Announcement

Collapse
No announcement yet.

Chất Đường đi vào cơ thể

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Chất Đường đi vào cơ thể

    Nhìn tấm ảnh dưới này làm mình nhớ đến thời bé ở Việt Nam trong thời gian quân đội Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Lâu lâu, chị người giúp việc hay khui lon đồ Mỹ đề chữ "Ham", rồi thái lát mỏng, chiên lên ăn với cơm. Mình tuy không thích lắm nhưng cũng phải ăn.


    "Thịt 3 lát"
    Sang Hoa Kỳ thì mới khám phá ra nhờ mấy lon đồ hộp này, người ta biện minh là đã giải phóng phụ nữ khỏi nhà bếp, tạo dựng một lối sống khác, phụ nữ đi làm ngoài xã hội, lo chở con đi học, chơi thể thao, không có thì giờ nấu nướng nên phải ăn thức ăn trong hộp làm sẳn, dần dần chúng ta quên đi cách nấu hay không biết nấu ăn.

    Trước mùa đại dịch, mình có mua cái máy "air fryer" nên đồng chí gái tập nấu ăn với các lò mới này mệt thở. Lấy nhau gần 30 năm, nay mới thấy vợ mình chịu khó học nấu ăn nhờ Covid xuất hiện. Hôm qua, vợ có mời mấy người bạn đến nhà ăn cơm, mụ vợ hỏi mình cách ướp thịt để nướng. Hôm trước, mình làm cho cả nhà ăn, mấy đứa con khen ngon cực đỉnh nên đồng chí gái muốn làm cho mấy người bạn ăn.

    Tiếp theo thấy một tấm ảnh 50 năm sau, 2015 thì thực phẩm kỹ nghệ chế biến cũng lắm trò. Mò mò thêm thì khám phá ra 10 công ty thực phẩm đa quốc gia chuyên chiếm hết 90% thị trường trên thế giới.


    (Minh họa)

    Đặc biệt là các thực phẩm này không có nhiều chất dinh dưỡng, như omega-3. Cá bắt ngoài biển thường có omega-3 vì có rong biển, còn cá chăn nuôi trong trang trại thì không có dù là nuôi gần biển như khu vực cạnh Vancouver, Gia Nã Đại, mang tiếng là cá hồi nhưng vì chăn nuôi nên không có chất Omega-3. Thiên hạ kháo nhau ăn cá hồi có nhiều Omega-3 nhưng quên là họ chăn nuôi rồi nhuộm phẩm màu cho thịt đỏ hồng lên.

    Ngược lại thì lại có nhiều chất béo, amino acid như leucine, isoleucine, valine hay omega-6, chất bảo quản, emulsifier (chất nhũ hoá). Cơ thể con người cần omega-6 nhưng tỷ lệ phải 1-1 với omega-3 nhưng ngày nay thì tỷ lệ lên đến 10-1 đưa đến tình trạng các tế bào ung thư sinh sản nhanh. Cơ thể cần Omega-6 để hàn gắn vết thương, tái tạo tế bào mới.

    Ngoài chất bảo quản, người ta bỏ thêm muối rất nhiều. Nhớ dạo đi làm, chiều thứ 6, mấy người đồng nghiệp hay rũ đi vào mấy quán uống nước. Mình thấy trên quầy để mấy đĩa đậu phụng rang muối miễn phí. Với bản tính bần cố nông, thấy miễn phí thì mình cứ lấy ăn, ăn hết thì tên barista lại bỏ mồi thêm. Càng ăn càng khát càng kêu nước thêm. Sau này mới hiểu. Chán Mớ Đời

    Nếu đọc kỹ thì nước ngọt đều có bỏ sodium (muối) rất nhiều để cho người ta uống mau khát, họ bỏ đường để che đậy các mùi vị như mặn, chua, bột ngọt (umami) và đắng. Muối thật ra họ bỏ chất nitrite mà mình có kể rồi, họ làm jambon hay thịt ba chỉ muối, đều có bỏ nitrite để có màu hồng. Nếu không thì thịt sẽ đen xì tương tự thịt xá xíu trong tiệm ăn Tàu được bỏ phẩm màu.

