Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nước Mỹ có thật là "Miền đất hứa" như là mọi người vẫn nghĩ

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Nước Mỹ có thật là "Miền đất hứa" như là mọi người vẫn nghĩ

    Tôi có thể làm được những gì mà mình muốn, nhưng xã hội nước Mỹ, và rào cản ngôn ngữ đã khiến cho tôi không thể hình dung ra được, liệu có bao nhiêu người có hoàn cảnh như tôi sau bao nhiêu lần phải dở khóc dở cười. Có người buông tay cho số phận, đành cho giấc mơ cũng chỉ là giấc mơ.

    Tôi ra đi cũng như bao nhiều người tìm đến miền đất hứa, để thực hiện một ước mơ thay đổi cuộc đời và cho tương lai con cái. Tôi luôn tin vào khả năng của chính mình.
    Tôi có thể làm được những gì mà mình muốn, nhưng xã hội nước Mỹ, và rào cản ngôn ngữ đã khiến cho tôi không thể hình dung ra, liệu có bao nhiêu người có hoàn cảnh như tôi phải bao nhiêu lần dở khóc dở cười. Có người buông tay cho số phận, đành cho giấc mơ cũng chỉ là giấc mơ. Có người sống thực tế hơn, chọn cho mình con đường an bình mặc kệ cho những nhiễu nhương thực tại.

    Qua nhiều năm định cư, tôi đã nhận ra ở Mỹ, người càng giàu lại có cuộc sống thật đơn giản và gần như không có gì gọi là phô trương, hưởng thụ. Họ chọn cho mình nơi ở vắng vẻ, ít ồn ào, còn khi ra đường có những lúc chẳng có ai biết họ là ai. Ngay cả việc ăn uống, họ cũng không tỏ ra khác biệt mấy với những người ở chung quanh. Thậm chí, họ có rất ít thời gian cho bản thân. Họ không dùng tiền để khoe khoang mà thường chia sẻ trực tiếp cho những hoàn cảnh gpa85 khó khăn.

    Cho nên những người từng có địa vị ở Việt Nam, khi qua Mỹ ít nhiều cũng bị khủng hoảng về mặt lý. Nhưng khi quen dần cuộc sống nơi này thì họ nhận ra rằng "hạnh phúc chính là mình cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại". Nếu như không yêu nghề của mình thì họ chuyển sang cuộc sống khác dễ dàng hơn, để đi nốt những đoạn đường còn lại.

    Có những lúc tôi có tự hỏi về những suy nghĩ quá khác nhau của một số người Việt. Họ nghĩ rằng người đã thành đạt phải có thật nhiều tiền, ăn mặc sang trọng, nhà lầu xe hơi, nổi tiếng, ra đường phải khác hẳn mọi người chung quanh.

    Ghé lại ngã tư đường đổ xăng, thông thường tôi trả bằng thẻ và chẳng có vấn đề gì. Nhưng hôm nay, có chút trục trặc, nên tôi phải vào trong tiệm để lấy biên lai. Người đứng bán là người Ấn Độ, hơi lớn tuổi, nụ cười phúc hậu. Tôi hỏi và xin lấy biên nhận. Ông cười và hỏi:
    - Bao nhiêu gallons?
    Tôi ngạc nhiên. Con số có sẵn trên máy tính. Tuy nhiên tôi cũng trả lời:
    - Mười hai, Chín tám.
    - Ba tám. Tám một. Ông cười, cũng chẳng nhìn vào máy tính...
    Vì tôi cũng là "người của con số", nên rất nhạy cảm chuyện này, vặn hỏi lại ông:
    - Sao ông tính nhanh quá vậy?!
    Ông lại cười và hình như muốn san sẻ nỗi lòng chăng? Tôi nán lại và nghe ông thổ lộ:
    - Tôi đây đã là một giáo sư Toán học, là giảng viên của một trường Đại học ở Ấn Độ, theo con qua Mỹ. Vì tuổi cao, không muốn đi học lại, nên không tìm được việc làm nơi đây. Ở nhà buồn quá nên ra giúp cho con tôi trông nom nơi nầy cho vui...

