Announcement

Collapse
No announcement yet.

Giải Mã Động Tác "Ngồi Xổm châu Á"(Asian Squat)

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Giải Mã Động Tác "Ngồi Xổm châu Á"(Asian Squat)

    "Asian Squat" được gọi là tư thế ngồi xổm của người châu Á, tư thế này khác với các động tác Squat ở phòng gym ở chỗ là, khi ngồi xổm xuống, mông gần như có thể chạm đất. Kiểu ngồi xổm này được xem là thói quen trong tư thế ngồi xổm của người châu Á, trong khi đó người châu Âu khó có thể làm thực hiện được động tác tương tự này. Bạn có cảm thấy chút đỉnh hiếu kỳ hay không? Ngoài ra, nghe nói động tác Asian Squat này có rất nhiều lợi ích, liệu có thật hay không? Hôm nay hãy giúp các bạn giải mã những thắc mắc này nhé!

    Trong mắt người phương Tây, kiểu ngồi xổm châu Á này là điều không dễ dàng chút nào, bởi vì khi họ ngồi xuống thì chỉ có thể nhón chân lên, nếu như gót chân phải chạm đất thì họ sẽ ngồi bệt hẳn xuống đất.

    Vì sao mà người phương Tây không thể ngồi xổm kiểu châu Á? Hầu như chúng ta đều rất tò mò về điều này, liệu Asian Squat có thực sự khó đến như vậy hay không?

    Asian Squat là gì?
    Là kiểu ngồi xổm xuống hoàn toàn (như tư thế ngồi xổm khi đi cầu), hai bàn chân hoàn toàn chạm mặt sàn, cố hạ mông xuống thấp nhất có thể sao cho khớp háng thấp hơn đầu gối, đồng thời gần chạm mắt cá chân, lúc này cơ thể phải được giữ vững ở tư thế ổn định, không lắc qua lắc lại. Do kiểu squat này đối với người phương Tây mà nói, thuộc loại bài tập có độ khó cao, nhưng lại khá dễ thực hiện và phổ biến ở người châu Á, cho nên nó có tên gọi là "Kiểu ngồi xổm châu Á" (Asian Squat).

    Để thực hiện Asian Squat thì cơ thể cần phải hội đủ những điều kiện nào?

    Ba điểm then chốt để hoàn thành động tác Asian Squat
    1/ Độ linh hoạt của các khớp
    Nếu như khớp gối, háng và mắt cá chân của bạn thiếu độ linh hoạt tốt, hoặc mắc phải các căn bệnh thoái hóa hay viêm khớp thì khi thực hiện động tác này sẽ cảm thấy khó chịu hoặc đau ở các khớp. Do đó, để thực hiện tốt động tác ngồi xổm này thì trước tiên bạn phải tập luyện các bài tập giúp nâng cao độ linh hoạt của khớp.


    Độ linh hoạt của các khớp là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thành công trong việc thực hiện Asian Squat (Ảnh: 123RF)

    2/ Cơ lưng và đùi phải đủ lực
    Trong trường hợp bạn ngồi xuống không gặp trục trặc gì nhưng khi đứng lên lại là điều khó khăn thì chứng tỏ lực cơ bắp của bạn khá yếu. Do quá trình ngồi xổm cho đến khi trở về tư thế đứng đều cần đến sự hỗ trợ phối hợp của nhóm cơ bắp mông, đùi và lưng.

    (Ảnh: 123RF)

    3/ Gân Achilles linh hoạt
    Gân Achilles là gân cơ bắp lớn nhất của cơ thể, nối cơ bắp chân và xương gót. Khi bắp chân co gập cùng với những động tác của bàn chân đều cần đến sự hỗ trợ của gân Achilles này. Một khi gân Achilles căng cứng thì khi ngồi xổm, gót chân sẽ dễ rời khỏi mặt đất, hình thành tư thế nhón chân. Nếu bạn gặp khó khăn từ gân Achilles thì có thể thực hiện những động tác kéo giãn bắp chân, hay giãn các cơ bắp chi dưới để giúp thả lỏng chúng.

    Vì sao người châu Âu lại khó ngồi xổm kiểu châu Á và chỉ có người phương Tây mới không thực hiện được Asian Squat?

    Có thể ngồi xổm kiểu châu Á được hay không thì trên thực tế còn tùy thuộc vào những thói quen và độ linh hoạt của từng cá nhân. Trước tiên, phải nói rằng do ở nhiều quốc gia châu Á, người dân có thói quen ngồi xổm khi đi cầu, cho nên động tác này là khác quen thuộc với họ từ lúc nhỏ. Song, ở phương Tây, họ quen thuộc hơn với dạng bồn cầu dạng ngồi, đây cũng có thể là nguyên nhân giải thích lý do tại sao người Âu Mỹ lại không thực hiện được Asian Squat. Ngoài ra, động tác này còn đòi hỏi độ linh hoạt cao của các khớp (khớp háng, khớp gối và mắt cá chân), vì khi các khớp này thiếu linh hoạt, hoặc bụng quá phệ, hay nửa phần thân bên dưới bị sưng phù, đều là những cản trở khá lớn trong việc ngồi xổm.

