Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Nhôm: Chất gây độc cho não có mặt ở khắp nơi & Cách thức thải độc nhôm

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Nhôm: Chất gây độc cho não có mặt ở khắp nơi & Cách thức thải độc nhôm

    Bạn cảm thấy bị lú lẫn, yếu ớt, hay suy giảm trí nhớ và thiếu tập trung?
    Bạn có thể đang bị ngộ độc nhôm.

    Nhôm là một kim loại có mặt khắp nơi, không chỉ được tìm thấy trong dụng cụ nấu ăn bằng nhôm, như hầu hết mọi người đã biết, mà còn có mặt trong rau củ, nước uống, thịt, thậm chí cả nguồn nước và thuốc men. Nhôm cũng tích tụ lại trong các bộ phận nội tang động vật và người, đặc biệt là ở não.

    Nhôm có mặt khắp nơi
    Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ ba trong thiên nhiên, sau ôxy và silicon và là nguyên tố kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất.

    Nhôm có tính phản ứng và hòa tan cao. Tìm thấy trong không khí, đất, nước và thực vật hấp thụ nước, bao gồm cả các loại rau củ thông thường. Do đó, nó cũng có mặt trong thịt của các loài động vật ăn cỏ.

    Rau spinach, trà, một số loại thảo mộc và gia vị có hàm lượng nhôm tự nhiên cao.

    Một số loài thực vật phát triển tươi tốt nhờ có chất nhôm. Ví dụ, cây chè dựa vào nhôm như một chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển lớn mạnh. Nơi tích trữ nhôm trong thực vật ảnh hưởng đến liều lượng nhôm mà chúng ta hấp thụ vào. Ví dụ, rau spinach và trà có xu hướng tích lủy nhôm trong lá.

    Trong các loại sản phẩm nhân tạo, đâu đâu cũng thấy có dấu vết của chất nhôm.

    Nhôm dạng bọc gói và đóng gói đặc biệt được ưa chuộng trong sản xuất, vì dễ uốn, dẫn nhiệt và điện.

    Nhôm có mặt trong các dụng cụ nấu ăn như màng nhôm lá mỏng và chảo nhôm. Vì nhôm hòa tan dễ dàng hơn trong dung dịch acid, khi màng nhôm được nấu với các sản phẩm có tính axit như cà chua, có thể tạo ra hàm lượng nhôm cao hơn trong thực phẩm.

    Nhôm kích thích hệ thống miễn dịch, gây độc và kích thích các tế bào miễn dịch cụ thể, tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn. Do đó, nhôm được thêm vào một số loại vaccine như chất hỗ trợ để tăng cường mức hiệu quả.

    Vaccine có chứa nhôm bao gồm vaccine viêm gan A và B, vaccine bạch hầu-uốn ván, sởi, quai bị, sởi Đức, rubella, thủy đậu, rotavirus, và trong nhiều loại vaccine khác nữa.

    Sự hiện diện của phân tử nhôm có thể khiến cho vaccine sẽ phóng thích ra nhiều hơn và thậm chí nhôm còn có tính trung hòa acid. Do đó, nhôm cũng được tìm thấy trong các sản phẩm dược phẩm phổ biến như aspirin, thuốc kháng acid, chất kết dính phosphate (phosphate binders) và dịch thẩm thấu

    Trong các loại mỹ phẩm, nhôm có trong khoáng chất kem chống nắng để ngăn ngừa mất titanium, hóa chất giúp da chống lại ánh nắng mặt trời. Nhôm cũng có mặt trong nhiều nhãn hiệu trang điểm nổi tiếng, được dùng làm chất chống mồ hôi trong chất khử mùi và cũng được thêm vào các loại kem dưỡng da mặt và dưỡng cơ thể dạng nhũ hoá.
    Nhôm, đặc biệt là chất nhôm trong sản phẩm chống mồ hôi thương mại, (loại thuốc lăn nách có chứa muối khoáng nhôm ngăn cơ thể không tiết ra mồ hôi) cũng có thể là một yếu tố quan trọng trong bệnh ung thư vú. (Ảnh: wavebreakmedia/Shutterstock)

    Nhôm tổng hợp cũng được sử dụng rộng rãi trong các thực phẩm chế biến. Nó là chất tạo ra bọt trong muối nở và chất nhũ hóa trong nhiều loại phô mai chế biến.

    Theo Cơ quan Đăng ký Chất độc và Bệnh tật, một người khỏe mạnh có thể chịu đựng được từ 5 đến 10 miligram nhôm trên mỗi kg cân nặng.

    Vaccine thường chứa không quá 0.85 mg nhôm/liều và một số cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ thể loại bỏ ra hầu hết chất kim loại này.

    Tuy nhiên, khi bạn sử dụng nhiều loại sản phẩm có chứa nhôm, hàm lượng nhôm mà bạn phơi nhiễm có thể vượt quá khả năng bài tiết của cơ thể, khi đó nhôm có thể tích tụ lại và các triệu chứng bị nhiễm độc bắt đầu sẽ biểu hiện ra.