    Tôi cảm nhận hình như đôi mắt của ông cũng buồn hơn lời ông nói, và đôi mắt cũng thay lời để nói ra điều gì đó! Ở nước Mỹ không biết bao nhiêu người như tôi và như giáo sư Toán học kia, bây giờ lại đứng bán xăng. Hệ thống máy tính cũng không cần đến cái đầu của ông ấy nữa.

    Tôi thấy ngậm ngùi cho bao nhiêu số phận cũng giống như mình, bao nhiêu số phận đang lông bông trên miền đất hứa này. Tôi nhớ lại bộ phim "New York là thiên đàng cũng là địa ngục" mà có dịp xem khi còn sống ở Việt Nam. Kinh nghiệm sống không dành riêng cho một ai cả. Tôi sẽ cố gắng tạo ra cuộc sống bình thường nơi đây, con cái của tôi sẽ có điều kiện học hành tốt và một ngày nào đó, tôi sẽ thấy hài lòng những gì mà mình đã có được.

    Nhưng cho dù bao nhiêu chuyện xảy ra, tôi luôn tin sự lựa chọn của mình. Bởi lẽ, tôi cũng có cuộc sống mà xã hội bên ngoài luôn cho tôi cái cảm giác bình yên, để vững tâm tìm lại giấc mơ của mình, cho dù không biết sẽ kéo dài đến bao lâu.

    Con trai tôi tiếp tục đến trường, lớp dành cho "trước mẫu giáo". Từ khi bước vào môi trường mới mẻ, con trai của tôi đã phát triển khác hẳn xưa. Con trai luôn ca múa, nói với chị nó những câu tiếng Anh rõ ràng hơn và nói với mẹ những câu tiếng Việt rành rọt hơn. Còn tôi, một bác sĩ ở Việt Nam đã phải ôm cặp đi học lại ở giảng đường. Tôi quyết tâm thi lại như một đứa học trò thực thụ ở nước Mỹ.

    Đứng sắp hàng trên trường để chờ lấy bảng điểm, tôi nghe tiếng ai đó gọi:
    - Cô, cô!
    Tôi ngước nhìn lên. Cậu thanh niên này sao thấy quen quen...
    - Em đấy à, em cũng qua đây à?
    Bỗng nhiên tôi muốn khóc, khi nhìn ra cậu sinh viên K17 mà tôi từng dạy ở trường Đại Học Cần Thơ.
    - Em qua hơn hai năm rồi. Để xong việc, em và cô nói chuyện.
    - Em lấy số điện thoại đi, nhớ gọi cho cô. Giờ cô phải đi ngay!

    Thế là tôi gặp được người thân mà lại là học trò nữa, vừa là người cùng cảnh ngộ. Mừng vui lẫn lộn...
    Hai cô trò cùng đi học lại. Có chút gì bâng khuâng, có chút gì xao xuyến... An ủi nhau bằng cách nào đây? Đi một ngày đàng học một sàng khôn ư? Thua keo này, ta bày keo khác ư? Hình như có thể lấy thành ngữ và tục ngữ quê nhà để làm phép thắng lợi cho tinh thần.

    Nước Mỹ có phải là miền đất hứa hay không? Tùy hoàn cảnh mỗi người mà có sự lý giải thích hợp. Ông giáo sư Ấn Độ ở cây xăng, và cậu học trò của tôi buồn buồn tủi tủi chốn này, chẳng có thể nói thay cho ai về giấc mơ Mỹ này. Chúng tôi bắt đầu câu chuyện khác của đời mình, giữa quá khứ vội vàng ra đi và tương lai chậm rãi từng bước đi.

    Mai mốt tóc bạc da mồi, biết đâu tôi lại sẽ hồi hương. Còn hôm nay, ở nước Mỹ xa lạ, tôi không cho phép mình chồn chân mỏi gối. Ôi, người Việt và miền đất hứa với nhiều tâm tư lẩn lộn...
    Attached Files
Working...
X