Announcement

Collapse
No announcement yet.

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Chia sẻ kinh nghiệm trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư

    Bài viết dưới đây là lời chia sẻ kinh nghiệm trong chăm sóc bệnh nhân ung thư của cô gái 23 tuổi, mà người bị bệnh ung thư chính là mẹ ruột của cô.

    "Mẹ tôi qua đời vì bệnh ung thư, có 3 việc khiến tôi ân hận.."

    (Minh họa)

    Mẹ tôi mất cách đây một năm vì ung thư ruột già, khi bà vừa qua ngày sinh nhật lần thứ 55. Mẹ tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột năm 2013 và đã sống thêm được 5 năm. Mặc dù trong mắt của nhiều người bị ung thư, mẹ tôi đã rất may mắn rồi, tuy nhiên nếu khi đó mà tôi biết cách xử trí và chăm sóc tốt hơn, tôi tin rằng mẹ tôi có thể sống lâu hơn nữa. Hôm nay, tôi sẽ chỉ ra những sai lầm của bản thân mình, hi vọng những người bị ung thư và những thành viên khác trong gia đình sẽ không mắc phải những sai lầm tương tự.

    1/ Phát hiện bệnh không kịp thời
    Bây giờ ngồi nghĩ lại, sai lầm đầu tiên mà tôi mắc phải là không phát hiện sớm các triệu chứng ung thư của mẹ. Sức khỏe của mẹ tôi vốn không được tốt lắm. Những năm bà còn trẻ, do hoàn cảnh cuộc sống tương đối kém, công việc vất vả, dinh dưỡng không đủ, có thứ gì tốt đều đem về cho tôi ăn. Sau này khi có tuổi, cơ thể mẹ tôi đã già đi rất nhanh, thường xuyên bị cảm mạo, viêm đường tiêu hóa và hay bị bệnh vặt.

    Tôi thường nhắc mẹ đi bệnh viện kiểm tra thường xuyên, nhưng mẹ tôi chỉ nói, cơ thể vẫn rất khỏe. Thật là đáng trách, khi đó do công việc bận rộn nên tôi cũng chỉ nhắc nhở mẹ bằng lời nói, mà không thật sự chú ý đến tình trạng sức khỏe của bà. Thời gian đó không hề nghĩ rằng mẹ đang có bệnh ung thư, cho đến sau này tôi mới biết, trước khi mẹ tôi bị chẩn đoán ung thư ruột, bà đã có triệu chứng có máu trong phân đã hơn nửa năm qua, khi tôi biết được và hối hận thì đã quá muộn.

    Sau này tôi mới hiểu, mẹ tôi sợ phiền hà cho tôi. Khi bà nói với tôi rằng, cơ thể không khỏe, tôi đều không nhận ra vấn đề đã trở nên nghiêm trọng, cũng không nghĩ đến bệnh ung thư. Nếu khi đó tôi chú ý hơn, thay vì nói câu bà nên đến bệnh viện khám, thì có lẽ bệnh ung thư của mẹ tôi đã được chữa trị hiệu quả hơn.

    2/ Không điều trị chính thức
    Khi mẹ tôi bị chẩn đoán ung thư ruột thì đã ở giai đoạn thứ 3, ngay cả bác sĩ cũng rất lo lắng, họ liền yêu cầu phải phẫu thuật ngay, một ngày cũng không thể đợi, bệnh ung thư có thể đã bắt đầu di căn. Mới đầu, bố mẹ tôi còn giấu tôi, không lập tức nhập viện phẫu thuật, mà thay vào đó là đi cắt thuốc Đông y, uống bên trong và bôi bên ngoài, điều trị ung thư gần giống như điều trị bệnh trĩ. Sau khi uống thuốc như vậy được 3 tuần, không có một chút hiệu quả nào, tình trạng máu trong phân của mẹ tôi ngày một nghiêm trọng hơn. Lúc này bà mới quyết định đến bệnh viện để được điều trị.