    Cơ thể con người chúng ta không sử dụng đến chất nhôm. Nhôm thực sự làm xáo trộn và cản trở dòng chảy tự nhiên trong cơ thể.

    Nhôm và bệnh Alzheimer
    Năm 1965, giả thuyết cho rằng chất nhôm góp phần gây ra bệnh Alzheimer được khởi xướng bởi một cuộc nghiên cứu y khoa của Ba Lan.

    Giả thuyết cho rằng Alzheimer là bệnh của tuổi già vì người càng lớn tuổi, khi tiếp xúc với nhôm càng nhiều thì số lượng nhôm sẽ tích lũy càng nhiều trong cơ thể.

    Ba khoa học gia đã phát hiện ra rằng, việc chích nhôm vào não chuột khiến cho các sợi trong tế bào thần kinh của chúng bị thoái hóa và hình thành các cấu trúc giống như cấu trúc thường thấy ở bệnh nhân bị mắc bệnh Alzheimer.

    Một cuộc nghiên cứu khác vào năm 1973 đã thu thập các mẫu não của những bệnh nhân Alzheimer đã tử vong. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng nhôm trong não của những bệnh nhân này cao hơn so với những bệnh nhân tử vong vì các căn bệnh khác.
    Các mảng amyloid hình thành giữa các tế bào thần kinh. (Ảnh: Shutterstock)

    Sự kiện ô nhiểm nhôm ở Camelford
    Vào tháng 07/1988, 20 tấn nhôm sulfate vô tình được thải vào bể chứa nước uống cung cấp cho thị trấn Camelford, Anh quốc. Sự kiện này đã làm gia tăng nồng độ nhôm trong nước uống lên gấp hơn 500 lần so với mức giới hạn cho phép, và kết quả là có đến 20,000 người đã tiếp xúc với nồng độ nhôm rất cao từ nguồn nước của họ.

    Chính phủ Vương quốc Anh đã theo dõi dân số trong nhiều năm, dự định tiến hành cho điều tra các tác động sức khỏe của vấn đề bị ô nhiễm nước. Chính phủ sau đó kết luận rằng, không có bằng chứng nào liên quan đến vụ tai nạn Camelford năm 1988 với những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe sau này.

    Tuy nhiên, vài cuộc nghiên cứu được công bố vài năm sau đó đã mô tả sự suy giảm nhận thức và thần kinh của một số người dân trong thị trấn này.

    Một ví dụ kể về một người đàn ông 49 tuổi bắt đầu bị mất trí nhớ sáu năm sau vụ tai nạn. Các vấn đề về trí nhớ của ông ấy trở nên tồi tệ hơn sau 5 năm cùng với chứng khó đọc, bị ảo giác và giật mình. Ông đã qua đời ở tuổi 69. Phân tích khám nghiệm tử thi cho thấy ông mắc vô số bệnh thoái hóa thần kinh, bao gồm cả bệnh Alzheimer và nồng độ nhôm cao cũng được tìm thấy ở vùng phía sau của não bộ.

    Nhôm là một chất độc thần kinh
    Nhôm chủ yếu ở dạng hợp chất như nhôm hydroxide và nhôm citrate, chứ không phải là kim loại nguyên chất.
    Khi nhôm ở trong các hợp chất này, kim loại có điện tích cộng 3 có tính: phản ứng cao, ôxy hóa cao và có khả năng phá hủy.

    Trong hệ thống thần kinh trung ương, nhôm kích hoạt các gene làm suy giảm năng lượng và hoạt động của thần kinh, gia tăng sự viêm nhiễm, gia tăng sự rối loạn chức năng thần kinh và thậm chí gây ra tử vong.

    Nhôm cũng làm giảm sự phát triển tế bào thần kinh và có thể đẩy nhanh quá trình hình thành protein tau thường thấy trong căn bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.

    Nhôm có thể phản ứng với lipid hình thành rào chắn của tế bào khiến cho lipid bị thoái hóa. Những tế bào này sau đó mất đi ranh giới của chúng và trở nên căng thẳng, bị viêm và có khả năng bị chết đi. Điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu về tế bào não của chuột cũng như của con người.

    Nhôm cũng gây ra những thay đổi đối với DNA của con người, khiến cho các tế bào này dễ bị ung thư.

    Hơn nữa, nhôm đã được chứng minh là gây ra viêm thần kinh bằng cách tiêu diệt và kích thích tế bào hình sao. Đây là những "người vệ sinh dọn dẹp bộ não", dọn dẹp các mảnh vụn và tế bào thần kinh đã hết. Tuy nhiên, khi hoạt động quá mức, chúng bắt đầu sẽ phá hủy các tế bào thần kinh.

    Không có gì ngạc nhiên khi việc tiếp xúc với nhôm có liên quan đến mất trí nhớ và bị suy giảm nhận thức.

    Nhôm có liên quan chặt chẽ với chứng bị sa sút trí tuệ và viêm não (viêm dây thần kinh) do độc tính nhôm từ quá trình lọc máu ở bệnh nhân suy thận.