    Vì vậy, Asian Squat không liên quan gì đến sắc tộc, thậm chí cũng có một số người châu Á còn không thể ngồi xổm theo kiểu này được . Theo thống kê của Nhật Bản, có khoảng 20% người không thể sử dụng bồn cầu kiểu ngồi xổm.

    Nhiều lời đồn cho rằng, Asian Squat giúp ích trong việc làm giảm béo, bệnh tiểu đường, thậm chí kéo dài thời gian lão hóa của não bộ. Liệu đây có thật sự là thần kỳ như vậy hay không?

    Asian Squat có thể giúp cho cơ thể khỏe mạnh?
    Thật sự là khi ngồi xổm, áp lực ở khoang bụng sẽ gia tăng, cơ thắt (cơ vòng hậu môn) sẽ ở trạng thái được thả lỏng, thúc đẩy quá trình đi ngoài, đồng thời khi thực hiện Asian Squat sẽ sử dụng đến nhiều nhóm cơ bắp, do đó có thể xem đây là một động tác nặng về thể thao. Cho nên cũng đem lại lợi ích gián tiếp trong việc làm giảm mỡ bụng, khắc phục bệnh tiểu đường, và hội chứng chuyển hóa chất. Tuy nhiên, chuyên gia vật lý trị liệu Jian Wenren nhấn mạnh rằng việc cải thiện sức khỏe không chỉ đơn thuần nhờ vào một động tác đơn giản mà sẽ còn cần đến nhiều bài tập có thể chọn lựa nữa.

    Trong trường hợp động tác ngồi xổm này đối với bạn mà nói là khá khó khăn thì đề nghị bạn cũng đừng nên miễn cưỡng. Vì miễn cưỡng sẽ đem lại nhiều gánh nặng cho cơ thể, đặc biệt là ảnh hưởng đến khớp gối.

    Không thực hiện được tư thế Asian Squat thì cũng đừng nên quá lo lắng, dưới đây là ba động tác chùn chân giúp cho bạn đạt hiệu quả về thể thao, giúp giảm cân và giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn!

    Các động tác chùn chân

    1/ Squats
    • Hai chân dang rộng bằng hai vai, mũi chân hướng ra ngoài, giữ cho phần chậu và xương sống nằm trên một đường cong tự nhiên, cố định nhóm cơ bắp cốt lõi ở vùng bụng.
    • Hít vào, chùn hai chân xuống sao cho hai đùi song song mặt đất, rồi thở ra, sử dụng lực mông và đùi để kéo người về vị trí đứng ban đầu.

    Squat (Ảnh: World Gym)

    2/ Globlet Squat: (Squat với một quả tạ đơn hay tạ bình)
    • Vào tư thế đứng, hai tay giữ một quả tạ đơn hoặc tạ bình, giữ trước ngực để tiết kiệm sức.
    • Hai chân dang rộng bằng vai, mũi chân hướng ra ngoài, giữ cho vùng chậu và sống lưng trên một đường thẳng tự nhiên, cố định nhóm cơ cốt lõi ở vùng bụng.
    • Hít vào, chùn chân xuống sao cho hai đùi song song với mặt đất, sau đó thở ra dùng lực mông và đùi kéo người về tư thế đứng ban đầu.

    Động tác Goblet Squat, cải thiện cơ bắp tứ đầu đùi (Ảnh: World Gym)

    3/ Romanian Deadlift (Nâng tạ kiểu La Mã)
    • Vào tư thế đứng, hai tay giữ tạ bình, tạ đơn hoặc tạ đòn.
    • Hai chân dang rộng bằng vai, mũi chân hướng về trước sao cho đầu gối song song mũi chân, giữ khung chậu và sống lưng nằm trên một đường thẳng tự nhiên, cố định bụng.
    • Giữ lưng thẳng, chùn nhẹ khớp gối. Hít vào, đẩy nhẹ khớp háng về sau, thân trên ưỡn nhẹ về trước, chú ý vào nhóm cơ mông và cơ đùi sau, sau đó thở ra và trở về tư thế đứng ban đầu.

    Đứng thẳng nâng tạ (Ảnh: World Gym)

    Qua bài viết này có thể giúp cho bạn hiểu thêm về Asian Squat. Động tác ngồi xổm này không hề liên quan gì nhiều đến sắc tộc, nếu như bạn thuộc týp người không thực hiện được động tác này thì cũng đừng nên lo lắng quá mức, chỉ cần chọn các động tác chùn chân khác cũng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe đấy.

    ST
    Attached Files
Working...
X