Announcement

Collapse
No announcement yet.

2 đặc điểm về tính cách có nguy cơ cao gây ra bệnh Alzheimer

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    2 đặc điểm về tính cách có nguy cơ cao gây ra bệnh Alzheimer

    Khoa học ở thời nay vẫn chưa có sự kiên thức hiểu biết đầy đủ về nguyên nhân của bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, những sự phát hiện gần đây đã xác nhận về mối liên đới giữa tính cách với loại bệnh lý thần kinh này, trong đó một số đặc điểm về tính cách có thể tạo ra nguy cơ cao bị bệnh Alzheimer.

    Cuộc nghiên cứu này được thực hiện bởi bác sĩ Terracciano và các cộng sự cho thấy, những người có tâm lý bất ổn cao (neuroticism) hơn và ít có tận tâm (conscientiousness) hơn sẽ có số lượng protein amyloidtau cao hơn trong não. Đây là hai loại protein độc hại với não có ảnh hưởng đến quá trình diển tiến của bệnh Alzheimer, vốn là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 5 ở những người từ 65 tuổi trở lên.

    Những sự thay đổi này hình thành ra bởi các hành vi và cảm xúc, giờ đây có thể được đánh giá ở những người còn sống nhờ vào những tiến bộ về khoa học kỹ thuật.

    Bài viết dưới đây sẽ thảo luận về bằng chứng cho thấy cách thức mà vấn đề nhận thức sẽ dẫn đến sự tiến triển của bệnh cùng với các tác động tích cực của phương pháp ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin và tập thể dục, giúp củng cố phương pháp tiếp cận toàn diện để phòng ngừa căn bệnh Alzheimer.

    Bệnh Alzheimer có liên đới đến đặc điểm về tính cách
    Khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để thấu hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer (AD) đã có ảnh hưởng đến 5,8 triệu người Mỹ từ 65 tuổi trở lên. Nhóm các khoa học gia người Ý đã công bố một bản phân tích tổng hợp vào năm 2018 cho thấy đặc điểm về tính cách có liên đới đáng kể đến việc chẩn đoán về AD.

    Các kết quả này dựa trên mười cuộc nghiên cứu khác nhau, cho thấy bệnh nhân bị AD có mức độ tâm lý bất ổn cao hơn đáng kể, trong khi ít có sự cởi mở và hướng ngoại hơn. Tính cách được đánh giá bằng phương pháp tự đánh giá hoặc do người cung cấp thông tin tự đánh giá. Những sự phát hiện trong bản phân tích tổng hợp này đã gián tiếp hỗ trợ ý tưởng cho rằng, những người có những đặc điểm tính cách cụ thể trước thời kỳ phát bệnh có thể là dấu hiệu nhận biết về bệnh AD.

    Những sự phát hiện của bản phân tích tổng hợp trên đã được xác nhận trong một nghiên cứu gần đây, có tên Personality Associations With Amyloid and Tau: Results From the Baltimore Longitudinal Study of Aging and Meta-analysis (Tạm dịch: Mối liên quan giữa tính cách với Amyloid và Tau: Kết quả từ Phân tích tổng hợp và Nghiên cứu dọc của Baltimore về quá trình lão hóa.) Giáo sư Antonio Terracciano đến từ Khoa Lão khoa tại Cao đẳng Y khoa thuộc Đại học tiểu bang Florida và nhóm của ông đã tập trung vào hai đặc điểm về tính cách tương tự có liên đới đến chứng sa sút trí tuệ: tâm lý bất ổntính tận tâm, và những sự thay đổi về bệnh lý kèm theo trong bộ não.


    (Minh họa)

    Những sự phát hiện của cuộc nghiên cứu nói trên là sự kết hợp giữa kết quả từ Nghiên cứu dọc của Baltimore về quá trình lão hóa (Baltimore Longitudinal Study of Aging – BLSA) và kết quả từ hai bản phân tích tổng hợp.

    Trong BLSA, những người tham gia không bị sa sút trí tuệ đã được chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) amyloid và tau và hoàn thành trắc nghiệm về nhân cách (Revised NEO Personality Inventory). Kết quả cho thấy tâm lý bất ổn có liên đới đến sự gia tăng tích lũy amyloid ở vỏ não, trong khi những người có tính cách tận tâm sẽ tích tụ amyloid ít hơn. Kết quả với tau trong vỏ não nội khứu cũng tương tự.

