Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nhường nhịn người đem lại phúc báo vô giá không ngờ

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Nhường nhịn người đem lại phúc báo vô giá không ngờ

    Tranh giành trong cuộc sống chỉ có thể làm cho bản thân trở nên cô độc, học được cách nhường nhịn thứ tha, điều mà bạn nhận được sẽ là vô giá…
    (Minh họa)

    Cuộc sống này vốn không phải chỉ để tranh đấu đấu tranh. Ngày tháng không phải chỉ dùng để chỉ trích lẫn nhau, biểu hiện của bạn càng thấp kém, hạnh phúc sẽ càng lánh xa bạn.

    Trong dân gian có câu rằng: "Kẻ ngu xuẩn dùng miệng lưỡi, người trí huệ dùng tâm. Người nhỏ mọn tranh đấu, người từ bi không tranh biện".

    Bởi vậy sống trong cõi đời này, chịu khổ cũng không phải là điều không tốt, vì có thể giúp cho bạn càng quý trọng mùi vị của sự ngọt ngào. Nhẫn nại là điều cần có, vì cuộc sống đôi lúc cần phải biết chờ đợi, không có sự yên lặng thì sẽ khó có được sự bùng nổ bứt phá. Bình thường không có gì là không tốt, vì có thể giúp cho bạn cảm nhận được sự tốt đẹp và may mắn trôi qua mỗi ngày. Nhẫn nhịn không có gì là không tốt, tha thứ cho người khác kỳ thực chính là tha thứ cho bản thân mình. Thất bại không có gì là không tốt, vì không hủy diệt được bạn mà chỉ càng làm cho bạn trở nên kiên cường mạnh mẽ hơn.
    Thất bại không có gì là không tốt, nó không hủy diệt được bạn mà chỉ càng làm bạn trở nên kiên cường mạnh mẽ. (Ảnh minh họa: weheartit.com)

    Nhường cho người ba phần không bị thiệt, người lương thiện cũng không phải là người ngu ngốc, bởi vì họ biết quý trọng nên mới có thể nhường nhịn. Người lương thiện không phải ngu ngốc, bởi vì họ có thể hiểu được nên mới có thể bao dung. Người lương thiện không phải là người sợ hãi, bởi vì không muốn làm tổn hại người khác nên mới muốn bỏ đi.

    Người nhường nhịn không hề mất đi tất cả, ngoài sự tự tôn, trước mắt họ sẽ giữ được lòng người. Người chấp nhận thiệt thòi sẽ không bao giờ bị thua thiệt, sớm muộn gì cũng sẽ có sự bù đắp xứng đáng…

    Tính nóng giận của con người rất dễ gây ra tranh đấu lớn nhỏ. Tục ngữ có câu: "Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một lúc sóng yên gió lặng". Có nhẫn mới an, nhưng con người hiện nay đa số vốn là tâm địa hẹp hòi, không thể nhẫn được, không thể nhường nhịn. Vợ chồng chỉ vì chút việc nhỏ mà cãi nhau rồi thành ra oán hận nhau, kết cục hôn nhân bị tan vỡ; trong công việc chỉ vì chút lợi nhỏ mà tranh giành đến mức kẻ sống người chết, nơi đâu cũng trở thành chiến trường.
    (Minh họa)

    Nhất là ở xã hội hiện đại ngày nay, con người qua lại với nhau chỉ cần một câu không hợp ý là bắt đầu xảy ra mâu thuẫn và tranh đấu. Người ta chẳng qua cũng chỉ để bảo vệ cho cái "danh hảo" của bản thân mà thôi, cảm thấy bản thân mình bị oan uổng hoặc bị mất mặt, cảm thấy nhục nhã không chịu nổi, phải nói ra hết cho thỏa cơn tức này, phải có kẻ thắng người thua.

    Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại có kể về câu chuyện cuộc chiến thành Troy, nguyên nhân cũng chỉ vì hai người đàn ông cùng tranh giành một mỹ nữ tên là Helen, kẻ không giành được người đẹp quá tức giận mà khơi mào ra cuộc chiến. Chính vì cái tâm lý tranh giành hơn thua của con người đã gây ra tấm bi kịch này.