    Tin vào thầy lang và trì hoãn thời gian phẫu thuật, đây gần như là tiến gần hơn với cái chết. Những trường hợp giống như bố mẹ tôi không phải là chuyện hiếm thấy. Do mâu thuẫn, có rất nhiều người, đặc biệt là ở người già thường không tin vào bác sĩ, nhưng rất dễ nghe lời giới thiệu của người thân và bạn bè.

    Mặc dù các nghiên cứu trong y học hiện đại về ung thư là chưa đủ, nhưng sau nhiều năm thực hành và tổng kết đã có một bộ hướng dẫn khoa học cũng như hệ thống điều trị ung thư. Điều trị theo những bộ hướng dẫn điều trị ung thư này là lựa chọn thành công nhất đối với hầu hết mọi người. Hơn nữa, ung thư là một căn bệnh rất phức tạp, tình trạng của mỗi người không giống nhau, đặc biệt là một lang băm giang hồ, hay ngay cả một bác sĩ ung thư chuyên nghiệp, không thể nghe theo lời khuyên nếu người đó không hiểu ra tình trạng chi tiết của bệnh nhân.

    3/ Thất bại trong việc khiến cho người bệnh thoải mái tinh thần
    Nghĩ đến thời gian mẹ tôi bị ung thư, hối hận sau cùng của tôi không phải là điều trị không kịp thời và không đúng quy tắc, chính là không hiểu được sự khó chịu của mẹ tôi, không giúp bà thoải mái về tinh thần. Mặc dù vì chăm sóc mẹ, tôi đã xin nghỉ việc ở nhà, mỗi lần hóa trị, tôi cũng cố gắng cùng mẹ đến bệnh viện, nhưng tôi luôn nói chuyện hùng hổ, khiến cho mẹ tôi rất ít nói ra điều gì với tôi.

    Sau đó, tôi dần dần nghĩ ra một số chi tiết. Thực tế, mẹ tôi rất khó chịu trong thời gian được hóa trị, và các tác dụng phụ của thuốc rất mạnh. Bà luôn bị nôn và không thể ăn sau mỗi lần hóa trị. Hơn nữa, bố tôi nói rằng mẹ tôi không thể ngủ ngon kể từ khi bà bị ung thư và thường thức dậy sau giấc mơ.

    Trong những ngày mẹ tôi nằm hấp hối, có thể vì toàn thân nóng như lửa đốt hoặc là do các cơn đau khác, thường khó chịu nên không thể ngủ, bác sĩ cũng cho mẹ tôi uống nhiều thuốc nhưng đều không có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, khi tôi ở bên cạnh giường của mẹ tôi, nắm tay bà, nhẹ nhàng xoa lưng cho bà, bà có thể ngủ yên mà không cần bất cứ loại thuốc hỗ trợ nào. Mẹ tôi bị ung thư đã 5 năm qua, lẽ ra tôi đã có rất nhiều cơ hội để chăm sóc bà như thế này, nhưng cuối cùng tôi mới phát hiện ra điều mà mẹ tôi thực sự cần là gì, và đau thay, tôi chỉ có thể thực hiện được cho bà trong vài ngày cuối cùng trong cuộc đời của bà.

    Không chăm sóc mẹ tôi về mặt tinh thần, đây chính là sai lầm và cảm giác tội lỗi lớn nhất của tôi. Là người thân của bệnh nhân ung thư, hi vọng lớn nhất của chúng ta là luôn muốn tìm những phương pháp tốt nhất để chữa bệnh.
    Tuy nhiên do quá chú trọng đến kết quả điều trị, mà chúng ta thường bỏ qua quá trình kề cận, bỏ qua nhu cầu thực sự của người bệnh. Có lẽ người bệnh không phải là hi vọng sống được bao lâu mà chính là hi vọng trong thời gian cuối đời có thể cùng người thân sống thật vui vẻ. Hi vọng với kinh nghiệm của tôi, những sai lầm ngu ngốc này của tôi sẽ không xảy ra đối với các bạn.


    Attached Files
Working...
X