Announcement

Collapse
No announcement yet.

Lần đầu tiên, thuốc do trí tuệ nhân tạo (AI) bào chế, được phép thí nghiệm trên người bệnh phổi

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Lần đầu tiên, thuốc do trí tuệ nhân tạo (AI) bào chế, được phép thí nghiệm trên người bệnh phổi

    NEW YORK, New York

    Loạithuốc đầu tiên do trí tuệ nhân tạo AI bào chế, đang bước vào giai đoạn hai của cuộc thí nghiệm lâm sàng, sau khi liều đầu tiên đã được một bệnh nhân dùng thử với kết quả tốt, công ty dược phẫm Insilico Medicine đưa rathông báo hôm 26/6/2023.

    Thuốc này mang ký hiệu INS018_055 được thí nghiệm để chữa một chứng bệnh xơ phổi mãn tính (idiopathic pulmonary fibrosis – IPF).
    Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể bào chế ra thuốc nhanh hơn bình thường. (Hình minh họa: Josep Lago/AFP via Getty Images)

    Giai đoạn hai của cuộc thí nghiệm lâm sàng sẽ được diễn ra trong 12 tuần với các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh xơ phổi IPF.

    Thuốc được uống vào qua đường miệng, cũng sẽ theo các thủ tục thí nghiệm để bảo đảm sự công hiệu và mức độ an toàn cần thiết như các loại thuốc được bào chế theo truyền thống, đài Fox News trích lời tiến sĩ Alex Zhavoronkov, tổng giám đốc của Insilico Medicine. Ông Zhavonronkov ghi nhận: "Với sự tiến bộ mới nhất của trí tuệ nhân tạo, thuốc này được hình thành ra nhanh hơn nhiều so với các loại thuốc theo truyền thống".

    Tiến sĩ Zhavoronkov, từ Dubai, giải thích rằng, có bốn bước để bào chế ra một loại thuốc mới. Đầu tiên, các khoa học gia tìm tác nhân, tức là điều gì đang gây ra bệnh. Sau đó, họ chế tạo ra một loại thuốc để chặn căn bệnh tiến triển mà không làm hại đến sức khỏe của bệnh nhân. Rồi đến giai đoạn thí nghiệm thuốc trên động vật và thí nghiệm lâm sàng trên những người khỏe mạnh, và sau cùng là trên người bệnh nhân. Nếu kết quả cho ra tốt, thuốc mới này được giới chức thẩm quyền phê duyệt để cho phép chữa bệnh.

    Trong tiến trình bào chế truyền thống, các khoa học gia phải đọc các dữ liệu và nghiên cứu về căn bệnh để tìm ra nguyên do cụ thể. Trí tuệ nhân tạo giúp tổng hợp nhanh chóng một khối lượng lớn dữ liệu và các công trình nghiên cứu để phân tích và đưa ra một mô hình tối ưu để chữa trị.

    Trong trường hợp bệnh xơ phổi mãn tính IPF, công ty Insilico sử dụng chương trình điện toán PandaOmics, một dạng trí tuệ nhân tạo, để tìm tác nhân gây ra bệnh. Sau dớ, với Chemistry42, tên của máy điện toán thứ nhì, giúp thiết kế ra một phân tử có thể tác động lên tác nhân gây bệnh đó.
    Phân tử được chọn ở đây là INS018_055, là phân tử thứ 55 trong loạt phân tử mà trí tuệ nhân tạo làm ra, cho thấy có kết quả khả quan nhất, tiến sĩ Zhavoronkov cho biết.

    Hiện nay, thuốc chữa bệnh xơ phổi IPFpirfenidonenintedanib. Hai loại thuốc này giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của căn bệnh, dù có nhiều phản ứng phụ, nhưng không làm bệnh ngưng phát triển hoặc được chữa lành.

    Mặc dù còn nhiều hạn chế và thử thách, công ty dược phẩm Insilico cho rằng loại thuốc mới do trí tuệ nhân tạo bào chế sẽ ra mắt thị trường trong vài năm sắp tới.
    Attached Files
Working...
X