    Dần dần chúng ta bị nghiền đường. Con nít ngày nay ăn ngọt và uống nước ngọt quá nhiều nên bị dính những bệnh tương tự của người lớn khi nghiện rượu. Dạo đi chơi ở Hoà Lan, nước mà họ cho phép bán cần sa đầu tiên ở Âu châu, lại muốn cấm, hạn chế tiêu thụ "đường" vì nói là sẽ làm người ta bị ghiền đường. Vợ mình than là bụng bự nhưng cứ mua sô cô la ăn mệt thở.

    Đường là nguyên nhân đưa đến bệnh béo phì và các hậu quả xấu khác. Trên 600,000 thực phẩm được bán trên thị trường Hoa Kỳ, 74% đều được bỏ thêm đường (sucrose, HFCS-High fructose Corn Syrup). 50% được bỏ thêm muối nhiều hơn quy định.

    Ngày nay, người ta tính ra con nít ăn hơn quy định mỗi ngày 275 kcal, xem như 25% nhiều hơn dẫn đến bệnh béo phì và tiểu đường.


    (Minh họa)
    Vào những năm 70 của thế kỷ trước, người ta theo bản tường trình của Thượng nghĩ sĩ MacGovern, kêu phải bớt ăn béo lại thì các công ty thực phẩm lại bỏ thêm đường vào nếu không sẽ lạt nhách vô hình chung làm cho người Mỹ bị béo phì, dính bệnh tiểu đường, cao áp huyết nhiều hơn. Thêm vào đó, trẻ em uống nước ngọt 41% nhiều hơn lúc trước. Nhớ khi xưa ở Việt Nam, lâu lâu, năm khi mười hoạ, nhà có giỗ hay Tết mới uống được nước cam BGI hay xá xị, mà đâu phải uống cả nguyên chai. Phải chia ra cho mấy đứa em, nay con mình tha hồ mà uống. Vào tiệm, uống hết xong đi lấy tiếp. Kinh

    Người ta tính trung bình hàng năm, mỗi người Mỹ tiêu thụ 63 cân Anh đường bắp (High Fructose Corn Syrup). Trong đó là có 38,6 cân Anh là đường. Vui cái là nước coca cola làm ở bên Mễ bằng đường mía nên người Mễ thích uống loại đường mía hơn thay vì HFCS của người Mỹ. Vào tiệm của người Mễ thì bán coca cola hecho in Mexico.

    Theo thống kê từ năm 1980 đến 2000, số người Mỹ hút thuốc giảm đến 32.2%, cholesterol giảm đến 6.1%, tập thể dục giảm 7.8%, ngược lại số người Mỹ bị bệnh tiểu đường gia tăng lên 44.2%. Họ không chết, và sống nhờ có thuốc. Kinh


    (Minh họa)
    Người Tàu hay người Ấn Độ, tuy không béo phì như người Mỹ nhưng tỷ lệ bệnh tiểu đường là 11% dân số. Lý do xã hội bây giờ được hiện đại hoá, phụ nữ được giải phóng khỏi nhà bếp, đi làm nên ăn ngoài hay mua đồ ăn nấu sẵn, chỉ hâm lò vi sóng cộng thêm thực phẩm kỹ nghệ. Xong om