    Có người cho rằng nhẫn nhịn là thể hiện của sự nhu nhược, cho nên phải vùng lên mà tranh đấu. Kỳ thực, tranh đấu mới là không vượt qua được chính bản thân mình. Người có thể nhẫn nhịn không phải là người nhu nhược, mà là thể hiện của ý chí mạnh mẽ và phẩm chất cao thượng. Họ có thể khống chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân bằng ý chí mạnh mẽ.
    TA CHỌN NHƯỜNG NHỊN KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ TA ĐANG BỊ THỤT LÙI, MÀ VÌ TA HIỂU RẰNG, "MỘT SỰ NHỊN, CHÍN SỰ LÀNH", NHỊN MỘT CHÚT SÓNG ÊM GIÓ LẶNG, LÙI MỘT CHÚT BIỂN RỘNG TRỜI CAO.

    TA CHỌN THA THỨ KHÔNG PHẢI VÌ TA NHU NHƯỢC, MÀ BỞI VÌ TA HIỂU RẰNG THA THỨ LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐỨC TÍNH TỐT ĐẸP NHẤT TRÊN ĐỜI, KHÔNG BAO GIỜ LÀ SAI LẦM CẢ.

    TA LỰA CHỌN THA THỨ CÒN VÌ MỘT NGUYÊN NHÂN NỮA, KHÔNG PHẢI VÌ TA KHÔNG GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG, MÀ BỞI VÌ TA HIỂU RẰNG MỌI CHUYỆN KHÔNG NÊN LÀM TẬN, LÀM TUYỆT.

    TA CHỌN "KHỜ KHẠO" KHÔNG PHẢI VÌ TA KHỜ KHẠO THẬT, MÀ BỞI VÌ TA HIỂU RẰNG, KHI ĐỐI DIỆN VỚI HIỂU LẦM, OAN ỨC, BẤT CÔNG THÌ KHÔNG NÊN SO ĐO TÍNH TOÁN QUÁ, CỨ NỞ NỤ CƯỜI MÀ LẶNG NHÌN THẾ THÁI NHÂN TÌNH.

    Đôi khi giả ngốc không phải là ngốc thật, mà chỉ là muốn tạo cho đối phương thêm một cơ hội nữa.

    Ta chọn chân thành và nói lời thẳng thắn là bởi vì ta hiểu rằng, những lời nói dối, trái với lương tâm chỉ dùng để đối phó tình huống, trong khi thật lòng đối đãi, nói lời chân tình mới thật sự giải quyết tận gốc vấn đề và không có hậu hoạn về sau.

    Ta trân trọng nghĩa tình không phải vì ta quỵ lụy, mà bởi vì không nhất thiết phải vứt bỏ khoảng thời gian tốt đẹp giữa chúng ta.

    Có thể có người cho rằng nhường nhịn như vậy thật quá ngốc. Nhưng nhìn từ một góc độ khác, con người ai cũng phải đối mặt với những phiền phức trong cuộc sống, nóng giận và tranh đấu chỉ khiến cho bản thân càng thêm đau khổ mà chẳng thể thay đổi được gì khác hơn. Người có tấm lòng quảng đại, không tính toán được mất hơn thua mới có thể khéo léo thoát khỏi mâu thuẫn, gặp dữ hóa lành.
    (Minh họa)

    Người xưa gửi gắm đạo lý này qua câu tục ngữ, "Bụng Tể tướng có thể chèo thuyền", con người nếu không có sự nhường nhịn và tấm lòng khoáng đạt thì không thể làm được Tể tướng, không làm nên việc lớn. Đạo lý là vậy, nhưng người ta thường vẫn bị cảm xúc khống chế, không dễ mà kìm nén được sự tức giận của bản thân mình.

    Cuộc đời vốn dĩ có nhiều điều, dù chúng ta có muốn hay không, chúng vẫn tồn tại. Thay vì tranh đấu ngược xuôi, chi bằng tĩnh lặng, nhường nhịn, thứ tha, và điều mà chúng ta nhận được chính là một khoảng trời bình lặng vô giá…
    Attached Files
Working...
X