    Nhiều cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với nhôm với các bệnh thoái hóa thần kinh khác như bệnh Parkinson với các triệu chứng bị run rẩy tay chân, và vận động khó khăn và bệnh xơ cứng teo cơ bên, mặc dù các kết quả trong cuộc nghiên cứu vẫn còn nhiều điểm mâu thuẫn và bất đồng.


    Các triệu chứng của "chứng bị sa sút trí tuệ rất sớm" bao gồm hay quên, mất bình tĩnh vì người bệnh không nhận ra có vấn đề, đồng thời không muốn được chẩn đoán và điều trị. (Ảnh: Shutterstock)

    Triệu chứng nhiễm độc nhôm và sự chẩn đoán
    Các dấu hiệu về thần kinh phổ biến của việc bị ngộ độc nhôm bao gồm nhận thức lầm lẫn, co giật, yếu cơ và các vấn đề khác về giọng nói. Ở trẻ em, bị nhiễm độc nhôm còn biêu hiện ra triệu chứng mức tăng trưởng chậm.

    Trong những trường hợp tệ hại khác, những người ở lứa tuổi trung niên đã báo cáo về tình trạng bị sương mù não và các triệu chứng giống như chứng bị sa sút trí tuệ, vốn được coi là bất thường đối với nhóm tuổi này.

    Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng thường gặp trên nhiều căn bệnh khác. Bác sĩ nội khoa tổng hợp, tiến sĩ Ana Mihalcea nói với giới truyền thông rằng các bác sĩ có thể khó chẩn đoán chính xác về việc bị nhiễm độc nhôm.

    Mihalcea cho biết: "Một trong những vấn đề với kim loại nặng là chúng có tác dụng hiệp đồng, độc hại. Chúng ta không chỉ tiếp xúc với nhôm, chúng ta còn tiếp xúc với chì, thạch tín (arsenic), cadmium, tất cả những thứ độc hại khác".
    "Nếu sau đó bạn lại nhận được một liều lượng lớn hơn và nhiều hơn trong cơ thể, thì mức độc tính sẽ càng tăng cao".


    Mihalcea nói rằng, có nhiều bệnh nhân của bà có biểu hiện ra một dạng nhiễm độc kim loại cao trong chỉ số kết quả qua việc xét nghiệm trong máu nói chung.

    Trên thực tế, các kim loại độc hại như thạch tín (arsenic) và chì vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong đất và nước. Một số đường ống nước được sử dụng ở Hoa Kỳ vẫn được làm bằng chì và những ngôi nhà được xây dựng trước những năm 1970 cũng có thể sử dụng loại sơn có chất chì.

    Vì chì và nhôm đều là chất độc hại đến thần kinh nên hai kim loại xấu này có thể phối hợp với nhau để làm cho trầm trọng thêm sự tác động của nhau.

    Thải độc nhôm bằng cách nào?
    Một lựa chọn điều trị phổ biến đối với ngộ độc nhôm là liệu pháp chelation. Bệnh nhân được cho dùng thuốc, dưới hình thức là thuốc viên hoặc thuốc truyền qua tĩnh mạch. Thuốc này sẽ tìm cách kết dính với các kim loại độc hại có trong cơ thể. Thuốc và kim loại sau đó được bài tiết qua nước tiểu.

    Liệu pháp chelation đi kèm với một số tác dụng phụ, bao gồm nóng rát tại chỗ tiêm, buồn nôn, nhức đầu và sốt.

    chelation cũng có thể được sử dụng để loại bỏ các khoáng chất thiết yếu đạt đến mức độc hại, nên liệu pháp chelation cũng có thể làm giảm các khoáng chất có lợi.

    Một số thực phẩm trong chế độ ăn kiêng có thể là chất chelation tự nhiên, bao gồm các loại rau có chứa lưu huỳnh như bông cải xanh và tỏi. Củ nghệ cũng được cho là có chứa các đặc tính chelation tự nhiên.

    - Chất xơ không hòa tan như cám lúa mì, raungũ cốc nguyên hạt cũng có thể loại bỏ các kim loại độc hại, vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ tiêu thụ chất xơ không hòa tan càng cao thì mức độ kim loại độc hại trong máu sẽ càng thấp đi.

    - Uống nước khoáng giàu silica cũng là một cách khác để loại bỏ nhôm ra khỏi cơ thể.
    Silica trong thực vật như cỏ đuôi ngựa có thể rất hữu ích trong việc loại bỏ nhôm. (Ảnh: Chamille White/Shutterstock)
    Mặc dù khó có thể tránh được chất nhôm và nhiều kim loại độc hại khác, nhưng mọi người có thể cố gắng giảm đi mức độ phơi nhiễm tổng quát bằng cách thực hiện các bước nói trên để né tránh các sản phẩm có chứa nhôm và chọn sử dụng loại không có nhôm.

    - Uống các thuốc bổ như vitamin A, C và D để hỗ trợ cho hệ thống vi sinh vật đường ruột cũng có thể có hữu ích tốt.
    Ruột đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại kim loại trong thực phẩm và thức uống, do đó khi hỗ trợ cho sức khỏe cho đường ruột cũng sẽ giúp cho cơ thể đào thải các kim loại độc hại ra ngoài.

    ST
    Attached Files
Working...
X