    Hai bản phân tích tổng hợp được thực hiện trong cuộc nghiên cứu cũng có kết quả tương tự: những người tham gia có điểm số tâm lý bất ổn cao hơn và tính cách tận tâm thấp hơn sự lắng đọng amyloid và tau nhiều hơn.

    Kết luận tổng quát cho thấy các đặc điểm về tính cách có thể góp phần vào sự lắng đọng của amyloid và tau, hai loại protein chịu trách nhiệm cho các mảng và đám rối xuất hiện trong bộ não ở những người bị AD.

    Những nghiên cứu trên ủng hộ ý tưởng về việc thực hiện hành vi và giải pháp tự nhận thức như kiểm soát căng thẳng và tích cực hoạt động thể chất cùng các thay đổi lối sống tích cực khác có thể làm giảm bớt tâm lý bất ổn và gia tăng tính cách tận tâm, từ đó làm giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ.

    Thực phẩm tốt và lối sống lành mạnh sẽ giúp cho bộ não khỏe mạnh
    Alzheimer
    là một bệnh có sự tiến triển chậm và không thể phục hồi, khởi phát sinh từ hàng thập niên trước khi triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện. Ngoài các thông tin số liệu về các đặc điểm tính cách liên đới đến AD, ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy một số thói quen lành mạnh giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc ung thư, cũng có thể làm giảm nguy cơ bị suy giảm nhận thức chủ quan.

    1/ Thực phẩm lành mạnh giúp giảm nguy cơ bị Alzheimer
    Việc đưa ra phương pháp nhằm thay đổi cách ăn uống để giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch đã trở thành một phần nhất quán trong việc điều trị tổng quát. Ngoài ra, cách ăn uống sẽ tốt cho tim mạch hoặc giúp kiểm soát tiểu đường loại 2, qua đó cũng có thể có lợi cho sức khỏe về trí óc.

    Một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy việc kiểm soát cholesterol và glucose có thể làm giảm nguy cơ bị AD. Kết quả cho thấy tình trạng tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) ở giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành (35-50) và tuổi trung niên (51-60) có liên quan đến việc giảm nguy cơ bị AD. Ngược lại, việc gia tăng mức glucose ở tuổi trung niên có liên đới đến rủi ro cao bị AD.

    Phương pháp ăn uống kiểu Địa Trung Hải hoặc MIND (sự kết hợp giữa cách ăn uống kiểu Địa Trung HảiDASH), là cách ăn kiêng nổi tiếng mà bác sĩ thường khuyến cáo cho những người bị bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao. Cách ăn này dựa trên bữa ăn truyền thống của người Hy Lạp và miền Nam nước Ý, nơi mà người dân địa phương có tỷ lệ bị bệnh kinh niên thấp hơn và tuổi thọ cao hơn.

    Cách ăn uống kiểu Địa Trung Hải bao gồm những thực phẩm tự nhiên và tươi mới, với nhiều trái cây và rau quả, các loại đậu, các loại quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt, ngoài ra còn có:
    • Cá và hải sản, trứng, pho mát hoặc sữa chua là các sản phẩm chứa nhiều protein động vật được khuyến cáo, trong khi giảm bớt các loại thịt đỏ xuống còn một vài lần mỗi tháng.
    • Thay thế chất béo động vật và thực vật bằng dầu ô liu chứa chất béo lành mạnh, cũng như trái bơ, các loại quả hạch, cá béo như cá hồi và các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh khác.
    • Dùng nước là thức uống chính hàng ngày, bổ sung thêm một ly rượu vang.
    Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, việc thực hành cách ăn uống kiểu Địa Trung Hải trong nhiều năm thay cho cách ăn uống kiểu Tây phương (chủ yếu là thịt đỏ, chất béo bão hòa và đường tinh luyện) có thể làm trì hoãn sự tiến triển của AD lên đến 3 1/2 năm.

    "Tất cả đều cho thấy về cách mà chúng ta ăn uống sẽ khiến cho chúng ta có nguy cơ bị Alzheimer. Nếu ăn uống không lành mạnh, bạn thực sự cần nhiều nỗ lực để thay đổi ngay, nếu không phải cho cơ thể, thì là cho bộ não", tiến sĩ Mosconi cho biết.