    Trẻ em gốc Mễ hay da đen hay bị béo phì vì được ăn hay cho uống nước ngọt, tạo ra chất béo trong gan nên các chuyên gia kêu gọi nên giảm tiêu thụ đường. Từ năm 2000, có một Ủy ban nghiên cứu về dinh dưỡng cho người Mỹ, cứ 5 năm thì họ lại ra điều trần trước Quốc hội, đề nghị thay đổi mức dinh dưỡng ra sao. Năm 2000 thì phải, không nhớ rõ. Ủy ban này nộp bản báo cáo dài 480 trang, trong đó đưa ra các vấn đề gây ra do mức tiêu thụ đường. Cuối cùng thì bản báo cáo đã được duyệt trình ở Quốc hội. 80 trang viết nói về đường đã không cánh mà bay. Nhóm lobby của các công ty thực phẩm đã yêu cầu bỏ ra chương đề cập về đường ra khỏi bản phúc trình này. Xong om

    Người ta thấy có sự liên hệ của đường và bệnh tật như gây ra bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, gan bị mỡ, răng bị hư mòn và có thể gây ra bệnh ung thư mà mình đã kể trong vụ bệnh ung thư và mất trí nhớ. Vụ tiêu thụ đường làm cho mất trí nhớ để hôm nào sẽ kể rõ hơn.


    (Minh họa)
    Được một cái là thực phẩm được kỹ nghệ hoá thì bán rẻ nên người Mỹ tiết kiệm được tiền ăn uống. Phải công nhận từ khi mình dọn qua Hoa Kỳ thì thức ăn rẻ chán, không như ở bên Âu châu. Mấy người em mình ở Âu châu, sang Cali chơi, kêu ăn sướng quá. Rẻ quá xem như 1/4 của Âu châu.

    Từ năm 1982 đến năm 2012, người ta thấy người Mỹ tiêu thụ ít thịt lại, sữa,.. Ngược lại thì thức ăn chế biến sẳn (fastfood) gia tăng từ 11.6% lên đến 22.9% đưa đến cổ phần chứng khoán các công ty thực phẩm lên giá như diều. Mình có anh bạn chơi thị trường chứng khoán, kêu mình mua cổ phiếu của công ty Domino Pizza, lên giá như điên.


    (Minh họa)

    Hàng năm các công ty thực phẩm tại Hoa Kỳ bán hàng thu về trên 1 tỷ đô la, lời 450 triệu đôla.

    Ngược lại ngành y tế lại tốn đến 2,7 tỷ đôla. 75% là bị bệnh cấp tính, có thể phòng ngừa được. Xem như 1,4 tỷ đôla bị đốt bỏ khơi khơi. Thay vì trả tiền thuốc men, tiểu đường, họ có thể dùng số tiền này để làm các việc khác giúp cho xã hội trở nên công bằng, đáng sống hơn.

    Có ông bác sĩ Mỹ kể lại: ông được mời nói chuyện trước 20 chuyên gia kinh tế hàng đầu ở Mễ Tây Cơ. Mấy người này đều tốt nghiệp tiến sĩ tại các trường đại học lớn của Hoa Kỳ. Ông ta nói về sự nguy hại của thực phẩm kỹ nghệ và đường. Các tiến sĩ kêu là "Giúp chúng tôi làm ra tiền quan trọng hơn mạng sống con người".

    Hôm kia trên báo cho biết là có ông Thượng nghị sĩ liên bang được nhóm lobby cúng 400,000 USD để ông ta Ủng hộ đạo luật bắt buộc chích ngừa dù trước đây ông ta kêu trong thuốc chích ngừa có chất bảo quản làm cho trẻ em bị tự kỷ. Hiện nay có trên 10% trẻ em tại Hoa Kỳ bị bệnh tự kỷ, người ta cho là do chích ngừa. Mình có kể rồi.

    Người ta cứ hỏi, tại sao người Mỹ lại chết nhiều nhất thế giới vì đại dịch Covid. Hôm qua chị bạn được sĩ làm cho nhà thương kêu là có nhiều người chết do bệnh khác nhưng vẫn được ghi là bệnh Covid để được nhận tiền của liên bang. Chị ta kêu không hiểu có âm mưu gì, quá tầm cờ hiểu biết của mình.
    Nhà thương tiểu bang của chị có trên 2,000 nhân viên, phải đến chổ Masks Save Lives để xin khẩu trang. Trong khi bệnh viên không làm ra tiền, phải cho nhân viên nghỉ việc vì không có ca giải phẫu nào. Ông làm chìa khoá nói hai bà chị y tá bị sa thải vì không ó việc trong khi ông ta cần mỗ cái gì trong bụng thì bác sĩ không dám lên tlịch để mổ.

