưởi cho người Việt tại đó vì mùa đông giá lạnh, cũng như người dân Ukraine mà mình có kể hồi năm ngoái.

    Theo mình hiểu thì nhóm người Mỹ gốc Việt đến Hoa Kỳ, từ Liên Xô cũ khá đông, đều đại gia cả theo diện EB5. Nói chuyện với họ, tuy xuất thân từ chế độ Hà Nội, hạt giống đỏ nhưng ra hải ngoại thì họ có cái nhìn không thiển cận như trong nước. Điểm mốc là năm 2014, khi Putin đánh chiếm vài tỉnh của Ukraine nên mấy người này, có chút tài sản là chạy qua Hoa Kỳ, có người đem theo vợ Ukraine, nói tiếng Việt như Tây. Thay vì chạy về Việt Nam, quê hương là chùm khế ngọt.

    Có lần mình hỏi một anh sang từ Nga, có công ty sản xuất xì dầu, có đến đâu 600 nhân viên, sao không chịu khuếch trương thêm, anh ta bảo, mình người Việt chỉ làm nhỏ thôi. Nếu làm lớn quá, chúng kêu cái này là của anh nhé là xong đời. Kêu trốn thuế, đi tù, chúng lấy hết. Anh ta nói, không tin Cộng sản và hay cựu Cộng sản thì nên chuyển qua sống ở Hoa Kỳ cho chắc ăn.

    Đây cuốn sách do anh bạn Chử Nhị Anh, thiết kế, lựa chọn 100 bài tiêu biểu của mình, phân loại nhiều tiết mục từ ngày rời Việt Nam năm 1974. Trên Amazon.com

    Mình có ăn cơm vài lần tại nhà họ, gặp toàn các đại gia từ thời Liên Xô cũ, có người ở Đông Âu sang chơi. Chỉ có mình và một anh bạn khác thuộc con cháu nguỵ quân nguỵ quyền. Nói chuyện thì không có gì phải ái ngại cả. Họ sinh ra tại Hà Nội, lớn lên ở Liên Xô nên hiểu rõ chế độ từ trong ra ngoài. Nay họ nhìn Hà Nội như nhà văn Dương Thu Hương. Họ giải thích rõ ràng hơn là người đi từ miền Nam, chỉ hiểu có một phần người Cộng sản.

    Qua cuộc chiến ở Ukraine, mình nghe kể là cha con từ bỏ nhau. Lý do là con cháu ở Ukraine thì chống Putin, còn bố, với 72 năm tuổi đảng thì tôn thờ Putin, Nga sô "thiên đường mù". Putin cho dội bom nơi con cháu ở Ukraine, tại Hà Nội bố mẹ và ông bà vổ tay reo mừng chiến tranh như Mậu Thân, Quảng Trị, họ pháo kích người dân vô tội để khủng bố. Chán Mớ Đời

    Bổng nhiên câu chuyện chuyển qua đề tài tích đức thay vì tích của. Nay hai vợ chồng chả muốn làm ăn gì thêm, không muốn tích của nữa, chỉ thích tích đức. Tham gia các công tác thiện nguyện y tế về Việt Nam, giúp người nghèo.

    Mình nhớ có lần ông hội trưởng gia đình Phật tử ở Connecticut, nói với mình là "có đức mặc sức mà ăn" khiến mình hơi bị đứng hình. Ông ta còn bồi thêm là Trời Phật cho chúng ta một cái cốc, tuỳ người được cái cốc lớn hay bé. Nếu chúng ta vặn nước, khi nước đầy thì sẽ tràn ra. Dạo ấy, mình được hội Phật tử Connecticut, nhờ vẽ xây cái chùa. Họ mua được miếng đất 10 mẫu trên đồi cao, rất đẹp. Mình vẽ theo Bát Chính Đạo, Tứ Diệu Đế đủ trò. Ông ta có cô con gái rất đẹp nhưng mới vào đại học, mình tính gửi gạo nhưng ông ta cá độ mình với cô cháu, dược sĩ ở Florida. Mình có gặp một lần nhưng thấy Florida xa quá. Mình thích ở New York nên chúc cô nàng may mắn.