    Curcumin trong việc điều trị và giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer
    Nhiều người trong chúng ta đã từng nghe đến chất curcumin, một loại thảo mộc Ấn Độ được sử dụng trong món cà ri. Nhưng những lợi ích cho sức khỏe của curcumin đã không được công nhận rộng rãi hoặc không được dùng thường xuyên. Y học hiện đại hiện đang nghiên cứu sâu rộng về tác dụng của chất "đa kháng" này trong điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm chứng sa sút trí tuệ và chấn thương sọ não.

    Curcumin có thể hỗ trợ cho hệ miễn dịch loại bỏ protein amyloid trong não của người bị AD. Và với tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, curcumin có những ảnh hưởng tích cực đến tình trạng loại bỏ chứng viêm tế bào thần kinh, giúp cải thiện cho trí nhớ và giảm bớt các triệu chứng sa sút trí tuệ.

    Dùng curcumin sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị AD nhờ tác dụng ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Tất cả bằng chứng hiện có về tác dụng tích cực của curcumin cho đến nay khiến cho chất này trở thành một trong những hợp chất hứa hẹn nhất và là cơ sở để xây dựng ra liệu pháp điều trị bệnh Alzheimer.

    Vitamin và Omega-3
    Mọi người đều đã biết về tầm mức quan trọng tổng quát của việc bổ sung vitamin đối với sức khỏe. Đi sâu hơn về vai trò của vitamin trong cơ thể con người, chúng ta có thể phát hiện một số lợi ích trong việc ngăn ngừa suy giảm nhận thức.
    • Vitamin E: Dùng kết hợp các chất bổ sung vitamin E và C có liên đới đến việc giảm mức độ và tỷ lệ bị AD. Bệnh nhân bị AD mức độ nhẹ đến trung bình khi sử dụng alpha-tocopherol có thể giúp làm chậm quá trình bị suy giảm chức năng nhận thức.
    • Vitamin D: Sự thiếu hụt loại vitamin này có liên đới đến việc tăng nguy cơ bị Alzheimer.
    • Vitamin B1: Đóng một vai trò quan trọng trong một số chức năng căn bản của tế bào như giải thoát năng lượng sau khi phân hủy chất dinh dưỡng. Nếu thiếu hụt vitamin B1, cơ thể sẽ xuất hiện các vấn đề về não và tim, hai bộ phận nội tạng luôn cần được cung cấp năng lượng liên tục.
    • Vitamin B5: Acid pantothenic giữ vai trò quan trọng trong việc phân hủy acid béo để tạo ra năng lượng. Đây cũng là loại vitamin rất quan trọng đối với bộ não, một bộ phận có chứa gần 60% là chất béo.
    • Vitamin B9: Acid folic tham gia vào quá trình chuyển hóa protein và hỗ trợ cho sức khỏe trí óc. Nếu không đủ vitamin B9, cơ thể có thể bị suy nhược, mệt mỏi, khó tập trung và các dấu hiệu khác.
    • Vitamin B12: Sự thiếu hụt cobalamin có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ. Tình trạng này có thể hồi phục nếu được điều trị thích hợp.
    Acid béo omega-3 có trong cá hồi và một số loại cá khác làm giảm các mảng beta-amyloid ở chuột, một dấu hiệu của bệnh Alzheimer. Nghiên cứu trên người vẫn chưa có bằng chứng tích cực rõ ràng. Một số bệnh nhân cho thấy quá trình bị suy giảm nhận thức không diễn ra chậm hơn khi bổ sung omega-3, trong khi các nghiên cứu khác cho thấy sự cải thiện trong học tập và trí nhớ ở những người bị suy giảm nhận thức liên đới đến tuổi tác.

    Trong khi các chất bổ sung giúp ngăn ngừa AD cần thêm những bằng chứng và khuyến cáo mạnh mẽ hơn, thực phẩm tự nhiên là một nguồn cung cấp vitamin và omega-3 tuyệt vời. Do đó, tạo ra thói quen ăn uống lành mạnh có thể đồng thời trợ giúp cho sức khỏe về nhận thức.

    Hoạt động về thể chất và rèn luyện trí óc giúp giảm nguy cơ bị Alzheimer
    Hiệp hội Alzheimer khuyến cáo rằng, những người bị Alzheimer nên tham gia vào các hoạt động về thể chất và tinh thần bên cạnh việc tuân theo phương cách ăn uống lành mạnh và dùng các chất bổ sung thích hợp.

