Announcement

Collapse
No announcement yet.

Phận gái mười hai bến nước

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Phận gái mười hai bến nước

    Câu thành ngữ "phận gái mười hai bến nước" thấy có báo, tạp chí bàn cho đến cách đây khoảng 15-17 năm. Nhưng các học giả học thuật sau khi bàn luận chán chê rồi bỏ đó không ai có đưa ra kết luận cuối cùng. Xem trên mạng cũng nhan nhản người đề cập đến vấn đề này và kết quả không sáng sủa gì hơn. Nay chỉ "sao chép" lại những gì đã đọc, và nói rõ quan điểm của mình đang ngả về phía nào trong vô số các ý kiến đó, chứ không dám đưa ra nhận định gì mới mẽ nào hết.
    (Minh họa)

    1/ Nhóm ý kiến thứ nhất
    Nhóm này cho rằng "mười hai bến nước" này là: Công, hầu, khanh, tướng, sĩ, nông, công, thương, ngư, tiều, canh, mục. Mới nghe đã thấy không ổn. Vì phải là sĩ mới thành ra công với khanh được. Còn nông, canh, và mục, bộ ba này thực ra chỉ một mà thôi. Rõ ràng đây là kiểu gá lắp miển cưởng, phản luận lý.

    2/ Nhóm ý kiến thứ hai
    Nhóm này thì cho rằng "mười hai bến nước" là: sĩ, nông, công, thương, nho, y, lý, bốc, ngư, tiều, canh, mục. Cũng lại một thống kê phản luận lý. Chẳng lẽ sĩ không phải là nho? Nông và canh không phải là một?

    3/ Nhóm ý kiến thứ ba
    Nhóm này lại cho rằng "mười hai bến nước" chính là mười hai con giáp: tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Ý kiến này nghe có vẻ lọt lỗ tai, vì người con gái đi lấy chồng thế nào cũng vớ phải một trong mười hai con giáp ấy. Hợp tuổi hợp mạng thì sướng (may), không hợp tuổi hợp mạng (rủi) thì khổ. Nhưng may hoặc rủi thì chung quy cũng chỉ có hai bến, chứ làm gì đến mười hai bến.
    (Minh họa)

    4/ Nhóm ý kiến thứ tư
    Nhóm này dựa vào định nghĩa của ông Hùynh tịnh Paulus Của trong Đại Nam quấc âm tự vị (xb 1895-1896, nxb Trẻ in lại 1988). Ở trang 14, Paulus Của có viết: "Con gái mười hai bến nước. Thân con gái như chiếc đò hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ rủi thì chịu. Tiếng nói mười hai bến là nói cho vần, có điệu". Tác giả tự vị này khẳng định chỉ có hai bến, bến trong và bến đục, rất phù hợp với nhiều câu ca dao trong dân gian nói về duyên phận may rủi của người con gái:
    Thân em như giếng giữa đàng
    Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

    Thân em như hạt mưa rào
    Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa

    Thân em như hạt mưa sa
    Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.

    Có thể thấy rằng, người khôn-người phàm, giếng-vườn hoa, đài các-ruộng cày, là từng cặp đối nghĩa nhau, thể hiện sự may rủi của thân phận người con gái.
    (Minh họa)

    Cái mà Hùynh Tịnh Paulus Của gọi là "nói cho có vần" có nguyên do là từ cách dùng từ nguyên trong dân gian. Ai cũng biết hai danh từ bếnthuyền vẫn được dùng trong việc người con trai và người con gái hẹn hò đính ước. Mối giao tình của vợ chồng ấy tốt hoặc xấu đều được dân gian cho là do nhân duyên (姻緣) tức là duyên vợ chồng mà ra. Trong khi đó đạo Phật cũng có khái niệm nhân duyên (因 緣) với ý nghĩa là nguyên nhân có từ kiếp trước tạo ra kết quả ở kiếp sau.

    Sự khác biệt giữa hai khái niệm nhân duyên vừa nói là do chữ nhân (姻) trong nhân duyên vợ chồng, khác với chữ nhân (因) trong nhân duyên của đạo Phật. Chữ thứ nhất chỉ đến hôn nhân (1) nam nữ, chữ thứ hai chỉ ra nguyên nhân của sự việc. Và theo điển pháp nhà Phật có đến mười hai nhân duyên, cũng gọi là "thập nhị nhân duyên". Rõ ràng có chuyện "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Dân gian đã lấy "mười hai" trong thập nhị nhân duyên của đạo Phật gá vào nhân duyên trong hôn nhân thành ra "mười hai bến nước". Do học giả Paulus Của không cứu xét việc dùng từ nguyên trong dân gian nên kết luận là, "Tiếng nói mười hai bến là nói cho có vần" vậy.

    Ngoài ra người ta còn xét đến lý thuyết "các lổi về ngôn ngữ" mà chuyên gia về ngôn ngữ học người Pháp là Pierre Guiraud trong cuốn "Les locutions Francaises" (Paris 1973 ("Thành ngữ tiếng Pháp", Paris 1973) có bàn đến. Theo tác giả này thì có sự đan chéo hình thức và lây truyền nghĩa giữa các từ và thành ngữ với nhau. Trong tiếng Việt cũng có hiện tượng như thế. Xin lấy ba câu tục ngữ sau đây là ví dụ:

    1/ Đánh trống dộng (2) chuông.
    2/ Tai vách mạch dừng (3) ; và
    3/ Bứt mây động rừng.
    (Minh họa)

    Do không hiểu nghĩa của chữ "dộng" trong câu 1 lại liên hệ với chữ "động" ở câu 3 mà người ta mới cho ra dị bản "Đánh trống động chuông". Lại do đồng hóa tiếng cuối câu 2 với tiếng cuối câu 3 người ta cho ra dị bản "Tai vách mạch rừng". Nghĩa của các dị bản này thường rất khó hiểu, và đó là kết quả của sự đan chéo hình thức từ ngữ và sự lây truyền ý nghĩa mà Pierre Guiraud đã nói đến.
    Xem vậy thì "nhân duyên" của Thần Ái tình đã lây truyền nghĩa cho "nhân duyên" của nhà Phật mới sinh ra cái chuyện có "mười hai bến nước" này. Tuy nhiên các thành viên trong 4 nhóm ý kiến trên không ai dám chắc là mình nói đúng. Và trước mắt nên đặt cả niềm tin vào nhóm thứ tư này. Mong các bậc thức giả chỉ giáo thêm.

    Tham khảo:
    (1) Hôn nhân (婚 姻): Theo từ điển tiếng Việt, hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau thành vợ chồng. Chữ hôn (婚) được Hán Việt từ điển của Thiều Chữ giải thích là lấy vợ, con dâu. Chữ nhân (姻) là nhà trai, ba vợ còn gọi là hôn, ba chồng còn gọi là nhân.

    (2) Dộng: Đập một đầu xuống bề mặt cho bằng (so cho bằng). Dộng chuông là thúc mạnh cái dùi ở phương nằm ngang vào thân chuông.

    (3) Dừng: Trong "tai vách mạch dừng" thì dừng là những thanh tre nhỏ đan ken vào nhau tạo thành xương vách để trát bùn ở ngoài.

    Xem clip video do ca sĩ Phi Nhung hát bài "Mười hai bến nước" (Lê Minh)

    Attached Files
Working...
X