    Ông ta kể với mình về một cặp gia đình, có công với gia đình Phật tử tại đây. Bà vợ có tặng mình cuốn sách nấu ăn Việt Nam, do bà ta dạy và một người Mỹ viết. Có con gái rất đẹp, học trường Yale, nhưng hơi trẻ với mình nên chỉ đi chơi một vài lần rồi mình nghe bố mẹ ly dị nên chạy làng luôn.

    Ông bố kể về cuộc di tản của gia đình ông ta. Ông ta là phi công nên trước ngày 30/4, ông ta gọi điện về nhà, kêu chuẩn bị đồ đạc, ông ta về bốc mấy mẹ con đi. Bà vợ, con nhà giàu, lấy chồng chả biết làm gì, đi học nấu ăn với bà Quốc Việt. Trong lúc quýnh lên, bà ta không biết lấy gì đem theo với mấy người con. Thấy trên bàn có mấy cuốn sổ bà ta ghi khi đi học bà Quốc Việt, và sách dạy nấu ăn nên bỏ vào túi xách nhỏ rồi ôm con chạy.

    Ra phi trường, ông ta bay máy bay, chở vợ con qua Thái Lan. Xuống phi trường Thái Lan, ông ta nói bà vợ đưa áo quần dân sự bận vì đang mặc đồ bay. Bà vợ nhìn ông ta như bò đội nón, ông ta mở xách ra, chỉ thấy toàn là sách nấu ăn nên chửi thề, đòi quăng vô thùng rác. Bà ta không chịu, nói chỉ còn chút gì quê hương để mang theo.

    Sang Hoa Kỳ, được một nhà thờ ở Connecticut bảo trợ. Họ tử tế với gia đình ông ta nên bà vợ mới kêu, mời mấy gia đình bảo trợ ăn cơm Việt Nam. Cứ mỗi tuần, ông bà mời một gia đình của nhà thờ ăn. Họ khen nức nở. Có một gia đình quen với một đầu bếp Tây ở New York tên gì quên rồi, Papin thì phải. Ông đầu bếp Tây có nghe nói về thức ăn Việt Nam nên liên lạc muốn gặp bà ta để thử. Hai vợ chồng nấu ăn cho ông Tây ăn. Ông Tây khen ngon và đề nghị bà ta viết cuốn sách về các món ăn Việt Nam. Xem như cuốn sách đầu tiên viết về món ăn Việt Nam tại Hoa Kỳ vào dạo đó. Nay thì loạn, mất công đọc. Lên du tu be là xong.

    Viết sách xong thì phải đi quảng cáo trên truyền hình, tiệm sách. Họ trả bà ta $50,000 dạo ấy, nhưng phải đi vòng vòng khắp nước Mỹ để quảng cáo trên truyền hình. Đi được mấy tuần, ăn ở khách sạn, ớn quá, bà ta nhớ chồng con nên về nhà. Lấy số tiền mở nhà hàng tại Connecticut, ở ngay khu nhà giàu nên làm ăn khá lên. Vài năm sau mua luôn khu phố, trở thành triệu phú.

    Vấn đề là làm ăn khá nhưng khi xuống vùng người Việt tại Hoa Thịnh Đốn thì thấy chỉ có nhà hàng Tàu để làm tiệc cưới. Ông bà này mới đột phá tư duy, mở một nhà hàng to đùng để hốt các tiệc cưới của người Việt tại đây. Được cái là bà vợ rất đẹp nên khi bà ta xuống Hoa Thịnh Đốn lo nhà hàng, ông chồng coi nhà hàng ở Connecticut thì có tên nào đến dê bà vợ, dẫn đi ghế đá công viên, chim về núi Nhạn. Cuối cùng, bà vợ kêu anh còn nợ em, chim về núi Connecticut, ghế đá công viên, ly dị. Ông chồng muốn cá độ mình với cô con gái mà nghe bố mẹ ly dị nên mình chạy mất dép luôn. Cho thấy ông Trời cho mình chừng nào thì hãy nhận, đừng cố đỗ thêm nước vào vì sẽ bị tràn ra và làm hư cái khăn bàn, mất công giặt giũ. Hai ông bà này cúng cho chùa nhiều, trên nguyên tắc là tích đức nhưng sao lại ly dị? Đó là câu hỏi của mình từ mấy chục năm nay. Có phải ông Trời cho cái cốc vừa vừa triệu phú nhưng vì họ tham quá nên làm bể cái cốc luôn.