    Vì vậy có người nói Medicare chắc sẽ bị phá sản. Bệnh béo phì và tiểu đường sẽ là mối nguy hại cho nền kinh tế trong tương lai. 30% thanh niên Mỹ ngày nay không đạt tiêu chuẩn để đăng lính vì quá béo. Mình nhớ năm ngoái đi thăm quân cảng của Mễ tây cơ, thấy lính Hải quân của Mễ, có nhiều người rất to béo. Khi chiến tranh xảy ra, mấy người này làm sao mà chạy, hoặc cầm súng bắn?
    Người ta còn dự đoán vào năm 2030, nghĩa là 10 năm nữa, 1/3 số con nít tại Hoa Kỳ sẽ bị bệnh tiểu đường. Do đó ai có tiền mua cổ phiếu thì lựa mấy công ty dược phẩm bán thuốc tiểu đường mà mua. Con nít bị tiểu đường thì bác sĩ bắt uống thuốc cả đời. Giàu to.

    Về Việt Nam, mình thấy thiên hạ nhậu, dô dô khắp nơi khiến mình thất kinh. Lý do là uống rượu sẽ có hại về sau nhất là dân da vàng dễ bị ung thư khi uống rượu do loại máu của họ.
    Khi về già, bị bệnh, vợ con phải chạy tiền nhà thương, chữa bệnh, có thể phải bán nhà cửa để lo cho cha, cho chồng. Kiểu đời cha uống rượu, đời con trả nợ mút mùa lệ thuỷ. Chán Mớ Đời

    Ai muốn biết thêm về vụ này thì lên trang nhà của Institute for Responsible Nutrition (responsiblefoods.org). Chúng ta nên tìm hiểu rõ ràng các thông tin về thực phẩm, đừng có nghe ai nói như tên nông dân Sơn Đen này, rồi tin ngay.

    Khi xưa, mình cũng bị vụ này. Bạn bè gửi email các tin tức về y tế, sức khoẻ, kêu ăn gì uống gì mà mình phải mất 25 năm mới tìm ra cách để giảm cân và giảm cái bụng phệ. Lý do là tin tức đều chỉ nói lên có một phần hay do các công ty thực phẩm "móc nối" chuyên gia của họ viết và đăng tin để quảng cáo bán hàng.

    Đi học về đầu tư, người ta cho biết không ai chăm sóc kỹ lưỡng tiền bạc của bạn bằng chính bạn. Thằng chuyên gia về tài chánh chỉ nghĩ đến tiền huê hồng của họ, tương tự như tên chở mình đi mua nhà hay tên bán bảo hiểm. Từ đó mình phải tự học, đi Seminar để mò ra cách thức đầu tư.

    Tương tự về sức khoẻ, các bác sĩ chỉ muốn nuôi bệnh nhân để có tiền cho vợ đi mua sắm nên mình phải tự tìm, đọc sách báo, đi Seminar để học hỏi thêm để về y khoa, để hiểu biết về bệnh tật.

    Người ta nói "bệnh tòng khẩu nhập" thì muốn chữa bệnh phải nghiên cứu cho cái gì vào mồm. Nếu biết tiêu thụ đường làm béo phì, tăng insulin thì bớt ăn đường lại hay ngưng luôn.

    Tóm lại, đừng có nghe em kể chuyện về những gì mà nhắm mắt tin theo. Hãy tìm kiếm sách vở để đọc vì mỗi người mỗi khác. Xong om

    Nguyễn hoàng Sơn (nông dân gốc Đà Lạt)
    Attached Files
Working...
X