    Hoạt động thể chất thường xuyên rất có ích trong việc duy trì dòng máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể, bao gồm cả não. Lưu lượng máu bình thường sẽ cung cấp đủ cho não dinh dưỡng cần thiết, do đó làm chậm tiến triển của bệnh. Bên cạnh việc thay đổi ăn uống, hoạt động thể chất có thể giúp điều chỉnh lượng đường và cholesterol. Bạn có thể hoạt động thể chất thường xuyên dưới bất cứ hình thức nào, từ đi bộ cho đến bơi lội, đi xe đạp cho đến làm vườn hoặc bất cứ hoạt động nào khác.

    Hoạt động xã hội giúp duy trì sức khỏe trí óc hiệu quả hơn. Ở một số người, ngoài mất trí nhớ, bệnh Alzheimer có thể làm tăng cảm giác lo lắng. Duy trì sự giao tiếp xã hội ở những người bị Alzheimer sẽ giúp họ cảm thấy ít bị cô lập hơn, cải thiện sự tự tin và giảm bớt lo lắng, trầm cảm. Thay vì bị cô lập, những người bị Alzheimer và những người thân yêu nên có nỗ lực để duy trì cảm giác gần gủi thân thuộc.

    Rèn luyện trí óc rất quan trọng để tạo ra những tế bào mới và kết nối mới trong bộ não. Điều này giúp ngăn ngừa sự suy giảm sức khỏe về tinh thần. Chơi cờ vua, câu đố hoặc Sudoku sẽ kích thích sự suy nghĩ và khả năng giải quyết vấn đề, trong khi liên tục đọc sách sẽ kích thích hoạt động ghi nhớ của bộ não. Một điều quan trọng là bạn cần thử thách trí óc bằng thao tác mới hoặc các hoạt động khác nhau để luyện tập và cải thiện chức năng bộ não.

    Việc chăm sóc sức khỏe về tinh thần hiện đang được giới y khoa chú trọng hơn bao giờ hết.

    Rất nhiều giải pháp giảm thiểu nguy cơ bệnh tật đang nằm trong tay chúng ta
    Nhiều câu hỏi về bệnh Alzheimer vẫn còn bỏ ngỏ và khoa học vẫn đang nỗ lực để tìm ra câu trả lời. Cho đến lúc đó, sẽ có rất nhiều sự thay đổi mà trong số chúng ta có thể bắt đầu ngay bây giờ để ngăn chặn sự hình thành của bệnh AD.

    Mặc dù có khá nhiều bài báo nói về tác động của sự căng thẳng lên tình trạng sức khỏe và tầm quan trọng của việc kiểm soát căng thẳng, nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này. Bệnh Alzheimer cũng là một lý do nữa để bạn cần nên coi trọng hơn việc tự mình kiểm soát và giảm thiểu sự căng thẳng, hoặc với sự trợ giúp của chuyên gia y tế. Kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, trở thành người sống có mục đích, có trách nhiệm và biết tổ chức, sẽ cải thiện năng suất làm việc và ngăn chặn sự phát triển của bệnh AD.

    Chúng ta có thể chủ động giảm nguy cơ bằng cách tiêu thụ nhiều hơn các thực phẩm lành mạnh và trở nên năng động hơn về thể chất và tinh thần. Điều đó không hề khó khăn, phải vậy không? Một lối sống lành mạnh ở tuổi trưởng thành sẽ mang đến cho bạn lợi ích kép: ngăn ngừa sự phát triển của bệnh sơ cứng mạch máu và tiểu đường, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bị bệnh Alzheimer trong tương lai.

    Nếu biết rằng cách ăn uống kiểu Địa Trung Hải sẽ làm chậm tiến triển của bệnh AD, hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ bị AD đến 50% và rèn luyện trí óc làm giảm nguy cơ bị AD lên đến 70%, thì còn lý do nào khác mà chúng ta không thực hiện những sự thay đổi này ngay từ hôm nay? Việc tập thể dục hàng ngày và cân đối lại trong ăn uống, tất cả đều nằm trong tay chúng ta, hãy thực hiện ngay hôm nay để không phải sẽ hối tiếc sau này.

    Không có gì là bảo đảm khi bất cứ ai cũng sẽ bị bệnh Alzheimer. Nhưng như tiến sĩ Richard Restak, một chuyên gia về thần kinh học cho biết, chúng ta có thể làm rất nhiều điều để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh Alzheimer. Giống như việc nếu bạn đang thắt dây an toàn, hãy quan sát tốc độ và giữ cho xe hoạt động tốt, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn xe hơi.
    Attached Files
Working...
X