    Ông hội trưởng dạy mình về cái cốc và có đức thì mặc sức mà ăn nên cứ vẽ chùa đến khi lấy vợ thì hết. Có dạo 1 ông thầy chùa gặp mình ở Connecticut, khi đặt viên đá đầu tiên, réo mình giúp xây chùa. Mình trốn nhưng sau này, gặp lại ở đám ma bố vợ, ông ta mừng quá, kêu đừng chạy đi đâu hết. Ông ta xây chùa nhưng thầu khoán người Việt, sợ lỗ nên đã bỏ chạy. Mình phải đem thợ đến làm cho xong. Đúng dịp lễ Phật Đản. Thầy mừng quá, kêu Vu Lan thì được $120,000 của bá tánh, Tết thì nhiều hơn đâu $150,000 nhưng mình cũng chạy luôn từ đó đến nay. Một năm nội hai cái lễ này đã giúp thầy có gần $300,000 cách đây gần 20 năm, không phải đóng thuế.

    Dạo này, mình đang kiếm thợ để thực hiện cái sân cho nhà dòng Don Bosco trên Rosemead. Thợ dạo này, bận nên cứ hẹn hoài sao chẳng thấy đến. Hi vọng sẽ thực hiện cho xong dự án của nhà dòng, do anh bạn linh mục có ý tưởng, nay đã qua đời. Xem như mình tiếp tục làm giúp cho anh ta.

    Có lẻ vợ chồng anh bạn đã cảm nhận được cái ly của họ đã tràn ra nên không còn muốn tích của gì nữa. Nếu vậy thì cái ly của họ khá bự, mình chỉ cần 1/10 của họ là đủ thở.

    Vấn đề là làm sao mà biết được cái ly đã đầy. Có thể càng tích đức thì cái cốc của mình càng to ra? Vợ chồng chủ nhà hàng ở Connecticut, cúng bái cho chùa rất nhiều để xây chùa nhưng lại bị đổ vở. Không ai biết. Cái chùa này cũng lạ lắm. Xây chùa đủ trò rồi một hôm mình đến chùa, không thấy thầy trụ trì đâu nên hỏi. Họ kêu thầy nói thầy có lỗi với đạo. Chắc dê bà nào nên cả hai ôm gói đi mất tiêu. Chán Mớ Đời

    Nếu chúng ta tích đức để lại cho con cháu thì tại sao con cháu có đứa khá, lại có đứa bị bầm dập? Người ta lý giải là con cháu cần phải tự tích đức, tạo đức cho chính chúng thì mới khá được. Còn ngồi mà nhận đức của ông bà bố mẹ để lại là hơi mệt.

    Điển hình là ngay trong gia đình, anh em cùng cha cùng mẹ, nhưng lại có người te tua, có người khá. Đều được cha mẹ dạy như nhau, cha mẹ chia phần đức đều hết cho mọi người. Suy ra, chúng ta không thể dựa vào cha mẹ mà phải phấn đấu tạo thêm đức cho mình, như giúp đỡ người khác, đừng nên gian ác,.. cha mẹ chiết cành của cây đức của mình, chia lại cho con cháu. Con cháu phải chịu khó bón phân, tưới, cắt tỉa mọi nhánh xấu thì từ từ cây mới lớn lên, đâm hoa, có trái. Nếu người con nhận cây đức của bố mẹ mà lười tưới, chăm sóc cây thì cây sẽ chết. Đừng có nên đổi lỗi cho bố mẹ.

    Tuần trước, mình có Make offer, mua một chung cư của 9 anh em người Việt, do bố mẹ để lại. Họ bán không được và không muốn xuống giá nên bắt đầu gây gỗ, anh em đòi thưa kiện nhau ra toà. Cho thấy tích của cải cho con cháu chưa chắc là cái tốt mà tích đức là làm cái gì mình chưa biết. Bác nào biết thì cho em xin. Cảm ơn trước.

    Người Mỹ có câu, "What you give comes back to you ten-fold", đại khái, "Những gì chúng ta cho đi, sẽ đem lại cho chúng ta gấp 10 lần". Cho đây là với cái ý là không cầu cạnh gì cả. Đừng vào nhà thờ hay chùa mà cúng rồi xin Chúa hay Phật cho con trúng số đề. (Còn tiếp)

    Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen
    Nguyễn Hoàng Sơn tự truyện
    Attached Files
Working...
X